Cần xây dựng nhà ở công nhân cho khu vực Tây Bắc Đà Nẵng
2 Khu Công nghiệp Hòa Khánh và Liên Chiểu ở khu vực Tây Bắc thành phố do ngân sách Nhà nước đầu tư, hình thành từ lâu đời với lượng công nhân đông đảo lại chưa được quan tâm đúng mức.
Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng phát triển một số dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, trong đó có những dự án dành cho công nhân các khu công nghiệp. Tuy nhiên, số lượng căn hộ nhà ở xã hội vẫn còn ít so với nhu cầu thực tế.
Điều đáng đáng nói, thành phố đã dùng ngân sách xây dựng khu nhà ở công nhân tại Khu Công nghiệp Hòa Cầm do tư nhân làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, sau đó cho thuê đất. Trong khi đó, 2 Khu Công nghiệp Hòa Khánh và Liên Chiểu ở khu vực Tây Bắc thành phố do ngân sách Nhà nước đầu tư, hình thành từ lâu đời với lượng công nhân đông đảo lại chưa được quan tâm đúng mức. Đa số gia đình công nhân phải ở nhà thuê chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh an ninh trật tự, cháy nổ.
Dãy nhà trọ tồi tàn trong con hẻm ở đường Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu- TP Đà Nẵng.
Căn phòng trọ nằm sâu trong khu nhà trọ ở tổ 65, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu là nơi ăn ở của gia đình 4 người, gồm vợ chồng và 2 đứa con nhỏ. Người thuê trọ là vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhật Linh, quê tỉnh Quảng Nam. Nhiều năm làm việc tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, nơi tá túc của gia đình này chỉ có 16 mét vuông với giá thuê 1 triệu đồng mỗi tháng. Nếu trừ phòng vệ sinh, nơi đặt bếp, tủ quần áo, chỗ để xe máy, chỗ ngủ của 4 người không quá 6 mét vuông. Vợ chồng chị mới sinh đứa con nhỏ 3 tháng tuổi, nhà cửa thêm chật chội. Đứa bé khóc quấy chị phải bồng bế đi lại trong dãy hành lang khu nhà trọ. Tối đến chị trải một chiếc đệm cho cả gia đình nằm ngủ.
“Phòng trọ mình ở đây giỏi lắm cũng chỉ 12 – 15 mét vuông, nóng hơn ở nhà nhiều lắm. Lương công nhân bây giờ thì thấp mà giá phòng trọ thì càng ngày càng tăng nên rất khó khăn cho công nhân. Công nhân thì ở xa ra đây làm cũng cực khổ. Nếu có được nhà ở cho công nhân thì đỡ được phần tiền trọ, không phải dời phòng trọ, đi lui đi tới nữa”, chị Nguyễn Thị Nhật Linh tâm sự.
Những buổi làm ca chiều từ 14 giờ đến 22 giờ đêm, anh Nguyễn Văn Tuấn, quê xã Quế Minh, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam chạy xe máy ngang qua khu nhà ở xã hội đang xây dựng ở khu công nghiệp Hòa Khánh thầm ước mình có được chỗ ở như vậy. Anh Tuấn cho biết, khi qua làm việc tại Công ty Hòa Phát ở khu Công nghiệp Hòa Khánh, thu nhập của anh mỗi tháng 6 triệu đồng. Sau khi chi trả tiền thuê nhà trọ mỗi tháng hơn 1 triệu đồng, xăng xe, ăn uống, hàng tháng anh để dành được vài triệu đồng.
Công nhân các KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu TP Đà Nẵng mơ ước có nhiều căn hộ cho công nhân.
Anh Nguyễn Văn Tuấn bộc bạch, chưa biết mai này sẽ ra sao: “Trời nắng thì tấm laphong rất nóng, mưa thì mái tôn dột rầm rầm. Mình ra đây là công nhân thì phải chấp nhận, khổ lắm. Ban ngày thì ngủ, ban đêm đi làm, cố gắng ngủ được mấy tiếng thì ngủ. Đằng nào thì cũng kiếm nhà để ở nhưng chưa biết sao, mong muốn nhà nước bán nhà cho công nhân cho rộng rộng một chút”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng cho biết, cả quận có 40.000 công nhân, chủ yếu là ở thuê nhà trọ trong dân. Lượng người nhập cư về đây ngày càng tăng, đa số ở độ tuổi sinh đẻ, mỗi năm phát sinh hàng trăm trẻ mầm non, học sinh đầu cấp, áp lực giải quyết an sinh xã hội ngày càng nặng. Ông Nguyễn Đăng Huy mong muốn thành phố đầu tư hoặc có cơ chế ưu đãi trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân.
