Cảng hàng không đề xuất thiết bị đuổi chim hơn 1.000 tỷ đồng
Hệ thống cảnh báo trị giá 1.160 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường hạ cất cánh, song chưa nhận được đồng tình từ cơ quan quản lý.
Cuối tháng 7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trình Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không dự án cung cấp giải pháp và lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng ( FODetect) với kinh phí đầu tư hơn 1.160 tỷ đồng. Giải pháp này do Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) đầu tư và triển khai thực hiện.
Hệ thống này sẽ phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường hạ cất cánh có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay, thay thế cho phương pháp hiện tại là quan sát bằng mắt thường.
Một chuyên gia cho rằng thiết bị đuổi chim được đặt tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là chưa hợp lý. Ảnh minh họa: Đ.Loan
ACV đề xuất phương án thu hồi vốn là nhà nước sẽ thu phí cất hạ cánh và hoàn trả nhà đầu tư trong thời gian 6 năm 6 tháng với mức phí dự kiến là 35 USD với mỗi chuyến bay quốc tế và 17 USD với các chuyến bay nội địa trên toàn bộ cảng hàng không ACV đang khai thác. Thời gian thực hiện dự án từ 2016 đến 2023.
Theo ông Đào Việt Dũng, Phó tổng giám đốc ACV, trên thế giới có nhiều cảng hàng không đã trang bị hệ thống FODetect nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Hệ thống này còn giúp nâng tần suất khai thác đường hạ cất cánh sân bay Tân Sơn Nhất lên 40-42 chuyến/giờ.
Video đang HOT
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không đánh giá dự án cảnh báo, xử lý chim trời là cần thiết nhưng đề xuất của ACV còn khá sơ sài và thiếu phương án tổ chức quản lý, chủ thể khai thác… Ngoài ra, dự án không cung cấp các báo giá tham khảo cho thiết bị làm cơ sở xác định tổng mức đầu tư.
“Việc chỉ đầu tư tại 2 cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhưng lại đề xuất mức thu cho mỗi lượt hạ cất cánh từ các chuyến bay quốc tế và nội địa trên tất cả các cảng hàng không là không hợp lý”, văn bản của Cục Hàng không nêu.
Theo Cục Hàng không, dự án còn thiếu các tài liệu kỹ thuật và thông tin thiết bị nên chưa thể xác định rõ khả năng làm việc tối ưu của hệ thống này trong điều kiện thời tiết xấu, ban ngày, ban đêm; vùng không gian có khả năng phát hiện, xua đuổi chim ở hai đầu tiếp cận khi tàu bay cất, hạ cánh cũng như khả năng tích hợp, mở rộng hệ thống thiết bị.
Đánh giá về mức phí thu do ACV đề xuất, Cục Hàng không cho rằng, thời gian hoàn vốn dự án 6 năm 6 tháng là quá ngắn, cần xem xét lại và xây dựng mức thu phù hợp điều kiện và khả năng chịu chi trả của các hãng, không làm tăng thu đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các Cảng hàng không Việt Nam.
Một chuyên gia hàng không phân tích, hệ thống cảnh báo chim do ACV đề xuất đặt tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là chưa hợp lý vì khu vực này ít chim cư trú. Phần lớn máy bay va phải chim trời tại các khu vực rừng núi như sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Cà Mau… Ngoài ra, mức đầu tư thiết bị đuổi chim hơn 1.100 tỷ đồng là rất lớn so với các thiết bị khác trong ngành.
Thời gian qua, nhiều vụ chim va vào tàu bay gây mất an toàn thường diễn ra. Tổng công ty Cảng hàng không đã đưa nhiều giải pháp, thiết bị song chưa hiệu quả. Tại nhiều cuộc họp, lãnh đạo Cục Hàng không cũng thừa nhận, nhiều thiết bị đuổi chim của nước ngoài áp dụng tại các sân bay Việt Nam không hiệu quả.
Đoàn Loan
Theo VNE
Lo ngại vé máy bay tăng giá sau đề xuất tăng phí sân bay
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đơn vị đang khai thác 22 sân bay tại Việt Nam, vừa tiếp tục đề xuất tăng giá một số loại phí sân bay nội địa, điều này làm dấy lên lo ngại giá vé sẽ tăng.
Trong văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải mới đây, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất lần thứ 2 trong năm về việc tăng giá ít nhất 3 loại dịch vụ liên quan tới hành khách và các hãng hàng không khai thác các đường bay nội địa.
