Canada buộc người tị nạn đồng tính phải chứng tỏ họ… đồng tính
Canada được biết tới như một nước thân thiện với người đồng tính, song thực tế không hoàn toàn như vậy, trangtakepart.com dẫn lời một tổ chức nhân quyền cho biết.
Canada bị tố đã đặt ra rào cản lớn cho người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT – Ảnh: Reuters
“Tại Canada, có những rào cản mà chỉ mỗi người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT, chứ không phải cộng đồng khác, phải cố gắng vượt qua. Nhiều người thuộc nhóm này tới từ các nước không có sự tự do giới tính. Và đột nhiên có những quan chức (Canada) về vấn đề nhập cư yêu cầu họ tiết lộ những thông tin cá nhân mà họ không hề muốn công bố”, Nick Mule, một trong những tác giả của báo cáo 59 trang về những lời kể của người tị nạn đồng tính, nói.
Hồi tháng 6 qua, cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) đã được hợp pháp hóa hôn nhân trên khắp nước Mỹ, tạo cú hích lớn cho vấn đề không kỳ thị, phân biệt đối xử với họ trên toàn cầu.
Tuy nhiên trong bài viết hôm 1.10, trang takepart.com, một ấn phẩm có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) chuyên về vấn đề xã hội, cho rằng còn rất nhiều khó khăn mà người thuộc LGBT vấp phải ngay cả khi họ đến những đất nước được cho có tư duy thoáng nhất về giới tính.
Cụ thể, Canada không phải là “thiên đường” cho cộng đồng LGBT như tất cả đều nghĩ. Ý kiến này xuất phát từ một báo cáo 59 trang có tên “Canada có phải thiên đường cho người tị nạn?”, do tổ chức nhân quyền Envisioning Global LGBT Human Rights tổng hợp.
Báo cáo này ghi chép lời kể của 92 người tị nạn tại Toronto (Canada) từ năm 2012 đến 2014, cho thấy những lo lắng, sợ hãi về việc bị trục xuất trở lại trong quá trình tìm kiếm chỗ ở tị nạn.
Trong đó, một người tị nạn kể rằng có lần chứng kiến cảnh đối mặt với một quan chức nữ tại sân bay Toronto, một người tị nạn khác được thông báo phải trở về nước. Nhưng sau đó, quan chức này hỏi kỹ lại và quyết định không trục xuất người tị nạn kia sau khi người đó khai báo mình là một nhà hoạt động đồng tính.
“Bạn sẽ cảm giác như đang bị khủng bố, phải chứng tỏ bản thân mình. Nhưng có một nỗi sợ hãi liên tục nữa là nếu bị từ chối nhập cảnh, bạn xem như đã công khai bản thân là LGBT và phải về nước trong tình cảnh chuẩn bị cho các cuộc &’khủng bố’ tinh thần”.
Canada là nơi tiếp nhận nhiều người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT. Đa phần số này tìm cách ở lại Canada do lo ngại về việc kỳ thị trong nước họ.
Video đang HOT
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Trẻ em tị nạn lăn lóc giữa màn trời chiếu đất
Co ro trên vỉa hè hay vạ vật giữa rừng và hồi tưởng về những ký ức đau thương của gia đình, hàng nghìn trẻ em Syria đang chịu đựng cảnh ngộ này khi chạy trốn chiến tranh sang châu Âu tìm cuộc sống mới.
Bộ ảnh về những giấc ngủ của trẻ em tị nạn do nhiếp ảnh gia Magnus Wennman ghi lại. Wennman từng hai lần giành giải Ảnh Báo chí Thế giới và 4 lần thắng giải Nhiếp ảnh gia của năm của Thụy Điển.
Wennman đã gặp nhiều hoàn cảnh khác nhau ở vô số trại tị nạn và trên chuyến hành trình của họ xuyên qua châu Âu năm nay.
Shiraz là một trong số đó. Khi mới ba tháng tuổi, Shiraz lên cơn sốt và được chẩn đoán bị bệnh bại liệt. Cô bé 9 tuổi đang nằm trong chiếc cũi gỗ ở một trại tị nạn tại Suruc, Thổ Nhĩ Kỳ. Bố mẹ em không có đủ tiền để mua thuốc cho con gái.
Ahmed, 6 tuổi, ngủ trên thảm cỏ ở Horgos, Serbia. Cậu bé phải tự vác hành lí trong suốt quãng đường đi bộ cùng gia đình để tìm kiếm nơi trú ngụ an toàn ở châu Âu. Ahmed được chú chăm sóc sau khi cha của cậu bé qua đời tại quê hương của họ ở Deir ez-Zor, phía bắc Syria.
