Căng thẳng Iran – Anh tăng nhiệt
Anh điều tàu chiến thứ hai đến vùng Vịnh trong bối cảnh căng thẳng với Tehran sau vụ tàu dầu Grace 1 của Iran bị bắt giữ trong vùng biển Gibraltar.
Tàu HMS Montrose của hải quân Anh Ảnh: Reuters
AFP dẫn thông báo của chính phủ Anh cho biết nước này sẽ triển khai tàu chiến thứ hai đến vùng Vịnh, trong một động thái được lên kế hoạch trước nhằm đảm bảo sự hiện diện của hải quân Anh tại một trong những tuyến đường vận chuyển dầu chiến lược quan trọng nhất trên thế giới. Như vậy, hai tàu chiến của Anh gồm tàu hộ vệ HMS Montrose và khu trục hạm HMS Duncan sẽ tạm thời cùng có mặt ở gần Iran trong ít ngày tới. Theo phía Anh, tàu HMS Duncan sẽ thay thế tàu HMS Montrosesau thời gian trên. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Anh nâng cảnh báo ở vùng biển gần Iran lên mức cao nhất. Văn phòng Thủ tướng Theresa May cũng cho biết Anh – Mỹ đang thảo luận về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Đông.
Trước đó, phía London cáo buộc 3 tàu thuộc Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cố cản trở tàu dầu British Heritage của công ty BP (Anh) lúc đang di chuyển qua eo biển Hormuz ở vùng Vịnh hôm 10.7. Theo đó, các tàu Iran chỉ rời đi sau khi tàu HMS Montrose phát cảnh báo. Chỉ một tuần trước đó, căng thẳng giữa Anh và Iran trở nên tăng nhiệt khi thủy quân lục chiến Anh bắt giữ tàu dầu Grace 1 của Iran trong vùng biển Gibraltar với lý do vi phạm lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu.
Mỹ cáo buộc Iran quấy nhiễu tàu dầu của Anh
Hãng thông tấn IRNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi hôm qua tuyên bố: “Đây là động thái nguy hiểm dẫn đến nhiều hậu quả. Không có cơ sở pháp lý để bắt giữ tàu Grace 1. Chính vì thế, thả tàu dầu ngay lập tức là lợi ích của tất cả quốc gia”. Ông Mousavi cáo buộc Mỹ gây sức ép buộc Anh bắt giữ tàu dầu Iran, đồng thời yêu cầu các quốc gia bên ngoài phải rời khỏi Trung Đông. Trước đó, Iran cảnh báo sẽ có biện pháp trả đũa nếu Anh không thả Grace 1. Tuy nhiên, thủ hiến Gibraltar, ông Fabian Picardo khẳng định chính quyền vùng lãnh thổ này tự đưa ra quyết định bắt tàu dầu Iran và không có chuyện bị nước ngoài tác động.
Giữa lúc căng thẳng giữa Iran và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì tờ The Dong-A Ilbo hôm qua đưa tin chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc triển khai lực lượng để thành lập một hạm đội chung, tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở eo biển Hormuz. Tuy vậy, Mỹ cũng quyết định không áp đặt lệnh cấm vận đối với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif vào thời điểm hiện nay. Reuters dẫn nhận định của giới quan sát rằng điều này cho thấy Washington vẫn để ngỏ giải pháp ngoại giao.
Theo thanhnien
Sốc : Iran sắp có bom nguyên tử, Mỹ, Israel "ngồi trên đống lửa"
Một cựu quan chức của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA tiết lộ, Iran chỉ cần 6 tháng nữa để sở hữu bom hạt nhân. Israel và các quốc gia vùng Vịnh "nên lo lắng" về khả năng hạt nhân mới của Cộng hòa Hồi giáo.
Iran được cho là mất 6-8 tháng để sở hữu bom nguyên tử
Theo Israel National News, ông Olli Heinonen, người đứng đầu nhóm an ninh của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và từng giữ chức Phó Tổng giám đốc của tổ chức vừa tiết lộ với Army Radio hôm 5/6 rằng người Israel không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa Iran.
"Người Israel cần phải lo lắng, và các quốc gia vùng Vịnh cũng có lý do để lo ngại. Làm thế nào các bạn có thể đảm bảo an ninh của mình nếu Iran có được khả năng hạt nhân?", ông Heinonen cảnh báo.
Trong cuộc phỏng vấn sẽ được phát sóng vào sáng thứ Năm 6/6, ông Heinonen nói rằng bất chấp tuyên bố của IAEA, Iran có thể phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng 6 đến 8 tháng.
Ông Heinonen cũng bình luận rằng, IAE đã sao lãng cuộc đua của Tehran để sở hữu được vũ khí hạt nhân. Theo ông, ngay cả quyết định của chính quyền Trump để rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), thường gọi là thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng giúp Iran thực hiện hóa các mục đích riêng của nước này.
"Người Iran có thể giải quyết các lệnh trừng phạt mới và trong thời gian đó họ đang chế tạo máy ly tâm mới", ông Heinonen giải thích.
Những tuyên bố trên của ông Heinonen được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Mỹ leo thang thổi bùng nguy cơ chiến tranh kể từ khi Tổng thống Donald Trump tháng 5/2018 rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 và tăng cường trừng phạt Tehran. Washington tháng trước triển khai nhiều tàu chiến, oanh tạc cơ B-52, tổ hợp phòng không Patriot đến Trung Đông, do nhận được tin tình báo rằng Tehran chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn lên các tàu ở vịnh Ba Tư. Hôm 24/5, Mỹ tuyên bố điều thêm 1.500 lính tới Trung Đông để chống lại các mối đe dọa từ Iran.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/6 nhấn mạnh sẵn sàng đàm phán với Iran nhưng không loại trừ khả năng phải sử dụng biện pháp quân sự với Tehran.
"Điều duy nhất là chúng tôi không thể để họ sở hữu vũ khí hạt nhân. Tôi biết rất nhiều về vũ khí hạt nhân. Tôi từng được huấn luyện và phải nghiên cứu về chúng", Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/6 nói khi trả lời phỏng vấn tại Anh, đề cập đến cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran.
Trump khẳng định sẵn sàng đối thoại nhiều hơn với Iran nhưng sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân. "Tôi có muốn chiến tranh không ư? Tôi không muốn. Tuy nhiên luôn có nguy cơ xảy ra", ông nói.
Phát biểu được Trump đưa ra chỉ vài giờ sau khi lãnh tụ tối cao Iran khẳng định sẽ không "mắc mưu" trước đề nghị đàm phán của Tổng thống Mỹ và không từ bỏ chương trình tên lửa.
Theo Danviet
Donald Trump cảnh báo 'có cơ hội' chiến tranh hạt nhân với Iran Hiện tại, chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump đã nói về cơ hội hành động của quân đội Mỹ chống lại Iran trong cuộc phỏng vấn với Piers Morgan trên Good Morning Britain trên ITV. Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Iran Rouhani. Tổng thống Mỹ Trump cho biết ông đã sẵn sàng nói chuyện với Tổng thống Iran Hassan Rouhani...