Canada điều tra vụ 38 con chó chết trên máy bay
Hải quan Trung Quốc đình chỉ nhập các sản phẩm gia cầm từ một nhà máy chế biến thịt của Tyson có trụ sở ở Mỹ, do lo ngại nCoV.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm 21/6 thông báo quyết định này trên website, sau khi Tyson xác nhận một cụm dịch Covid-19 tại nhà máy chế biến ở Springdale, bang Arizona, Mỹ. Tyson Food là một trong những công ty thịt lớn nhất thế giới.
Gary Mickelson, phát ngôn viên của Tyson, cho biết công ty đang xem xét vấn đề, phối hợp với nhà chức trách Mỹ để đảm bảo mọi sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của chính phủ.
“Điều cần lưu ý là Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ hay Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đều nhất trí rằng không có bằng chứng cho thấy sự lây truyền của Covid-19 liên quan đến thực phẩm”, Mickelson cho biết.
Tuần trước, Bắc Kinh cũng đã đình chỉ các sản phẩm từ Toennies, nhà chế biến thịt lợn Đức, sau khi hàng trăm công nhân nhà máy bị phát hiện nhiễm ncoV.
Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ, cầm máy đo thân nhiệt, kiểm tra xe ra vào chợ Tân Phát Địa, Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 19/2. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trung Quốc tăng cường giám sát thực phẩm nhập khẩu sau một loạt các ca nhiễm nCoV mới được ghi nhận ở thủ đô nước này hơn một tuần trước. Đợt bùng phát được cho là có liên quan tới Tân Phát Địa, chợ đầu mối nông sản quy mô lớn nhất Bắc Kinh, với hàng nghìn thương nhân tới giao dịch mỗi ngày.
Giới chức Trung Quốc tuyên bố phát hiện dấu vết nCoV trên một thớt cá hồi ở chợ Tân Phát Địa và bày tỏ nghi ngờ nguy cơ virus lây nhiễm qua thực phẩm nhập khẩu. Động thái này khiến nhiều người tiêu dùng Trung Quốc “tẩy chay” cá hồi nhập khẩu.
Bắc Kinh còn tăng cường xét nghiệm nCoV đối với các sản phẩm thịt, hải sản, đồ tươi sống, một số cảng đã cho mở cả các container thịt để xét nghiệm nCoV. Hải quan Trung Quốc tuần trước yêu cầu tất cả các đơn vị xuất khẩu thực phẩm vào nước này phải cam kết sản phẩm của họ không nhiễm nCoV.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 9 triệu người nhiễm, gần 471.000 người chết. Trung Quốc hiện ghi nhận hơn 83.000 ca nhiễm, hơn 4.600 ca tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết 21/6 là ngày ghi nhận ca nhiễm nCoV mới cao kỷ lục với 183.020 trường hợp, chủ yếu ở khu vực Bắc và Nam Mỹ, với hơn 116.000 ca. Kỷ lục trước đó được ghi nhận ngày 18/6 với 181.232 ca nhiễm.
Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu tại Bắc Kinh
Bắc Kinh yêu cầu mọi trường hợp muốn rời thành phố này phải có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Trong khi đó, Victoria - bang đông dân thứ hai của Úc - kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 4 tuần
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm 21-6 thông báo nước này ghi nhận thêm 26 ca mắc Covid-19, trong đó có 22 ca tại thủ đô Bắc Kinh. Trong 4 ca mắc còn lại, 3 ca đến từ tỉnh Hà Bắc lân cận nhưng cũng liên quan đến chợ Tân Phát Địa (Xinfadi) ở TP Bắc Kinh.
Theo Reuters, hơn 10% trong tổng số 22,5 triệu cư dân Bắc Kinh đã được xét nghiệm Covid-19 trong vài tuần trở lại đây. Từ ngày 13 đến 19-6, gần 2,3 triệu ca xét nghiệm đã được tiến hành bởi khoảng 7.500 nhân viên y tế tại gần 2.100 địa điểm trên khắp Bắc Kinh.
