Cẩn trọng với vết cắn của kiến ba khoang
Bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết những tháng gần đây số ca đến bệnh viện khám và điều trị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang tăng.
Theo nghiên cứu, kiến ba khoang có chứa độc tố pederine, lượng độc tố truyền sang người qua vết đốt rất nhỏ, làm da nổi bọng nước, ngứa rát, khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây l.ở loé.t, dẫn tới viêm da nghiêm trọng.
Kiến ba khoang
Gia tăng ca nhập viện
Gần đây, một số cơ sở y tế trong tỉnh ghi nhận ca bệnh nhập viện gia tăng do bị kiến ba khoang đốt. Điển hình tại Phòng khám Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước, TP.Bến Cát tiếp nhận bệnh nhân N.V.D. (52 tuổ.i, ở xã An Điền) bị sưng đỏ, mưng mủ ở vùng cổ, tay, chân và mặt. Các vết thương lan rộng theo vệt dài chứa dịch.
Qua khai thác tiề.n sử bệnh án, bệnh nhân D. cho biết gần đây, quanh khu vực nhà anh xuất hiện rất nhiều con kiến lạ mình thon, dài như hạt thóc, bụng có đốt, màu đỏ, đen. Tưởng là kiến thường nên anh D. dùng tay chà xát một con, sau đó anh bị ngứa, bỏng rát và căng da. Ban đầu chỉ ngứa ở vùng quanh miệng nhưng rồi lan khắp mặt và các vị trí khác trên cơ thể, cảm giác châm chích, ngứa ngáy rất khó chịu. Chưa hết, cơ thể người bệnh còn bị ớn lạnh như muốn sốt. “Ngoài ra, khu vực nhà tôi cũng có 7-8 người bị tình trạng con kiến lạ đốt”, anh D. cho biết.
Trước đó, trên phần mềm báo cáo ca bệnh của Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.Hồ Chí Minh) cũng thông báo trường hợp người đàn ông 62 tuổ.i, ở TP.Bến Cát, Bình Dương, nhập viện vì bị viêm mô tế bào nghiêm trọng ở vùng chân do bị kiến ba khoang đốt.
Video đang HOT
Trước đó bệnh nhân đang làm vườn thì thấy con kiến có 3 đôi chân, bụng có đốt, bò trên mu bàn chân nên dùng tay giế.t và gãi ngứa.
Đến tối, ông thấy mu bàn chân bắt đầu sưng, nhức nên bôi dầu nóng. Sáng hôm sau vết thương xuất hiện các bóng nước nhỏ có mủ, người nhà lấy cây kim luộc nước sôi rồi chích nặn mủ ở mu bàn chân. Tuy nhiên vết thương ngày càng sưng to, loét sâu, lộ rõ vùng gân cơ rồi lan rộng đến vùng háng kèm bóng nước lớn. Bệnh nhân cử động khó, sốt, ớn lạnh và nhập viện Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị viêm mô tế bào phần cẳng, bàn chân do kiến ba khoang nên quyết định phẫu thuật rạch áp xe, cắt lọc phần hoại tử da chân kích thước 15×20cm và thực hiện ca ghép da để cứu bệnh nhân.
Vết thương do kiến ba khoang đốt trên vùng cổ người bệnh
Cũng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, thống kê trong khoảng thời gian từ tháng đến 8 đến nay, bệnh viện ghi nhận một số người bệnh bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang với các tổn thương da dát đỏ thành dải, rải rác kèm mụn nước, mụn mủ ở vùng da hở, cảm giác ngứa rát nhiều.
Độc tố mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang
Bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết mùa mưa là mùa sinh sản của kiến ba khoang nên những tháng gần đây số ca đến bệnh viện khám và điều trị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang tăng. “Kiến ba khoang có chứa độc tố pederine, chất này có độc tính rất mạnh, mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang, nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chế.t người như nọc rắn. Khi tiếp xúc với độc tố này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng phỏng rộp, ngứa rát, viêm da.
Đặc biệt, khi đậ.p kiến trên da, pederin sẽ lan nhanh, dính chặt vào da, khó gột rửa khiến vùng da bị tổn thương lan rộng và tăng mức độ trầm trọng”, bác sĩ Tài cho biết.
