Càng cua, món quê mà nhớ mà thương
Hồi nhỏ, chị tôi từng đố “ Càng cua không phải càng cua mà càng cua là thứ gì?”. Tất nhiên là tôi ngẩn tò te. Khi nghe giải đố “ rau càng cua”, tôi đập đùi cái chách, nói xíu nữa em giải ra rồi.
Càng cua là loài rau hoang dại nên dễ tính nhất… quả đất! Từ xó rào đến bờ giậu, từ góc hè đến chân móng nhà, chỗ nào hơi ẩm là chỗ đó mọc lên rau càng cua. Nhất là trong những chậu cảnh, rau càng cua yên tâm mà xanh cành tốt lá, tốt đến mức tràn cả ra ngoài chậu, gần chạm đất mới giật mình vươn ngọn lên.
Mới tuần trước, từ nước ngoài về, nhỏ bạn tíu tít nhắc nhớ những kỷ niệm thời học phổ thông. Mạch ký ức đứt quãng khi bạn nhìn ra khoảnh sân có nhiều cây cảnh rồi reo lên: “Rau thương rau nhớ đây rồi!”. Thì ra loại rau mà nó cho là thương là nhớ chính là rau… càng cua.
Video đang HOT
Hẳn là bạn tôi nhớ những ngày hè cắm trại, thi nấu ăn lớp nào cũng có món rau càng cua bóp chanh hoặc giấm, tùy vào túi tiền của lớp mà trộn thêm thịt bò, tôm hoặc trứng vịt. Ngoài việc cung cấp dưỡng chất cho con người, một món ăn giản đơn nào đó đôi khi có thể đi vào… trái tim theo “con đường kỷ niệm” để trở thành những rung động tình cảm. Và loài rau có lá hình trái tim xanh là một món ăn như vậy.
Rau càng cua giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan
Chiều hôm ấy, đứa nào cũng gõ trán để nhớ lại rau càng cua mọc ở bờ mương nọ, hàng rào kia… rồi tỏa đi. Mới vài chục phút đã có ngay một nón rau càng cua xanh tốt. Việt kiều được nhóm bạn quê đãi “món nhớ món thương”. Chiều theo khẩu vị của bạn, chúng tôi làm món rau bóp chua ngọt. Tính cho tôm, thịt vào rau cho “sang” nhưng bạn lắc đầu cười cười, nói rau đã “trộn”… càng cua rồi, tôm thịt chi tốn kém, tao chỉ thích điểm thêm vài chút chả trứng gà thôi.
Mà thật vậy! Cái chua nhẹ hều của rau càng cua là cái chua thoáng qua, phối với cái chua “chuyên nghiệp” của chanh đã tạo thành vị chua dịu dàng rất lâu tan trên đầu lưỡi. Thân rau mọng nước, giòn từ gốc đến ngọn, ngòn ngọt từ ngọn đến gốc và thoảng chút hăng hăng mùi thảo dược. Lá rau rất mềm nhưng không hề nhũn, vị thơm nhè nhẹ mà vấn vương ghê lắm. Những lát chả trứng beo béo tuy không là điểm nhấn nhưng có tác dụng… xua tan “bầu không khí” đơn điệu trong đĩa rau.
Không như các loài rau khác phải bỏ công phân bón tưới tắm hằng ngày, rau càng cua vẫn “tự lập” và giản dị… Không ai trồng tỉa, chăm sóc, rau vẫn tự mọc, bò dọc bò ngang, bám chặt đất quê mà sống, mà xanh. Nhỏ bạn xa xứ nói càng cua là rau nhớ rau thương ngẫm ra không phải là không có lý.
Theo Thanhnien
Thương nhớ những món bánh quê
Sự ồ ạt của các hiệu đồ ăn nhanh và những món quà vặt lạ miệng khiến bánh dân gian dần bị "lép vế".
Những món bánh nhiều vô kể, thường được gọi với cái tên chung là bánh quê, bởi chúng "quê" từ tên đặt, giản đơn về thành phần cho đến giá cả rất bình dân, nhưng lại đọng mãi trong ký ức của nhiều người cả hương, sắc của ẩm thực truyền thống.
Bánh quê mà kể tên thì có đến trăm món, đa dạng từ cách thức chế biến như: nướng, hấp, chiên, gõ khuôn khô... đến phân loại thành bánh ngọt, bánh mặn. Thú ăn bánh quê cũng đủ kiểu, dùng trong lúc buồn miệng, thay cho bữa sáng, đãi khách khi nhà có tiệc, giỗ quảy. Không chỉ là món ăn chơi, có loại còn được làm để bán và "cách tân" chút ít để hình thức hấp dẫn và ngon miệng hơn. Nhiều gia đình đến nay vẫn nhờ vào nghề làm các loại bánh quê để mưu sinh.
