“Căng dây đàn” Nga Mỹ nặng nề về Syria đến phút chót
Tổng thống Trump đã có các chỉ trích mạnh mẽ đối với Nga về thế trận Syria tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 73.
Theo Newsweek, Tổng thống Trump cho rằng bất kỳ đồn đoán nào về một cuộc tấn công cuối cùng tại Syria đều sẽ gây nên tai họa và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân khu vực này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:CNBC
Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh chỉ trích về việc sử dụng vũ khí hóa học và sinh học tại Syria trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 26/9. Tổng thống Mỹ đã nhắc lại với cáo buộc cho rằng, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã từng sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công tại Syria và điều này gây ra con số thương vong lớn cho dân thường. Với thông tin này, chính quyền Syria luôn bác bỏ và cho rằng đây là cáo buộc không chính xác.
“Chúng ta không bao giờ có suy nghĩ về việc sử dụng vũ khí hóa học và sinh học”, Tổng thống Trump nói đồng thời nhấn mạnh nỗ lực quốc tế đối phó với mối đe dọa này, VOA dẫn tin.
VOA trích dẫn lời Tổng thống Trump cho rằng, Nga và Iran đã hậu thuẫn chính quyền Syria làm những điều như vậy.
Cả Nga và Iran trong thời gian dài luôn bác bỏ các cáo buộc này của Tổng thống Trump và cho rằng không bao giờ có suy nghĩ về một cuộc tấn công vũ khí hóa học và không bao giờ mong muốn ảnh hưởng đến dân thường tại Syria. Nga luôn bày tỏ lập trường mong muốn hợp tác chặt chẽ với Washington để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của lực lượng khủng bố ở Syria.’
Video đang HOT
Trong khi đó, Washington liên tục đưa ra tuyên bố việc đáp trả thích đáng nếu bất kỳ cuộc tấn công vũ khí hóa học nào diễn ra tại Syria. Mỹ cho rằng sẽ ra sức ngăn chặn cuộc tấn công lớn và được mô tả giống như một thảm họa nhân đạo.
Trong một cuộc thảo luận bên lề của Đại hội đồng LHQ, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đưa ra gợi ý nỗ lực chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong bối cảnh những lực lượng cực đoan được cho là đã nắm giữ nhiều cơ sở vật chất tối tân tại Syria.
Theo toquoc
Mỹ làm lộ toan tính của Pháp tại Syria
Sau bức ảnh Mỹ đăng tải làm lộ vai trò của Pháp tại Syria, người ta mới hiểu rõ hơn những toan tính thực từ chính quyền của Tổng thống Macron.
Theo Newsweek, trên tài khoản Twitter chính thức của Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ tham gia chiến dịch chống tổ chức khủng bố IS tại Iraq và Syria đã chia sẻ một số bức ảnh hôm 12/9 gây bất ngờ lớn và làm lộ vai trò của Pháp trong cuộc chiến này.
Căn cứ vào hình ảnh được công bố cho thấy, binh sĩ Mỹ đang nạp đạn súng cối, đằng sau là một phương tiện bọc thép hạng nhẹ của Pháp tại tỉnh Deir Ezzor miền Đông Syria.
Dù hình ảnh bị gỡ bỏ ngay sau đó khỏi tài khoản nhưng một số người dùng mạng đã nhanh chóng tải về, trong đó có đài truyền hình France 24 thậm chí còn phát sóng sau đó đúng 1 ngày.
Xe bọc thép Pháp xuất hiện tại Syria.
Chuyên gia người Pháp Wassim Nasr cho biết, nhấn mạnh những bức hình này mới được chụp tháng trước ở gần làng Al-Baghouz, sát biên giới Iraq. "Hôm nay chúng ta có có bằng chứng xác nhận về sự tham gia trực tiếp của lực lượng đặc nhiệm Pháp tại khu vực".
Chiếc xe của Pháp xuất hiện trong bức ảnh nhanh chóng được xác định là Nexter Aravis - loại xe bọc thép này chỉ được quân đội Pháp và quân đội Saudi Arabia sử dụng.
