Cảng Tân Cảng-Cái Mép Thị Vải đón tàu khai thác tuyến dịch vụ CES
Tuyến dịch vụ CES có lộ trình kết nối Cái Mép Thị Vải với các cảng trên tuyến đường hàng hải Á-Âu, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ giữa thị trường khu vực châu Á và châu Âu.
Container đầu tiên được vận chuyển lên tàu REN JIAN 25. (Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn/TTXVN)
Sáng 2/5, tại cảng Tân Cảng- Cái Mép Thị Vải , thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cảng Tân Cảng -Cái Mép Thị Vải (TCTT), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức đón tàu REN JIAN 25 khai thác tuyến dịch vụ CES của hãng tàu China United Line (CU LINES) lần đầu cập cảng.
Tuyến dịch vụ CES có lộ trình kết nối Cái Mép Thị Vải với các cảng trên tuyến đường hàng hải Á-Âu. Đây là tuyến dịch vụ mới của hãng tàu CU Lines nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa mạnh mẽ giữa thị trường khu vực châu Á và châu Âu.
Video đang HOT
Tại buổi lễ, Thượng tá Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nhấn mạnh: “Tuyến dịch vụ CES sẽ đóng góp vào thành công của hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, từ đó giúp xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua các cảng Tân Cảng Sài Gòn nói chung, cảng TCTT nói riêng.”
Ông Daniel Tang, Tổng Giám đốc hãng tàu CU Lines Việt Nam chia sẻ Cảng TCTT là lựa chọn hàng đầu của CU Lines khi khai khác tuyến dịch vụ CES tại thị trường Việt Nam”.
Gia hạn xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020
Để công tác xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020 đảm bảo chất lượng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầy đủ, Bộ Công Thương vừa thông báo lùi thời hạn gửi kết quả xét chọn về Bộ Công Thương chậm nhất là ngày 20/5/2021.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 10/3/2021, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1271/BCT-XNK về việc xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020. Theo quy định tại văn bản này, các cơ quan, tổ chức xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020 gửi kết quả về Bộ Công Thương chậm nhất là ngày 20/4/2021, sau thời hạn này kết quả xét chọn gửi về Bộ Công Thương được coi là không hợp lệ.
Tuy nhiên, theo kiến nghị của một số cơ quan, tổ chức xét chọn, việc xác minh hoàn thành nghĩa vụ về thuế, hải quan và môi trường để hoàn thiện hồ sơ của doanh nghiệp liên quan đến nhiều cơ quan hữu quan, dẫn tới không đáp ứng về thời gian xét chọn theo quy định. Do vậy, để công tác xét chọn đảm bảo chất lượng, đúng quy định và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầy đủ chương trình "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2020, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2314/BCT-XNK ngày 26/4/2021 thông báo lùi thời hạn gửi kết quả xét chọn về Bộ Công Thương (thông qua Cục Xuất nhập khẩu) chậm nhất là ngày 20/5/2021.
Việc tổ chức xét chọn "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín của Việt Nam với đối tác nước ngoài.
Với mục tiêu ghi nhận đóng góp tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam năm 2020 trong việc nỗ lực vượt qua khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp triển khai Chương trình xét chọn "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020".
Việc xét chọn được thực hiện theo Quy chế xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ban hành kèm theo Quyết định số 911/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. Tại thời điểm xét chọn doanh nghiệp không bị cưỡng chế ngừng làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, không nợ đọng thuế, không vi phạm pháp luật về môi trường. Tiêu chí xét chọn về kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đối với từng nhóm hàng, tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương công bố sẽ được Bộ Công Thương hỗ trợ trong các hoạt động về xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, thương mại điện tử theo quy định.
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị: Tiếp tục các chính sách hỗ trợ để kinh tế phục hồi Theo Ngân hàng Thế giới (WB), quá trình phục hồi của kinh tế Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng còn chưa đồng đều. Các biện pháp tài khóa và tiền tệ cần được nghiên cứu tiếp tục triển khai nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn và nền kinh tế không phục hồi nhanh như dự kiến. Xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp...