Canada nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ với ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong thông cáo báo chí ngày 5/8, Ngoại trưởng Canada Marc Garneau khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Canada đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ông Marc Garneau. Ảnh: ctvnews.ca
Ngoại trưởng Marc Garneau nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ giữa Canada và ASEAN, dựa trên quan hệ đối tác lâu dài vì lợi ích chung, đồng thời đề cập đến các cơ hội để tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực, bao gồm chính trị và an ninh, kinh tế và thương mại, đặc biệt là khả năng tiến tới một Hiệp định Thương mại Tự do Canada-ASEAN.
Ngoại trưởng Marc Garneau nhắc lại rằng Canada luôn ủng hộ mạnh mẽ và là đối tác đáng tin cậy của ASEAN. Canada sẽ tiếp tục thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng với sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, nhấn mạnh sự ủng hộ đầy đủ của Canada đối với Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về việc tìm ra giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Ngoại trưởng Canada khẳng định cam kết của Ottawa trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với ASEAN để đạt được những tiến bộ hơn nữa trong thời gian tới.
Là đối tác đối thoại của ASEAN từ năm 1977, Canada đã và đang đóng góp các nguồn lực quan trọng để thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực. Kể từ năm 2000, Canada đã cung cấp gần 3,7 tỷ CAD (2,96 tỷ USD) hỗ trợ phát triển tại ASEAN và các quốc gia thành viên. Giá trị trao đổi hàng hóa giữa Canada và ASEAN đạt 26,6 tỷ CAD trong năm 2020, giảm nhẹ so với mức 27,2 tỷ CAD trong năm 2019 do tác động của đại dịch COVID-19. Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, ASEAN là đối tác lớn thứ 5 của Canada trong năm 2020.
ASEAN – trung tâm của cấu trúc an ninh khu vực châu Á – hiện đại diện cho một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2009, Canada đã bổ nhiệm Đại sứ tại ASEAN và thông qua Tuyên bố chung về quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada. Canada có cơ quan đại diện ngoại giao tại 10 quốc gia thành viên ASEAN.
Hội đồng Bắc Cực cam kết chống lại sự ấm lên toàn cầu
Các nước Bắc Cực cam kết chống lại sự ấm lên của Trái Đất và bảo vệ hòa bình trong khu vực trong bối cảnh tầm quan trọng về địa, chính trị ở khu vực này ngày một gia tăng. Cam kết trên được đưa ra ngày 20/5 tại hội nghị cấp bộ trưởng các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực (gồm Iceland, Nga, Mỹ, Đan Mạch, Canada, Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan) đang diễn ra ở thủ đô Reykjavik của Iceland.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC ngày 12/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: "Chúng tôi cam kết thúc đẩy một khu vực Bắc Cực hòa bình, nơi đang diễn ra sự hợp tác về khí hậu, môi trường, khoa học và sự an toàn". Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ cũng nhấn mạnh tới vấn đề đảm bảo pháp quyền để Bắc Cực tiếp tục là một khu vực không có xung đột và là nơi các nước hành xử một cách có trách nhiệm. Ngoại trưởng Blinken cũng chú trọng thảo luận về cuộc chiến chống lại tình trạng ấm lên của Trái Đất.
Về phần mình, Ngoại trưởng Canada Marc Garneau cho rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với các nước ở khu vực này. Còn Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod nhấn mạnh các nước có nhiệm vụ đẩy mạnh sự hợp tác về khí hậu vì lợi ích của người dân đang sinh sống ở Bắc Cực.
Các ngoại trưởng đưa ra cam kết trên sau khi một báo cáo được Chương trình giám sát và đánh giá Bắc Cực (AMAP) công bố cùng ngày trước đó cảnh báo nhiệt độ ở Bắc Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với cả Trái Đất nói chung từ năm 1971 đến năm 2019.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi các nước Bắc Cực đưa các vấn đề quân sự vào các cuộc thảo luận giữa các nước về tương lai của khu vực này. Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ: "Điều quan trọng là phải mở rộng các mối quan hệ tích cực mà chúng ta có trong Hội đồng Bắc Cực, cũng bao gồm cả lĩnh vực quân sự". Bên cạnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng bày tỏ lo ngại về sự triển khai binh sĩ nước ngoài ở Na Uy, gần biên giới Nga.
Na Uy, nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có đường biên giới ngắn với Nga, tháng trước đã cho phép Mỹ xây dựng nhiều cơ sở tại 3 sân bay và một căn cứ hải quân.
Hội đồng Bắc Cực được thành lập năm 1996 để thiết lập đối thoại hòa bình giữa các nước Bắc Cực và người dân bản địa về các vấn đề như bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhưng các vấn đề quân sự và an ninh lại bị loại trừ. Tuy nhiên, căng thẳng đã gia tăng ở khu vực Bắc Cực trong những năm gần đây, khi các nước trở nên cảnh giác với hoạt động quân sự của nhau ở khu vực này.
"Công chúa" Huawei tranh tụng vòng cuối nhằm chống lệnh dẫn độ sang Mỹ Giám đốc tài chính Huawei ngày 4/8 đã trở lại tòa án Canada để bắt đầu vòng tranh tụng cuối cùng nhằm chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ. Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Reuters). Theo AFP , vòng tranh tụng cuối cùng diễn ra tại tòa án British Columbia, Canada dự kiến kéo dài đến ngày 20/8. Vòng...