Trong tình huống người dân lỡ tay đậ.p hoặc chà xát kiến ba khoang thì phải nhanh chóng rửa sạch vùng tiếp xúc, hạn chế chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan tỏa. Đặc biệt, người dân không tiếp xúc các vùng da lành với vùng da bị dính độc tố pederin, tránh gãi hay chà mạnh lên vùng da bị tổn thương gây l.ở loé.t nghiêm trọng”
(Bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
Trong khi đó bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết kiến ba khoang thuộc bộ cánh cứng, loài côn trùng này có thân mình thon, dài (dài 0,5-1,5cm), có hai màu đỏ và đen. Chúng thường sống ở các ruộng lúa, vườn cây, ven bờ suối hoặc dưới tán cây ở các bìa rừng, bãi rác thải, công trình đang xây dựng. Chúng thường xuất hiện và phát triển vào mùa mưa khi có độ ẩm cao, nhất là sau các cơn mưa lớn, rất thích ánh sáng đèn ban đêm nên thường xâm nhập vào nhà, đậu lên quần áo, giường chiếu, chăn màn theo ánh sáng đèn.
Kiến ba khoang đốt không đ.e dọ.a đến tính mạng, chủ yếu gây tổn thương lan tỏa trên da vùng đầu, mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Nhìn sơ, hình dạng vết thương rất giống với vết phồng rộp do bệnh Zona (giời leo). “Trong quá trình sinh hoạt, khi người dân vô tình tiếp xúc với kiến ba khoang, không nên dùng tay giế.t chế.t hay chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên rồi lấy nó ra khỏi người, rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ độc tố”, bác sĩ Trần Văn Chung khuyến cáo.
Dấu hiệu trên da chứng tỏ bị kiến ba khoang đốt
Tôi bắt được một con kiến ba khoang trên giường của con trai 7 tuổ.i. Xin bác sĩ tư vấn các dấu hiệu nào trên da cho thấy cháu có thể bị kiến ba khoang đốt?
Tôi bắt được một con kiến ba khoang trên giường của con trai 7 tuổ.i. Xin bác sĩ tư vấn các dấu hiệu nào trên da cho thấy cháu có thể bị kiến ba khoang đốt?
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Tại Việt Nam, kiến ba khoang còn được gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, kiến cong... bởi nó có các khoang đen - vàng cam xen kẽ.
Độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Chất độc trong cơ thể kiến được giải phóng ra khi bị tác động hoặc chà xát. Chúng giải phóng dịch lỏng coelomic có chứa pederin - một hóa chất gây phồng rộp da mạnh.
Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang thường diễn ra vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Loài kiến này thường hay xuất hiện vào buổi sáng.
Vị trí tổn thương ban đầu thường gặp hơn ở những vùng da hở. Trường hợp tiếp xúc nhẹ, có thể xuất hiện một ban đỏ nhỏ trong vài ngày. Ban đỏ có hình thù tùy thuộc theo hình dạng mà da bị tiếp xúc độc chất, có thể hình đám, hạt, mảng, vệt...
Với các trường hợp tiếp xúc vừa, ban đỏ tiến triển thành mụn nước - mụn mủ hoặc bọng nước trong vài ngày. Sau một tuần là giai đoạn đóng vảy mịn - dính trên bề mặt thương tổn da sau khi mụn nước - mụn mủ khô. Kế đến là giai đoạn vảy bong tróc, để lại các vệt da đỏ, tăng hoặc giảm sắc tố.
Sau đó, các vết tích này biến mất dần và thường không để sẹo. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, ngoài việc xuất hiện các mảng phồng rộp rộng hơn, bạn có thể có thêm các triệu chứng như sốt, đau rát thần kinh, đau khớp và nôn.
Bên cạnh đó, nếu có hành động tự tiếp xúc thứ phát, vô tình chuyển pederin sang các khu vực da khác của cơ thể như bộ phận sin.h dụ.c ngoài hoặc mặt có thể tạo những mảng viêm da mới. Thậm chí, bọng nước có thể lan rộng trên một diện tích lớn của cơ thể gây bội nhiễm, đau, rát và rất khó chịu. Toàn thân có thể sốt, hạch vùng sưng đau, gây viêm kết mạc...
Ám ảnh dịch độc kiến ba khoang Nhiều trường hợp phồng, rộp da, xuất hiện mụn nước... do kiến ba khoang nhưng chẩn đoán nhầm dẫn đến tổn thương lan rộng Dịch độc của kiến ba khoang, nếu tiếp xúc với da, có thể gây ra các phản ứng viêm da đa.u đớ.n, l.ở loé.t, thậm chí ảnh hưởng đến mắt và gây tổn thương nghiêm trọng. Dễ chẩn đoán...