Thủ đô Trung Quốc đã quay lại trạng thái phong tỏa một phần nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 (gây dịch Covid-19), đóng cửa không chỉ ổ dịch Tân Phát Địa mà còn nhiều trường học và khu dân cư. Bất cứ ai làm việc hoặc đến khu chợ này từ ngày 30-5 cũng như cư dân sinh sống tại những cộng đồng lân cận đều bị yêu cầu xét nghiệm axít nucleic. Nhân viên nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, chợ buôn và công ty giao thực phẩm cũng đang được xét nghiệm.
Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm axít nucleic cho một người dân ở Bắc Kinh - Trung Quốc hôm 21-6Ảnh: REUTERS
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng áp dụng chính sách yêu cầu mọi trường hợp muốn rời thành phố này phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Kể từ khi chợ Tân Phát Địa bị đóng cửa vào ngày 13-6, giới chức Bắc Kinh đã mở cửa 5 khu chợ tạm thời bán trái cây và rau củ để bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm được ổn định. Trước khi đóng cửa, chợ Tân Phát Địa cung cấp khoảng 2/3 rau củ và trái cây tươi cho Bắc Kinh.
Trong khi đó, Victoria - bang đông dân thứ hai của Úc - hôm 21-6 kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 4 tuần, đến ngày 19-7, để ngăn chặn sự lây lan của virus. Động thái trên được tiến hành một ngày sau khi giới chức bang Victoria tuyên bố sẽ áp lại quy định giới hạn lượng khách viếng thăm các hộ gia đình xuống tối đa 5 người và cấm tụ tập quá 10 người tại nơi công cộng, bắt đầu từ ngày 22-6. Trước đó, vào ngày 1-6, lệnh cấm này đã được nới lỏng để cho phép tối đa 20 người viếng thăm các hộ gia đình hoặc tụ tập nơi công cộng.
Victoria thông báo 19 ca mắc mới vào ngày 21-6, đây là ngày thứ năm liên tiếp bang này ghi nhận mức tăng 2 con số, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 1.836 ca, tương đương 25% số ca mắc của toàn nước Úc kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát.
Theo Bộ trưởng Y tế bang Victoria Jenny Mikakos, 210 ca mắc tại bang này do lây nhiễm cộng đồng, cụ thể là những gia đình tổ chức các cuộc tụ tập đông đúc với sự tham dự của những người mắc Covid-19 nhẹ kể từ khi lệnh phong tỏa được nới lỏng.
Cảnh sát bang Victoria tuyên bố đã lên kế hoạch tăng cường thực thi pháp luật, nhằm vào những vùng ngoại ô có ca nhiễm và những địa điểm nghỉ dưỡng xuyên suốt kỳ nghỉ dành cho học sinh, bắt đầu từ tuần này. Những cá nhân bị phát hiện vi phạm có thể đối mặt với án phạt lên đến 1.129 USD.
Sự gia tăng ca mắc ở bang Victoria đã khiến những bang khác lo ngại. Giới chức Queensland và Tây Úc - các bang vốn đã đóng cửa biên giới lần lượt vào tháng 3 và tháng 4 - cho biết sẽ xem xét tình hình bang Victoria trước khi tái mở cửa.
Fan của ông Donald Trump phớt lờ rủi ro
Tổng thống Donald Trump hôm 20-6 tổ chức sự kiện vận động tranh cử tại sân vận động BOK ở TP Tulsa, bang Oklahoma với sự tham gia của hàng ngàn người, bất chấp những lời cảnh báo của giới chức y tế về rủi ro Covid-19.
Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), phần lớn những người tham dự sự kiện này không đeo khẩu trang. Trong khi đó, bên ngoài sân vận động nêu trên, hàng trăm người biểu tình đã xuống phố để phản đối Tổng thống Donald Trump. "Chúng ta có một vài người rất tồi tệ ở bên ngoài... Họ đang làm những điều xấu xa" - ông Donald Trump chỉ trích đám đông biểu tình.
Trung Quốc ngừng nhập khẩu gia cầm từ một công ty Mỹ Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu sản phẩm gia cầm của một hãng chế biến thực phẩm có trụ sở tại Mỹ và yêu cầu một nhà máy của hãng đồ uống PepsiCo ở Bắc Kinh đóng cửa. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Al Jazeera) Theo hãng tin Reuters (Anh) và AFP (Pháp), ngày 21/6, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu...