Căng thẳng, lo âu có gây vô sinh hiếm muộn?
Bệnh nhân hiếm muộn thường gặp phải các vấn đề về stress và ngược lại, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hiện đại cũng góp phần gây ra tình trạng hiếm muộn.
Một thực tế được công nhận là rất khó để can thiệp trị liệu nhằm loại bỏ hoàn toàn stress. Có chăng là chúng ta sẽ sống chung với stress như thế nào, và làm gì để giảm bớt các căng thẳng, lo âu xảy ra trong quá trình điều trị.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), stress là phản ứng của cơ thể khi phải đối mặt với hoàn cảnh và áp lực vượt quá khả năng xử lý, thách thức khả năng đối phó của con người. Stress không phải là một bệnh, tuy nhiên stress có thể dẫn đến suy nhược về tâm lý, suy giảm hoạt động não bộ và từ đó suy nhược cả cơ thể.
Nói cách khác, căng thẳng là nguyên nhân gây ra các bệnh khác, ví dụ như trầm cảm, mất ngủ. Stress cũng là yếu tố gây tăng nặng cho các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thậm chí là ung thư. Stress cũng có thể góp phần gây ra tình trạng hiếm muộn và làm giảm hiệu quả của điều trị IVF.
Một số nội tiết phản ánh tình trạng căng thẳng như norepinephrine, cortisol, và adrenaline. Nhiều nghiên cứu khi đo trực tiếp nồng độ của các nội tiết này đều chỉ ra rằng khi nồng độ của chúng tăng lên, chất lượng noãn thu được và tỉ lệ có thai giảm đi rõ rệt. Có hai chỉ số hiện đang trở nên nóng hổi, đó là tỉ lệ duy trì điều trị và tương ứng với nó, là tỉ lệ bỏ chu kỳ. Khi người bệnh vượt qua được những khó khăn về cảm xúc sau một vài lần thất bại và kiên trì điều trị, họ sẽ sử dụng được hết tiềm năng sinh học của bản thân.
Ví dụ như việc lần lượt chuyển hết số phôi trữ đông và có thai ở lần chuyển cuối cùng – thành công sẽ không thể xảy ra nếu bỏ cuộc trước đó. Hiện khoa học đã phần nào chỉ ra được tương quan giữa stress và tỉ lệ duy trì điều trị. Đặc biệt là trên nhóm bệnh nhân tiên lượng kém, khi can thiệp để giảm mức độ stress, tỉ lệ duy trì điều trị tăng lên và tỉ lệ sinh con cộng dồn sau nhiều chu kỳ điều trị cao lên rõ rệt.
Ngược lại, tình trạng hiếm muộn thể gây ra stress. Nhiều khi, xã hội mặc định rằng không có con là một điều “bất hạnh”, làm cho cả người vợ và người chồng thấy ngại ngùng, thậm chí là đau đớn xấu hổ nếu không thể có con.
Khi phải tham gia điều trị hiếm muộn, cặp vợ chồng sẽ chuyển từ trạng thái “người bình thường” thành “bệnh nhân” – tức là người có bệnh, cơ thể có khiếm khuyết, điều này làm giảm tự tin của cặp vợ chồng.
Vào viện, áp lực về chi phí không được bảo hiểm chi trả, áp lực về thời gian và quay cuồng giữa các từ ngữ chuyên môn như “ vô sinh”, “ tinh trùng yếu”, “dự trữ buồng trứng kém”… càng làm bệnh nhân stress. Về nhà, các câu hỏi của họ hàng, bạn bè càng làm họ tăng thêm áp lực. Đàn ông, vốn được xã hội coi là phái mạnh lại có những nỗi khổ riêng. Ví dụ, rất nhiều người nhầm lẫn giữa tinh trùng yếu và yếu sinh lý.
Ngoài ra, một số nghiên cứu ở Đức và Châu Âu chỉ ra rằng, đàn ông gặp khó khăn trong việc nói ra được tình trạng căng thẳng, lo âu của mình. Khi không thể chia sẻ, mức độ của tình trạng stress lại càng tăng lên.
