Cảng Đình Vũ (DVP): Quý 2 dự kiến chỉ lãi 55 tỷ đồng giảm 50% so với cùng kỳ 2019
Cảng Đình Vũ ( DVP) nhận định tình hình cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực Hải Phòng đang ngày càng trở lên khốc liệt hơn.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (mã CK: DVP) đã công bố nghị quyết về kết quả SXKD quý I và kế hoạch sản xuất kinh doanh quý II/2020.
Theo đó kết thúc quý I, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 106 tỷ đồng, giảm 19% và lợi nhuận sau thuế là 44 tỷ đồng, giảm nhẹ 2 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Sang quý II/2020, với sản lượng hàng hóa thông quan là 125.000 TEU doanh thu dự kiến 125 tỷ đồng, giảm 21% so với mức thực hiện quý II/2019. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 55 tỷ đồng giảm 50% so với cùng kỳ 2019.
Hiện DVP vẫn chưa công bố các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2020 tuy nhiên theo báo cáo thường niên 2019 công ty nhận định năm 2020 thị trường vận tải biển tiếp tục khó khăn, tình hình cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực Hải Phòng ngày càng trở lên khốc liệt hơn: Cảng Nam Đình Vũ sau khi đưa 04 cầu tàu vào hoạt động tiếp tục đầu tư giai đoạn 2; Cảng Mipec chuẩn bị đi vào hoạt động đầu năm 2020. Cảng nước sâu Lạch Huyện hoạt động tối đa công suất, các hãng tàu áp dụng chiến lược mới, thực hiện các phương án liên kết hợp tác khai thác, điều chỉnh cỡ tàu lớn hơn để khai thác tại Cảng Lạch Huyện…Đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng trong thời gian tới.
Công ty cho biết sản lượng thực hiện năm 2019 đạt 556.842 teus, tuy nhiên trong đó có xấp xỉ 65.000 teus là hàng từ tàu của các cảng khác gửi sang Cảng Đình Vũ để khai thác. Khi các cảng mới tiếp tục đi vào hoạt động sẽ thu hút phần sản lượng này và nguồn hàng nêu trên sẽ không còn được duy trì trong năm 2020.
Video đang HOT
Bên cạnh đó giá cước xếp dỡ container nội địa giảm và mặc dù đơn giá xếp dỡ container XNK tại KV 1 có điều chỉnh tăng nhưng vẫn còn tồn tại giá dịch vụ xếp dỡ container đối với tác nghiệp ship-side, gây khó khăn đối với hoạt động khai thác và làm giảm doanh thu của các cảng do hầu hết lượng hàng chờ xuất tàu được hạ về các bãi ngoài cảng.
Ngoài ra do thay đổi chính sách nhập khẩu của TQ và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung sản lượng hàng đông lạnh và doanh thu điện lạnh năm 2020 chắc chắn sẽ không có đột biến.
Theo đó mục tiêu quan trọng của công ty trong thời gian tới là thực hiện chính sách mềm dẻo trong quan hệ với khách hàng để giữ ổn định nguồn hàng, nguồn tàu, duy trì sự ổn định về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.
Cảng Đình Vũ được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp cảng biển niêm yết trên sàn ở khu vực Hải Phòng. Trong nhiều năm liền, biên lợi nhuận gộp của cảng Đình Vũ luôn dao động quanh 40-50%.
Sáng - tối bức tranh doanh nghiệp logistics
Tính đến thời điểm này, doanh nghiệp thuộc ngành logistics niêm yết trên hai sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính năm 2019. Bên cạnh những doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, có không ít doanh nghiệp trong nhóm này kết quả kinh doanh không được khả quan.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Một trong những doanh nghiệp có mức giảm lợi nhuận rất mạnh là Công ty CP Gemadept (GMD). Gemadept từng lọt Top 10 công ty ngành vận tải và logistics uy tín năm 2019 do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.