Theo đó, ACV kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh giá dịch vụ hạ cất cánh quốc nội bằng 50% giá dịch vụ hạ cất cánh quốc tế. ACV cũng xin điều chỉnh giá phục vụ hành khách quốc nội 2 năm/lần để có thể kinh phí cải tạo hệ thống hạ tầng nhà ga nội địa vốn đã quá tải trong điều kiện sản lượng hành khách quốc nội tăng đột biến năm qua. Doanh nghiệp này cho rằng mức giá phục vụ hành khách quốc nội hiện quá thấp, chỉ bằng 14% giá quốc tế trong khi chi phí đầu tư cảng hàng không nội địa gần như tương đương với nhà ga quốc tế. ACV muốn tăng thêm 30.000 đồng do với mức giá hiện hành, thành 100.000 đồng/khách.
Các loại phí mà hành khách không thấy như cất hạ cánh máy bay, sân đỗ đều được tính vào giá vé máy bay. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Doanh nghiệp này cũng cho rằng, chính sách giá thấp áp dụng cho các hãng hàng không trong nước như hiện nay là hình thức Nhà nước đang bù đầu vào cho các hãng hàng không thông qua ACV. Điều này thể hiện qua việc giá vé máy bay TP HCM - Hà Nội của Vietjet Air và Jetstar Pacific khoảng 865.000 đồng mỗi chiều, thấp hơn rất nhiều giá vé tàu hỏa tuyến này (từ 1 đến 1,5 triệu đồng/chiều).
"Điều này làm méo mó thị trường vận tải, tác động tiêu cực đến sự phát triển của các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường bộ trong khi công năng, tiện ích của vận tải hàng không lớn hơn rất nhiều", ông Lê Mạnh Hùng phân tích.
Với đề xuất của ACV, một chuyên gia hàng không nhận định, thời gian qua ngành hàng không đã có sự đầu tư đáng kể ở các sân nay, đặc biệt là các sân bay địa phương. Tuy nhiên việc tăng phí sân bay cần phải cân nhắc vì hàng không là lĩnh vực đặc thù, tăng phí sẽ làm tăng thêm chi phí của các hãng hàng không và ảnh hưởng đến hành khách vì đương nhiên phí sân bay sẽ phải tính vào giá vé.
Cũng theo vị này, hiện nay mức phí sân bay trong nước đã khá cao. Với chặng nội địa, nếu các hãng bán mỗi vé giá 500.000 đồng thì cộng thêm thuế, phí sân bay, phí soi chiếu, cất hạ cánh..., hành khách phải trả thêm khoảng 500.000 đồng. Với chặng quốc tế, giá vé đi châu Âu là 12 triệu đồng, cộng thêm thuế và phí của các sân bay Việt Nam và quốc tế thì giá vé máy bay lên tới 25 triệu đồng.
Ông Hùng cho rằng, hiện nay với giá vé của các hãng đã giảm, nếu nâng thuế phí chiếm tỷ trọng lớn thì càng khó khăn cho khách và hãng hàng không. Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải cần tính toán tăng phí theo lộ trình để các hãng hàng không có cơ sở tính toán kế hoạch kinh doanh.
Đại diện một hãng hàng không cũng nhận xét, giá vé hiện nay nhiều lúc giảm chỉ còn 0 đồng là do áp lực cạnh tranh, chứ các hãng trong nước đang khó khăn bù lỗ vận tải hàng không và tìm kiếm lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác. Nếu tăng phí sân bay đồng nghĩa tăng giá vé sẽ làm các hãng thêm khó khăn.
Về phía cơ quan quản lý, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, đề xuất mới đây của ACV chưa làm rõ việc cần thiết phải cần tăng giá các dịch vụ sân bay. Do đó, Bộ đã yêu cầu doanh nghiệp tính toán lại chi tiết hơn để cơ quan chủ quản xem xét.
Thứ trưởng Nhật nhìn nhận đầu tư dịch vụ nhiều sân bay địa phương hiện đang ở mức thấp, song việc điều chỉnh phí sẽ được các quan chức năng sẽ xem xét kỹ lưỡng để việc điều chỉnh giá của ACV không làm ảnh hưởng đến giá vé máy bay.
Đoàn Loan
Theo VNE
360 tỷ đồng làm kênh chống ngập sân bay Tân Sơn Nhất Trước tình trạng Tân Sơn Nhất có thể ngập gần 20 cm, uy hiếp trạm phát điện nguồn, uy hiếp an toàn bay... quận Tân Bình đề xuất làm 745 m kênh chống ngập. UBND quận Tân Bình vừa đề xuất UBND TP HCM đầu tư Dự án cải tạo mương Nhật Bản (phường 2) với số vốn 360 tỷ đồng để giải...