Thêm vào đó, phải kể đến việc giảm ham muốn trong quá trình điều trị hiếm muộn, nhiều cặp vợ chồng phàn nàn về áp lực khi phải quan hệ tình dục vì mục đích sinh sản. Một số cặp vợ chồng được tư vấn nên giao hợp vào một khoảng thời gian ấn định, khi đó người nữ và đặc biệt là người nam sẽ cảm thấy rất áp lực và giảm ham muốn tình dục.
Từ kinh nghiệm lâm sàng, nhiều bác sĩ chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân cần tập trung hỗ trợ tâm lý nhiều nhất là nhóm thất bại nhiều lần. Trong một chu kỳ, giai đoạn stress nhất là giai đoạn từ sau khi chuyển phôi đến khi thử thai. Đối với bệnh nhân thành công và sinh con sớm, gánh nặng tâm lý được gỡ bỏ.
Ngược lại, nhóm thất bại nhiều lần phải trải qua tình trạng “tàu lượn cảm xúc”. Nghĩa là hi vọng rồi thất vọng, rồi lại hi vọng rồi thất vọng… vòng quay cứ lặp đi lặp lại như vậy và những tổn thương về tâm lý của người bệnh là không thể chối bỏ.
Bác sĩ tư vấn, thăm khám cho bệnh nhân điều trị vô sinh, hiếm muộn.
Một số hướng can thiệp nhằm giảm stress cho bệnh nhân IVF được nêu ra như sau:
1. Chăm sóc tích hợp
Video đang HOT
Người bệnh hiếm muộn thường né tránh việc tìm đến chuyên gia tâm lý. Do đó, y bác sĩ Hỗ trợ sinh sản ngoài việc điều trị hiếm muộn sẽ phải kiêm thêm cả phần chăm sóc về tâm lý cho bệnh nhân của mình.
2. Hợp tác trong chăm sóc
Nhóm điều trị hiếm muộn sẽ phải bao gồm cả bác sĩ lâm sàng, điều dưỡng, lab và thêm vào đó là chuyên viên tâm lý, chuyên viên dinh dưỡng, huấn luyện viên yoga và thể chất… Tất cả đồng thuận và cùng nhau hợp tác với nhau để điều trị hiếm muộn và chăm sóc tâm lý, thể chất, dinh dưỡng cho bệnh nhân.
3. Liệu pháp nhận thức
Đây là can thiệp về nhận thức, phân tích những suy nghĩ tiêu cực của người bệnh và “sửa lỗi nhận thức”. Ví dụ: Tôi thất bại rồi, tôi bỏ cuộc thôi. => Tôi đã cổ hết sức rồi, chưa được thì nghỉ ngơi rồi cố tiếp, vẫn còn hi vọng. Đây là hướng tiếp cận quan trọng và được chỉ ra có hiệu quả cao.
Đặc biệt, bác sĩ và nhân viên y tế nên tránh nói “Anh/chị đừng căng thẳng quá”, người nghe sẽ rất bối rối khi nhận được lời khuyên như thế này, vì họ không hề muốn bị stress và câu hỏi phải làm như thế nào để giảm stress thì vẫn chưa được trả lời.
Thêm vào đó, chính những câu nói như vậy, vô tình sẽ làm bệnh nhân nghĩ có thể chính việc mình stress gây ra điều trị thất bại, tuy điều này có thể đúng nhưng việc bệnh nhân tự kết tội bản thân không giải quyết được gì cả.
4. Y học hành vi
Đây là việc thay đổi các hành vi để giảm stress và nâng cao chất lượng cuộc sống, ví dụ chú ý dinh dưỡng, giải trí, đi massage, yoga hoặc nói ra, giải tỏa được stress của mình với cộng đồng xung quanh.