Kết thúc năm 2019, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, Gemadept đạt 2.640 tỷ đồng doanh thu, giảm 3% so với năm 2018; lãi trước thuế đạt 704 tỷ đồng, giảm 68% so với năm trước. Mức giảm này chủ yếu đến từ việc Công ty không còn khoản doanh thu tài chính đột biến như năm 2018 và sự sụt giảm trong hoạt động logistics. Năm 2018, Công ty phát sinh lợi nhuận từ việc chuyển nhượng 51% vốn tại Công ty TNHH CJ Gemadept Logistics Holdings, 49% vốn tại Công ty TNHH CJ Gemadept Shipping Holdings và thoái vốn khỏi Công ty CP Tiếp vận và Cảng quốc tế Gemadept Hoa Sen.
Năm 2019, Gemadept đặt mục tiêu đạt 2.800 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng nhẹ so với năm trước, lợi nhuận trước thuế hợp nhất khoảng 695 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã thực hiện được hơn 94% kế hoạch doanh thu và hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận.
Trong bối cảnh thị trường vận tải biển chìm trong khó khăn, báo cáo tài chính của Công ty CP Đầu tư và Phát triển cảng Đình Vũ (DVP) cho thấy, doanh thu thuần năm 2019 của công ty này đạt 559 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 302 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2018.
Năm 2019, Đại hội đồng cổ đông Công ty thông qua kế hoạch sản lượng 550.000 TEUs, doanh thu 650 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 286 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 25%. Như vậy, với kết quả đạt được, DVP mới chỉ hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu, nhưng vượt 5% kế hoạch lợi nhuận.
Công ty CP Container Việt Nam - Viconship (VSC) công bố kết quả kinh doanh năm 2019 với điểm đáng chú ý là mức sụt giảm lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, năm 2019, doanh thu của Viconship đạt 1.792 tỷ đồng, tăng gần 6% so với năm 2018. Mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 286 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước.
Viconship đang chịu thiệt hại từ xu hướng dịch chuyển sang các cảng nước sâu. Một số công ty chứng khoán từng dự báo, sản lượng của Viconship năm 2019 chỉ ngang bằng với năm trước, thậm chí giảm.
Một cái tên khác là Công ty CP Cảng Cát Lái (CLL) cũng công bố mức sụt giảm cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Cụ thể, năm 2019, Cảng Cát Lái đạt 361 tỷ đồng doanh thu, giảm 8% so với năm trước. Do giá vốn hàng bán giảm sâu hơn, cùng với việc doanh thu tài chính tăng trưởng, kết quả, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt gần 90 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2018.
Ngược với gam màu ảm đạm của các doanh nghiệp trên, một số công ty khác trong lĩnh vực logistics công bố kết quả sản xuất kinh doanh khởi sắc khi lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Chẳng hạn như Công ty CP Cảng Đoạn Xá (DXP), doanh thu năm 2019 đạt 151 tỷ đồng, bằng 144% kế hoạch năm, vượt 24% so với thực hiện năm 2018. Lợi nhuận trước thuế là 51 tỷ đồng, bằng 170% kế hoạch năm 2019, vượt 23% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, riêng quý III/2019, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty tăng vọt do lãi tiền gửi tăng 15% và lãi do bán chứng khoán Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ.
Năm 2020, nhóm doanh nghiệp logistics vẫn chưa đưa ra bất kỳ con số kế hoạch kinh doanh cụ thể nào. Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 cùng với những biến động lớn trong xuất nhập khẩu, nhiều chuyên gia lo ngại ngành logistics sẽ chịu những tác động không nhỏ.
Tuy nhiên, một số ý kiến lạc quan hơn cho rằng, với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sớm có hiệu lực, ngành logistics sẽ được hưởng lợi.
Nhóm phân tích của Công ty CP Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo cho rằng, cạnh tranh vẫn rất khốc liệt giữa hầu hết các cảng. Trong đó, cảng nước sâu tiếp tục đạt được mức tăng trưởng tốt. Vận chuyển trong nước sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh về giá, trong khi vận chuyển quốc tế có sự phục hồi nhẹ do thuế quan.
Hằng Nga
Theo baodauthau.vn
Cảng Đình Vũ: Lợi nhuận 9 tháng vượt kế hoạch cả năm Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) vừa có nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch sản xuất - kinh doanh quý IV/2019. Theo đó, DVP đặt mục tiêu sản lượng 135.000 teu, doanh thu phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng. Quý III, DVP...