Các loại bánh dân gian
Ở thị trấn Phú Mỹ (Phú Tân), ngôi nhà lọt thỏm trong hẻm 1 của bà Phạm Thị Hương ngày ngày vẫn dậy mùi thơm ngọt ngào của hơn chục loại bánh nướng. Bà Hương biết làm bánh từ thời con gái, đến nay đã 60 tuổi, tài làm bánh giúp cả gia đình bà ổn định đời sống. Giữa nhịp sống hiện đại, các loại bánh có tên gọi tượng hình như: con nhím, con cá, bánh bột đậu, bánh in, bánh quai vạt, bánh quế... do cơ sở của bà sản xuất vẫn rất được ưa chuộng. Hàng ngày, lò bánh cung cấp hơn 100 cái mỗi loại cho các mối lấy số lượng sỉ phân phối trong và ngoài tỉnh. Một bịch bánh chục cái giá chỉ mười mấy ngàn đồng, là món quà vặt cho học sinh, hay món ăn chơi lót dạ của dân lao động. Để giữ nghề và khẳng định uy tín, bà Hương đăng ký kinh doanh, gửi mẫu đi kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài hỗ trợ của máy trong công đoạn nướng, còn lại hầu như đều làm thủ công. Bà tỉ mỉ từ việc chọn nguyên liệu cho đến các bước chế biến: dừa được sên kỹ lưỡng làm nhân bánh nhím, bánh quai vạt; còn đậu xanh, trứng, đường phải pha trộn chục mẻ như một theo kinh nghiệm để đổ bông lan, con cá...
Những loại bánh nướng bình dân như: bánh nhím, con cá, bánh gai... vẫn được cơ sở của bà Hương sản xuất mỗi ngày
Nhiều loại bánh phổ biến như: bánh bò, bánh bèo, bánh da lợn, bánh đúc, bánh tằm khoai mì, bánh chuối, bánh cuốn nhân dừa, nhân đậu... hiện nay vẫn được làm bán nhưng chỉ khiêm tốn nép ở một góc chợ, hoặc đẩy xe len lỏi ở những vùng quê, thành thị. Thỉnh thoảng có những hội thi, gánh hàng rong tổ chức vào dịp lễ, Tết, bánh quê được ưu tiên xuất hiện, thu hút khách qua lại thưởng thức. Với "cơ ngơi" là chiếc xe đẩy cải tiến, chị Nguyễn Thị Hiền làm khoảng chục loại bánh bán quanh TP. Long Xuyên. Chị Hiền trần tình: "Bánh bình dân này giờ ít người làm lắm, ăn có bao nhiêu mà cực công và mất thời gian, nên người ta chuộng ra chợ mua sẵn cho tiện. Nhờ vậy, xe bánh của tôi mới có khách ủng hộ. Ngày xưa đâu có màu phẩm công nghiệp như bây giờ, bà con chỉ sử dụng cây lá, rau củ từ vườn nhà có sẵn để tạo màu, vừa ngon vừa an toàn, như: màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu vàng của bột đậu xanh... thêm mùi thơm thanh nhẹ rất khó lẫn lộn". Bởi, cây lá đem lại hương vị riêng cho mấy loại bánh quê nên theo nghề chục năm nay, chị Hiền vẫn trung thành với công thức làm truyền thống, không ham phẩm màu để nhanh gọn, không dùng các loại bột can thiệp vào độ dai, mềm của bánh đúc, bánh chuối thay cho công khuấy bột, canh lửa trên bếp như một số người làm theo cách hiện đại. Đặc biệt, mỗi người làm còn có "bí quyết", kinh nghiệm riêng để hơn nhau ở cách làm nước cốt dừa - thành phần không thể thiếu tạo nên sự quyến rũ của các loại bánh ngọt. Ở thành thị chứ xe bánh quê của chị vẫn giữ giá bình dân, từ 10.000-20.000 đồng/hộp. Buổi sáng, từ chợ phường Mỹ Xuyên trở vào trường đại học rồi đến bệnh viện là xe bánh hết sạch. Chị còn được một số khách đặt hàng làm bánh số lượng nhiều vào các dịp lễ hoặc tiệc riêng của gia đình.
Trẻ con ngày xưa thỉnh thoảng được mẹ đãi một bữa bánh tại nhà là đã mừng rỡ như dự một "bữa tiệc" đặc biệt. Những chiếc bánh dù đạm bạc, quê mùa, tuy không cao sang nhưng luôn nức lòng người thưởng thức. Dù hiện nay không còn mấy ai làm phổ biến, những loại bánh dân dã thỉnh thoảng được mua để ăn chơi, lót dạ lúc lỡ bữa nhưng bánh quê vẫn có một giá trị, vị trí riêng trong văn hóa ẩm thực các làng quê.
Món ngon giải nhiệt từ bí đỏ Bí đỏ không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp làm đẹp da, thanh nhiệt. Hãy nhanh tay làm những món ngon từ bí đỏ nhé! Súp bí đỏ Nguyên liệu: 500 g bí đỏ100 g thịt hun khói1 thìa súp bơ1 thìa cà-phê tỏi xay600 ml nước dùng100 ml kem tươiHạt nêmTiêu trắngDầu ăn. Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt,...