Mối quan hệ giữa tâm trí và cơ thể (body and mind) vô cùng phức tạp nhưng cũng rất thú vị. Hiện nay, mặc dù với rất nhiều tiến bộ của y học, mối quan hệ giữa cơ thể và tâm trí vẫn còn có nhiều câu hỏi bỏ ngỏ. Cũng như vậy, tương quan giữa stress và IVF cũng vẫn có nhiều vấn đề chúng ta phải nghiên cứu thêm. Hiểu biết và các can thiệp ứng dụng vào mối quan hệ này có thể đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị hiếm muộn, nâng cao chất lượng trải nghiệm, tăng thêm chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Căn bệnh giấu mặt này hoàn toàn có thể khiến chị em vô sinh, nếu có 5 triệu chứng nghi ngờ đừng ngại ngần tìm đến bác sĩ
Trầm cảm và vô sinh dường như ít có liên quan với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng có thể ảnh hưởng đến nhau và đưa lại những kết quả không mong muốn.
Theo nhiều báo cáo nghiên cứu, tỷ lệ bị trầm cảm trên bệnh nhân vô sinh tương đối cao có thể lên đến 54%. Ở chiều hướng ngược lại, tác động của trầm cảm đến khả năng sinh sản chưa thực sự rõ ràng, song có nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện đáng kể tỷ lệ mang thai sau những điều trị can thiệp tâm lý.
Vô sinh thường là cuộc đấu tranh thầm lặng. Các thống kê cho thấy có khoảng 12% cặp vợ chồng gặp vấn đề về khả năng sinh sản. Mặc dù tỷ lệ vô sinh lớn song phụ nữ thường ít khi chia sẻ câu chuyện của họ. Họ phải đấu tranh với cảm giác chán nản, lo lắng, cô đơn và mất kiểm soát. Không có khả năng sinh sản tự nhiên có thể gây ra cảm giác xấu hổ, mặc cảm, tự ti.
Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và làm giảm chất lượng cuộc sống. Không ít người gặp vấn đề về sinh sản có nguy cơ bị rối loạn tâm thần đáng kể. Điều quan trọng là mọi người phải nhận biết, thừa nhận và hỗ trợ bệnh nhân đương đầu với bệnh lý và điều trị vô sinh.
Trầm cảm được chẩn đoán như thế nào?
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm lý Tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Chuyên gia Tâm thần Hoa Kỳ (APA), bệnh nhân có thể được chẩn đoán trầm cảm khi họ có 5 triệu chứng sau đây trở lên trong vòng 2 tuần gần đây (hai triệu chứng rõ nhất là khí sắc giảm và mất hứng thú):
- Khí sắc giảm, tâm trạng chán nản trong hầu hết các ngày.
- Mất hứng thú với hầu hết các hoạt động, ngay cả những sở thích cũ.
- Giảm cân hoặc tăng cân không phải do ăn kiêng có chủ ý.
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
- Kích động về vận động hoặc chậm chạp hầu hết thời gian trong ngày.
- Mệt mỏi, mất năng lượng hầu hết thời gian trong ngày.
- Cảm thấy mình vô giá trị hoặc có tội lỗi.
- Khó tập trung suy nghĩ hoặc khó ra quyết định.
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc có hành vi tự tử.
Dù vậy, một vấn đề lớn là đánh giá chính xác mức độ trầm cảm của người phụ nữ bởi đây là vấn đề khá nhạy cảm và họ thường ít chia sẻ với mọi người. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm trên nhóm bệnh nhân vô sinh có thể lên đến 35-76%.
Một vấn đề đáng lo ngại là trong 106 phụ nữ điều trị hiếm muộn được khảo sát thì có đến 9,6% có ý nghĩ hoặc cố gắng tự tử. Đây là tỷ lệ cao hơn đáng kể so với quần thể những bệnh nhân không có vấn đề về khả năng sinh sản.
Mối quan hệ giữa trầm cảm và vô sinh
Mối quan hệ giữa trầm cảm và vô sinh được biểu lộ qua nhiều giai đoạn và dưới nhiều góc độ khác nhau.
Như đã phân tích ở trên, bản thân hiếm muộn đã là nguyên nhân gây nên các vấn đề tâm lý cho bệnh nhân. Cùng với đó việc sử dụng các loại thuốc điều trị vô sinh bao gồm clomiphene, leuprolide, gonadotropin có liên quan đến các triệu chứng tâm lý như lo lắng, trầm cảm và khó chịu. Do đó khi đánh giá rất khó có thể phân biệt các triệu chứng tâm lý do vô sinh hay do các tác dụng phụ của thuốc.
