Càng gần smartphone, con người càng kém thông minh?
Nghiên cứu mới đây từ Mỹ chỉ ra chỉ cần ở gần điện thoại, khả năng tư duy, xử lý thông tin của con người đã kém hẳn đi.
Điện thoại thông minh được ca ngợi là thiết bị thay đổi thế giới, cung cấp cho con người kết nối liên tục với phần còn lại.
Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít rắc rối. Phần lớn người dùng đều không thể dừng truy cập Facebook, lướt qua một vài tấm ảnh trên Instagram hoặc bỏ thêm 5 phút để chơi nốt game còn dang dở.
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra sự cám dỗ của điện thoại thông minh làm giảm trí tuệ của con người, ngay cả khi họ không sử dụng nó.
Người dùng có xu hướng xử lý thông tin chậm hơn khi ở gần smartphone. Ảnh: 2Comunity.
Nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư Adrian Ward và cộng sự thuộc đại học Texas đã đo sức mạnh não của hơn 700 người dùng điện thoại thông minh.
Những người tham gia được yêu cầu hoàn thành các bài kiểm tra khác nhau, đồng thời đo lượng thông tin não họ có thể xử lý. Mỗi cá nhân được lựa chọn ngẫu nhiên để đặt điện thoại thông minh trong túi quần, trên bàn làm việc hoặc tách biệt hoàn toàn với họ.
Kết quả chỉ ra, những người có điện thoại đặt tách biệt hoàn toàn có khả năng xử lý thông tin vượt trội so với phần còn lại. Trong khi đó, người đặt điện thoại trong túi quần cũng đánh bại những người có điện thoại đặt trên bàn làm việc phía trước họ.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy ngay cả sự hiện diện của điện thoại thông minh cũng có thể cản trở khả năng xử lý thông tin của bạn. Bạn thậm chí chưa cần sử dụng nó.
“Lý do không phải vì họ phân tâm vì nhận được thông báo trên điện thoại”, Ward lưu ý. “Sự hiện diện của điện thoại đã đủ để làm giảm nhận thức của họ”, Ward kết luận. Ông khuyến cáo, nếu muốn thực sự tập trung vào công việc gì đó, người dùng nên đặt điện thoại cách xa khỏi tầm mắt của mình.
Video đang HOT
Đức Nam
Theo Zing
Loạt tranh thể hiện mặt trái của công nghệ thời hiện đại
Họa sĩ Brecht Vandenbroucke chuyên vẽ những bức tranh đầy hàm ý và nhiều tầng ý nghĩa, phảng phất ưu tư thời đại và những đổi thay trong cuộc sống công nghệ hiện tại.
Khi con người ta chết đi, niềm tiếc thương cũng sẽ thể hiện qua lượt like.
Dù là thế giới ảo nhưng ảnh hưởng là thật. Hãy cẩn trọng khi nói về người khác để chính mình cũng không bị tổn thương.
Tốn tiền để mua vé xem ca nhạc, nhiều người vẫn dán mắt vào màn hình điện thoại để chụp hình, quay phim.
Hậu quả của việc ngồi máy tính quá nhiều là cơ thể và sức khỏe dần yếu đi.
Vấn đề bản quyền ngày càng tiêu cực, ngay cả nghệ sĩ đường phố cũng không được phép hát nhạc iTunes.
Nhiều người đang đánh đu với thời gian đời mình vào việc online quá mức.
Những tập đoàn khổng lồ như Vevo dần thâu tóm các sản phẩm nghệ thuật, khiến người dùng không còn được tự do thưởng thức.
Google Maps và các dịch vụ miễn phí khác sẽ bị lạm dụng bởi những công ty trả tiền quảng cáo, và khách hàng chính là món hàng Google mang ra trao đổi.
Công nghệ dần khiến các thói quen đọc truyền thống bị vứt xó.
Các trò chơi bạo lực ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và hành động, nhất là đối với trẻ em.
Trái đất trong hình này là nơi mà người ta giết hại lẫn nhau từ phía sau.
Con người ít lắng nghe nhau, tạo ra thời đại của những anh hùng bàn phím.
Ngay cả chú hề Waldo chuyên lẩn trốn mọi người trong văn hóa Mỹ, giờ cũng phải "thét gào" tìm kiếm con người. Có lẽ họ đang vùi mình trong góc phòng cùng với chiếc máy tính của mình.
Đại Việt
Ảnh: BlazePress
Theo Zing
Điện thoại di động không gây hại cho não? Một nghiên cứu trong vòng 30 năm của Australia cho thấy không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng điện thoại di động và tỷ lệ mắc bệnh ung thư não. Theo nghiên cứu của trường Đại học Sydney, khảo sát 34.000 đàn ông và phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư não vào năm 1982 - 2012 và...