“Hầu hết công nhân trên địa bàn quận Liên Chiểu đều ở nhà thuê trong dân. Chính vì vậy điều kiện ăn ở của công nhân không đảm bảo. Đây là khó khăn cho địa phương trong quản lý địa bàn. Chính vì vậy nhu cầu nhà ở công nhân trên địa bàn quận Liên Chiểu rất lớn. Để giải quyết việc này rất cần đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn quận nhằm đáp ứng nhu cầu ở của công nhân cũng như đảm bảo điều kiện sinh hoạt của công nhân”, ông Huy cho biết.
Hiện, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 72.000 công nhân đang làm việc tại các Khu công nghiệp, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm hơn 45%. Vì vậy, nhu cầu nhà ở cho công nhân lao động là rất lớn. Đã có một số nhà đầu tư thực hiện một số dự án bán và cho thuê các căn hộ cho công nhân lao động thuê hoặc mua. Số lượng công nhân đăng ký nhiều nhưng số căn hộ bán ra thì ít.
Nhà ở cho công nhân Khu Công nghiệp Hòa Cầm được xây dựng từ ngân sách thành phố nhưng được gắn biển Thành ủy Đà Nẵng tặng
Ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng giải thích, tại các Khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu chưa có nhà công nhân là thiết chế công đoàn do Công đoàn đề xuất nhưng đã có một số doanh nghiệp đầu tư bán và cho thuê. Theo ông Nguyễn Duy Minh, Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng đang tích cực phối hợp với Sở Xây dựng rà soát, giới thiệu công nhân có đủ điều kiện thuê mua căn hộ tại khu Công nghiệp, đồng thời đề nghị bố trí quỹ đất để xây dựng thêm.
“Trong Kế hoạch chiến lược về phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, Sở Xây dựng TP đã tham mưu UBND thành phố có kế hoạch kêu gọi đầu tư thêm hơn 3000 căn hộ cho công nhân tại một số khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Về phía Liên đoàn Lao động, chúng tôi cũng đề nghị thành phố bố trí quỹ đất để chúng tôi kêu gọi thu hút thêm các nhà đầu tư khác. Phấn đấu các khu công nghiệp đều có thiết chế công đoàn, trong đó có nhà ở cho công nhân”.
Có an cư thì mới lạc nghiệp. Một khi người công nhân ổn định được chỗ ở thì họ sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, hăng hái làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học không đơn giản là phép cộng
"Khi hợp nhất các trường không chỉ đơn giản là một phép cộng, mà là sắp xếp lại để trở thành trường đa ngành, đa lĩnh vực".
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 209/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định 209), giao Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch thực hiện.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có trao đổi với PV VOV.VN về những vấn đề liên quan đến quy hoạch mạng lưới các trường đại học, sư phạm hiện nay.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học. (Ảnh: KT)
PV: Bộ GD-ĐT được Chính phủ giao triển khai quy hoạch mạng lưới các trường đại học, sư phạm trên cả nước, ông có góp ý gì cho đề án này?
TS Lê Viết Khuyến: Hệ thống các trường đại học hiện nay đang có sự lộn xộn, khi nói đến quy hoạch mạng lưới, chủ yếu nói đến quy hoạch các trường công lập. Quy hoạch trường công sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước, do đó cần tính đến hiệu quả hoạt động ra sao, đảm bảo yếu tố công bằng.
Khi quy hoạch, cần đảm bảo 3 tiêu chí quan trọng nhất là công bằng, chất lượng và hiệu quả. Công bằng là mạng lưới các trường này phải phục vụ tất cả người dân, phải được phân bố sao cho đồng đều cân xứng. Như vậy sẽ phải chia ra các trường trung ương có nhiệm vụ giải quyết nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở tầm quốc gia. Các trường này được đầu tư và chịu trách nhiệm chỉ đạo từ trung ương, bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, không nhằm cho riêng vùng miền nào.
Nhưng khi chú ý đến tầm vĩ mô, lại không thể đáp ứng yêu cầu riêng của từng địa phương, lúc này cần có các trường đại học vùng, quy mô nhỏ hơn, gắn với những đặc thù riêng của từng vùng miền. Trường đại học vùng lập ra với những khu vực chậm phát triển về kinh tế như Tây Bắc, Tây Nguyên... Những trường đại học vùng thường đầu tư vào những ngành phát triển kinh tế của vùng đó, tạo nguồn nhân lực để đưa kinh tế xã hội vùng phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, quá trình thành lập các trường đại học vùng nhiều người lại chưa hiểu được tính chất của trường vùng, khiến các trường này phát triển lung tung. Trường đại học vùng rất cần thiết, nhưng lại chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Tiếp theo là các trường địa phương, gắn liền với từng tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực đa dạng, cụ thể của từng tỉnh mà các trường trung ương hay vùng chưa thể đáp ứng. Các trường này cũng được mở ra để huy động thêm nguồn lực do địa phương đóng góp, phục vụ sự phát triển của cộng đồng, vì cộng đồng.