Nhiều người đang bị trầm cảm mà không hề biết: Có dấu hiệu này tức là mức độ trầm cảm của bạn nghiêm trọng lắm rồi!
Vậy nên cần đánh giá các triệu chứng cũng như sự thay đổi của chúng trước, trong và sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, việc dùng thuốc cũng có thể làm tăng các triệu chứng trầm cảm, dẫn đến tình trạng bỏ trị do căng thẳng tâm lý. Từ đó có thể thấy việc đánh giá đúng tình trạng tâm lý, quan trọng là cần có những tư vấn và điều trị phối hợp trên từng bệnh nhân cụ thể.
Ngoài tác động của thuốc đến tâm lý bệnh nhân thì một yếu tố quan trọng khác chính là kết quả điều trị. Mặc dù là một quá trình tiên tiến hiện đại, tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ sinh sản đều mang trong mình rủi ro thất bại tương đối cao. Nếu bạn may mắn thành công ngày trong chu kỳ đầu tiên thì mọi thứ thật tốt đẹp. Tuy nhiên với những trường hợp không may mắn như vậy có thể tàn phá tinh thần vô cùng kinh khủng.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ và mức độ trầm cảm tỷ lệ thuận với số lần thất bại thụ tinh ống nghiệm trước đây. Ngoài ra, có 10 đến 25% thai kỳ kết thúc với không em bé nào được sinh. Đây chính là nguyên nhân gây ra tổn thương tâm lý sau chấn thương mà tiêu biểu nhất là trầm cảm.
Một trong những yếu tố luôn gây tranh cãi trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản là tác động của tâm lý có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả điều trị. Việc khảo sát mối quan hệ này gặp phải nhiều khó khăn do mọi tiêu chuẩn chẩn đoán đều dựa vào lời khai chủ quan của bệnh nhân.
Tuy nhiên đáng mừng là khi được điều trị tâm lý giúp làm gia tăng đáng kể tỷ lệ thành công trên nhóm bệnh nhân điều trị vô sinh. Do đó ta có thể khẳng định mối quan hệ giữa căng thẳng tâm lý và thất bại trong điều trị hiếm muộn. Việc can thiệp tâm lý cho phụ nữ vô sinh có khả năng làm giảm sự lo lắng trầm cảm và mang đến tỷ lệ mang thai cao hơn đáng kể.
Chẩn đoán vô sinh có thể là gánh nặng tâm lý to lớn cho bệnh nhân. Sự căng thẳng của bệnh nhân vô sinh là một vấn đề lớn. Tuy chưa có một yêu cầu chính thức về tư vấn tâm lý cho bệnh nhân vô sinh nhưng việc can thiệp tâm lý thực hành có tác dụng tốt trên nhóm bệnh nhân điều trị vô sinh và cần được chú trọng hơn nữa nếu muốn nâng cao chất lượng điều trị.
Cách tốt nhất đẩy lùi trầm cảm, tăng khả năng thụ thai
Để tăng khả năng thụ thai, các cặp vợ chồng cần biết cách điều hoà cuộc sống, cân bằng công việc. Nên giảm bớt đi những căng thẳng nơi môi trường xã hội, cố gắng đừng mang theo áp lực về nhà.
Có một số cách để giúp giảm căng thẳng như:
- Tập thể dục: yoga, đi bộ thư giãn, nhảy...
- Ngủ đủ giấc
- Uống nhiều nước
- Ăn các bữa nhỏ thường xuyên
- Xông tinh dầu giúp lưu thông khí huyết
- Dành thời gian cho những hoạt động yêu thích: đọc sách, vẽ tranh...
Điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng biện pháp nào? Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tìm đến Đông y với hy vọng đổi phương pháp để có thể đạt được mong muốn. Dù vậy, hiện tại có không ít người đang băn khoăn về việc điều trị vô sinh, hiếm muộn nên chữa bằng cách nào? Vô sinh ngày càng gia tăng ở các cặp vợ chồng trẻ Vô sinh,...