Điều đặc biệt là trước đó, một số báo cũng đã đưa tin phát hiện xe bọc thép Aravis có gắn cờ Pháp tại khu vực Syria do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) kiểm soát. Nhưng những hình ảnh do Mỹ đăng tải cho thấy có thể binh sĩ Pháp đã được điều động ra tiền tuyến, chuẩn bị cho một cuộc đẩy lui IS cuối cùng tại Syria.
Vậy Pháp có toan tính gì khi điều động binh lực đến Syria? Một số chuyên gia chuyên nghiên cứu về tình hình Trung Đông cho rằng, Tổng thống Pháp Macron đang muốn nâng tầm cho nước Pháp bằng cách học Mỹ từ cuộc chiến Syria.
Theo nhận định này, sau khi nước Anh rời khỏi EU, Pháp trở thành cường quốc hạt nhân duy nhất trong EU và cũng là nước duy nhất của EU là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đây là lợi thế rất lớn cho Pháp và nước này đã chọn biến lợi thế "2 duy nhất" thành ưu thế cho Paris. Sau khi đột phá vào quan hệ với Nga không thành công vì rào cản Mỹ, Paris đã quyết quay lưng với Moscow, để nối gót Washington.
Tưởng chừng Mỹ và Nga sẽ cò cưa trong cuộc chiến chống khủng bố, tạo điều kiện cho Pháp thực hiện nước đi của "điệp viên hai mang" với đối tác-đồng minh, song không ngờ Moscow và Washington đều có những nước đi riêng.
Điều đó khiến cho việc kết hợp với Nga chỉ là "theo đóm ăn tàn", trong khi Mỹ có ý định nhường lại vị thế của mình trong bàn cờ Syria cho các đồng minh "lắm tiền nhiểu của" ở Trung Đông, khiến Paris chưng hửng.
Chính quyền Tổng thống Macron đã có những chuyển động chạy chỗ trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Lebanon, giúp kịch bản của Mỹ được hoàn hảo, từ thuyết phục Thủ tướng Hariri vờ từ chức đến tổ chức Hội nghị quốc tế Paris tài trợ Lebanon.
Tuy nhiên, dường như những hành động đó của Paris là chưa đủ để Washington có thể "chọn mặt gửi vàng" cho Paris. Vì vậy, buộc Macron phải "trổ tài thao lược của một ma thuật chính trị", theo CNN.
Những tưởng cùng với Washington và London không kích Syria nhằm trừng phạt Damascus trong "sự kiện vũ khí hóa học", sẽ có được niềm tin của đồng minh bên bờ tây Đại Tây Dương, song Trump cũng là ma thuật chính trị nên Paris vẫn chưa đạt ý nguyện.
Và cuối cùng Macron đã chọn "cầm đèn chạy trước ô tô", khi âm thầm thực hiện điều động binh lực tham chiến tại Syria. Rõ ràng, với hành động mới nhất của chính quyền Pháp cho thấy sự đồng điệu giữa Paris và Washington trong vấn đề vũ khí hoá học của Syria dường như đã vượt trên sự đồng điệu giữa Washington và London trong "phi vụ Skripal".
Song, theo giới phân tích, với "lối hành xử có phần láu cá" của chính quyền Macron, ước vọng của vị tổng thống này về nâng tầm cho nước Pháp từ ván cờ Syria khó có thể thành công bởi không chỉ vì rào cản Nga, mà còn có cả rào cản từ Mỹ.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Trung Quốc sử dụng cảng của Israel: Mối đe dọa cho nước Mỹ? Một công ty Trung Quốc đang lên kế hoạch điều hành cảng Haifa của Israel, điều có thể đe dọa hoạt động hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải, theo các báo cáo mà một vị tướng Israel chuyển cho tờ Newsweek Tàu sân bay Iwo Jima cập cảng Haifa hồi tháng 3 - Ảnh: Getty Images Trung Quốc đã tích cực lập...