Nhưng hiện có nhiều quan niệm sai về các trường địa phương dẫn đến thực trạng có hàng loạt các trường ở tỉnh không thể phát triển. Một số đề xuất được sáp nhập để trở thành thành viên ĐH Quốc gia là không ổn. Tôi nói vậy bởi trường ĐH Quốc gia là trường trọng điểm của cả nước, thể hiện mặt bằng quốc tế, có những yêu cầu rất cao về cơ sở vật chất, chương trình... trong khi trường địa phương lại đáp ứng nhu cầu của địa phương mang một sứ mệnh khác và điều kiện khác.
PV: Thực tế hiện nay đang có nhiều trường đại học "vật vã" tuyển sinh, hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là các trường đại học địa phương như ông vừa nói, vậy đâu là lời giải cho nhóm trường này khi quy hoạch, thưa ông?
TS Lê Viết Khuyến: Trường công gắn liền với nguồn tiền của Nhà nước, số tiền ấy phải sử dụng có hiệu quả. Thông thường, khi nói về tính hiệu quả của các trường, người ta thường nhìn vào quy mô của trường đó, trường có đào tạo tốt không, có tuyển sinh được không. Các chuyên gia kinh tế giáo dục đại học từ nhiều năm trước đã chỉ ra rằng một trường có quy mô trên 3.000 sinh viên thì chi phí đào tạo cho mỗi sinh viên sẽ thấp hơn các trường dưới 3.000 sinh viên. Do đó, nhiều nước trên thế giới yêu cầu các trường có quy mô dưới 3.000 sinh viên sẽ phải sáp nhập để nâng quy mô lớn hơn.
Nhưng khi hợp nhất các trường không chỉ đơn giản là một phép cộng, mà là sắp xếp lại để biến các trường đó thành trường đa ngành, đa lĩnh vực. Trước đây, trong nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thường chỉ có các trường đơn ngành, nhưng trong nền kinh tế nhiều thành phần, cấu trúc nguồn nhân lực luôn biến động, các trường đơn ngành tồn tại không thuận lợi, có thời điểm thiếu, có lúc lại thừa số lượng lớn.
Các trường này chủ yếu là trường chuyên ngành, cần xác nhập lại thành các trường đa lĩnh vực. Nhưng việc xác nhập, hợp nhất cần có những tiêu chí rõ ràng, không chỉ đơn giản là một phép cộng cơ học.
PV: Mục đích sau cùng của các trường đại học là đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, vậy trong quá trình quy hoạch mạng lưới các trường, vai trò của việc dự báo cung cầu lao động ra sao, thưa ông?
TS Lê Viết Khuyến: Việc dự báo thị trường lao động là rất cần thiết, để từ đó điều chỉnh quy mô đào tạo cho từng trường. Song việc dự báo này chỉ mang tính chất chung, rất khó để đưa ra những dự báo sát sườn với từng vùng, từng tỉnh, do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hiện nay các trường đều phải thống kê, điều tra về tình trạng việc làm của sinh viên sau 6 tháng tốt nghiệp. Từ tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm, các trường có thể điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh trong những năm tiếp theo. Đây là cách làm hợp lý được nhiều chuyên gia giáo dục nước ngoài khuyến nghị.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Hơn 280 triệu USD rót vào 6 dự án đầu tư ở Đà Nẵng Trong số các dự án được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần này có 3 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ Mỹ và Nhật Bản. Chiều 23/2, Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án; Văn bản chấp thuận chủ trương nghiên cứu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ 3 thi thể trong căn nhà ở Nha Trang: Nỗi đau đớn, tiếc thương ngập tràn xóm nhỏ

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Thêm một sinh viên có hành vi vô lễ với cựu chiến binh, HUTECH lên tiếng

Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh
Có thể bạn quan tâm

Nửa đêm đang ngủ thì khói nghi ngút cùng mùi khét lẹt bay vào phòng, vợ chồng tôi hốt hoảng chạy ra thì thót tim thấy mẹ đứng trong bếp
Góc tâm tình
20:52:10 03/05/2025
Vẻ đẹp như búp bê của con gái út nhà Khánh Thi-Phan Hiển, đáng yêu cỡ này bảo sao lu mờ bố mẹ nổi tiếng
Sao việt
20:40:20 03/05/2025
Thần Tài ban phát tiền bạc sau ngày 3/5/2025, 3 con giáp vận trình rực sáng, phất lên giàu sang, công danh vượng phát
Trắc nghiệm
20:38:19 03/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ làm rõ lập trường về vai trò trung gian trong xung đột Nga - Ukraine
Thế giới
20:37:32 03/05/2025
6 thói quen đơn giản tăng cường sinh lý ở nam giới
Kiến thức giới tính
20:36:27 03/05/2025
Cựu chiến binh từng bị hành xử vô lễ được nhóm SV giúp đỡ, 1 trường ĐH lên tiếng
Netizen
20:25:01 03/05/2025
Thanh niên dùng xăng tự thiêu sau khi đâm người yêu
Pháp luật
20:00:11 03/05/2025