Nhiều đứa trẻ như Ahmed đã cùng gia đình mạo hiểm tính mạng để sang châu Âu, trong khi số khác lang thang trên đường phố vì người thân đều đã qua đời trong chiến tranh. Các em ngủ ở bất kỳ đâu có thể, trên vỉa hè, trong rừng, trong trại tị nạn.
Maram, 8 tuổi, nằm ngủ trên một chiếc giường tạm bợ ở Amman, Jordan.
Một quả tên lửa rơi trúng vào nhà Maram khi cô bé vừa đi học về và em bị một phần mái nhà rơi vào đầu. Được không vận qua biên giới sang Jordan để cứu chữa nhưng chấn thương này khiến cô bé bị xuất huyết não.
11 ngày đầu tiên, Maram rơi vào trong tình trạng hôn mê. Dù bây giờ đã hồi tỉnh nhưng cô bé vẫn bị hỏng một bên hàm và không thể nói được.
Sham, một tuổi, nằm ngủ trong tay mẹ tại biên giới giữa Áo và Serbia. Hai mẹ con cô bé tới đây một ngày sau khi một lượng lớn người tị nạn được phép vượt biên.
Từ khi nổ ra vào năm 2011, cuộc nội chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của 200.000 người và tạo ra khoảng 4 triệu người tị nạn. Trong số đó có hàng nghìn trẻ em. Nhiều em còn bé đến mức chẳng biết gì ngoài chiến tranh và chết chóc, trong khi những đứa trẻ khác lưu giữ ký ức mơ hồ về tuổi thơ ở những thành phố một thời hòa bình.
Lamar, 5 tuổi, đến từ Baghdad, nằm ngủ trên một chiếc chăn giữa khu rừng gần Horgos, Serbia. Cô bé và gia đình đang đi mua thức ăn thì một quả bom làm nổ tung ngôi nhà của họ.
Sau hai lần nỗ lực vượt biển bằng thuyền cao su nhỏ từ Thổ Nhĩ Kỳ, cuối cùng họ đã tới được biên giới Hungary.
Trong suốt một năm qua, đêm nào cũng thế, Ralia, 7 tuổi, và Rahaf, 13 tuổi, ngủ trên mảnh bìa các-tông ở đường phố Beirut, Lebanon cùng với cha. Một quả lựu đạn đã giết chết mẹ và em trai của hai cô bé tại Damascus.
Abdullah, 5 tuổi, nằm thất thần trên một tấm đệm bẩn thỉu bên ngoài nhà ga trung tâm ở Belgrade, thủ đô Serbia.
Cậu bị mắc bệnh về máu và đã chứng kiến cảnh chị gái mình bị giết ngay tại nhà ở Daraa. Mẹ của Abdullah không có tiền mua thuốc, còn cậu bé vẫn chưa hết sốc và tiếp tục chịu đựng những cơn ác mộng.
Ahmad, 7 tuổi, kiệt sức trên vỉa hè ở biên giới giữa Hungary và Áo. Một quả bom đã phá hủy ngôi nhà của cậu bé ở Idlib khiến em trai của Ahmad tử vong. Cậu bé cũng bị một mảnh bom găm vào đầu.
Ahmad cùng gia đình chạy trốn khỏi Syria. Họ ngủ trong trạm xe buýt, trên đường phố và trong rừng.
Abdul Karim, 17 tuổi, nằm ngủ ở quảng trường Omonoia, thành phố Athens, Hy Lạp. Cậu bé đã mua vé phà tới Athens bằng những đồng tiền cuối cùng.
Karim có thể mượn điện thoại để gọi về cho mẹ ở Syria nhưng không dám kể thật với bà về tình trạng tồi tệ của mình hiện giờ.
"Em ước được ngủ trên giường một lần nữa và được ôm cô em gái của mình", Karim nói.
Duyên Nguy ễn
Ảnh: Magnus Wennman
Theo VNE
Bị đuổi khỏi nhà để nhường chỗ cho người tị nạn Bà Gabrielle Keller bị chính quyền yêu cầu rời khỏi căn hộ đã sống suốt 23 năm qua để nhường chỗ trú thân cho những người tị nạn. Bà Gabrielle Keller và bức thư yêu cầu chuyển đi từ chính quyền thị trấn Eschbach. Ảnh: DPA Bà Keller, 56 tuổi, hiện sống tại thị trấn Eschbach ở phía nam nước Đức, sát biên...