Căng biểu ngữ đòi nợ
Sau nhiều tháng đòi nợ bất thành, nhiều người căng biểu ngữ trước nhà nữ thiếu úy cảnh sát để gây áp lực.
Chiều 13/3, trước nhà thiếu úy Nguyễn Thị Thanh Phượng (cán bộ Phòng Cảnh sát bảo vệ an ninh xã hội của tỉnh Sóc Trăng vừa bị tạm đình chỉ công tác) thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, xuất hiện 3 phụ nữ căng biểu ngữ đòi nợ hơn một tỷ đồng.
Công an xã An Hiệp đã mời những người này về trụ sở làm việc, ra quyết định xử lý về hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác.
Cô giáo Thanh (trái) với người làm công trước đây của bà Phượng căng biểu ngữ trước nhà nữ cảnh sát này để đòi nợ. Ảnh: Thiên Phước
Trong nhóm này có một người từng học phổ thông chung với thiếu úy Phượng là chị Trần Thị Cẩm Tú (27 tuổi) ở phường 6, TP Sóc Trăng. Theo chị Tú, một năm trước Phượng đến nhà khoe có quen với cán bộ ngân hàng nên bảo đưa tiền để mang đi cho vay đáo hạn ngân hàng kiếm lời. Chị Tú hoài nghi, Phượng giải thích rằng vừa mua xe hơi hết tiền, nếu không đã tự bỏ tiền kiếm lãi.
“Tin lời bạn tôi vay ngân hàng và người thân đưa cho Phượng 430 triệu đồng, nhưng không làm giấy tờ, chỉ ghi âm. Sau thời gian nhận tiền khoảng một tuần, Phượng gửi tôi tiền lãi được vài lần rồi thôi cho đến nay”, chị Tú kể.
Cùng căng biểu ngữ đòi tiền còn có Lê Hoàng Thanh, giáo viên mầm non ở TP Sóc Trăng, nơi nữ thiếu úy cảnh sát từng gửi con. Chị Thanh cho biết trước đây ham lãi cao nên hỏi mượn 1.000 chân hụi ngày với tổng số tiền trên 400 triệu đồng đưa cho Phượng, nhưng chỉ làm giấy nợ 270 triệu đồng. Theo chị Thanh, đến nay thiếu úy Phượng chỉ mới trả được 85 triệu đồng.
Video đang HOT
Khi nhận được đơn tố cáo của các chủ nợ, Phòng Cảnh sát Bảo vệ an ninh xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng, đã lập biên bản thể hiện nữ thiếu úy nợ 6 người gần 1,2 tỷ đồng. Sau đó Phượng ghi ý kiến “đề nghị các chủ nợ kiện ra tòa” nhưng các chủ nợ cho rằng đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy nữ thiếu úy bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ.
Theo VNExpress
Những băng rôn thâm thúy của CĐV Super League
Khán giả của giải vô địch quốc gia tỏ rõ sự am tường nội tình bóng đá nước nhà với nhiều câu "bất hủ".
Việc nhập nhằng việc chuyên nghiệp hóa của các đội bóng do VFF đưa ra ở mùa giải 2010 khiến hai đội hạng Nhất là Than Quảng Ninh và Bình Định bị mất suất thăng hạng oan uổng. Chính vì thế, trong trận tranh play-off của mùa giải, trên khán đài đã xuất hiện những tấm băng rôn khen đểu VFF nhại theo slogan của một sản phẩm đặc trưng chỉ dành cho chị em. Ảnh: SGGP.
Cuối mùa giải 2010, Hà Nội T&T hoàn thành nhiệm vụ giành chức vô địch V-League để làm quà mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng, chức vô địch của đội bóng thủ đô luôn bị dè bỉu. Ở vòng 24, một tấm băng rôn gây sốc xuất hiện trên sân Ninh Bình. Ảnh: SGGP.
Để đối phó với khả năng số lượng CĐV Hải Phòng tới sân Hàng Đẫy cổ vũ đội nhà ở vòng 9 V-League 2011, CLB Hòa Phát quyết định tăng giá vé lên gấp 8 lần. Ảnh: HPFC.
"Có nhất thiết phải tăng giá vé như thế" là nội dung băng rôn phản đối của CĐV Hải Phòng khi tới Hàng Đẫy xem bóng đá. Ảnh: ĐH.
Gần đây, bản hợp đồng bản quyền truyền hình Super League có thời hạn tới 20 năm giữa VFF và AVG cũng bị CĐV mang ra làm trò cười. Ảnh: Người Đưa Tin.
Khán giả Lạch Tray ủng hộ VTC khi đài này bị ngăn cản tới sân tác nghiệp. Ảnh:VTC.
Những vòng đấu cuối của mùa giải thường xuyên diễn ra tiêu cực với nạn xin cho, mua bán điểm số. Các CĐV tỏ rõ sự chán nản trước sự bất lực của VFF. Ảnh: Hương Mai.
CĐV Hải Phòng trêu trưởng giải Super League Trần Duy Ly sau phát ngôn hớ hênh của ông. Ảnh: Thế Hà.
CĐV Hà Nội phản đối kết luận của Thanh tra trong vụ bản quyền truyền hình. Ảnh: Ngọc Thế.
Chủ tịch VFF và các quan chức tới sân xem bóng đá và bị CĐV phản đối thâm thúy. Ảnh: HPFC.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Văn mẫu ngày khai trường: 'Nhiệt liệt chào mừng' Lễ khai giảng từ lâu đã trở thành một sự kiện trọng đại của toàn xã hội. Do vậy, cũng dễ hiểu khi vài năm gần đây, đích thân giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM ký văn bản "về chuẩn bị khai giảng năm học mới", phổ biến chỉ đạo của mình đến hơn một ngàn trường học tại TP. Lê khai giang năm...