Cẩn trọng với mạng Wi-Fi công cộng, miễn phí khi đi du lịch dịp nghỉ lễ
Du khách có thể bị tấn công mạng khi đi du lịch, chủ yếu vì kết nối vào mạng Wi-Fi công cộng, miễn phí tại sân bay, nhà ga hoặc bến xe.
Cả nước đang bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày. Với số thời gian ngày nghỉ dài, nhiều gia đình đã lựa chọn các địa điểm trong và ngoài nước khác nhau để thực hiện những chuyến du lịch, nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề về an toàn bản thân khi đi du lịch, một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng mà mỗi cá nhân cần lưu ý khi đi du lịch, đó làm an toàn kết nối Internet.
Công ty an ninh mạng NordVPN cho biết có tới 25% du khách bị truy cập thông tin trái phép khi đi du lịch nước ngoài, chủ yếu vì họ sử dụng các mạng Wi-Fi công cộng, miễn phí trong lúc quá cảnh ở sân bay hoặc nhà ga.
Tại những nơi công cộng như sân bay, nhà ga… đều có Wi-Fi miễn phí.
Du khách, người dùng sẽ phải đối mặt với 3 hình thức tấn công chính khi sử dụng mạng Wi-Fi miễn phí tại các địa điểm công cộng, bao gồm: Tấn công nghe lén; Tấn công lừa đảo; Tấn công giả mạo Wi-Fi.
Trong đó tấn công nghe lén và tấn công giả mạo Wi-Fi là 2 cách mà hacker thường sử dụng nhất.
Giả mạo Wi-Fi
Kiểu tấn công này rất phổ biến (phổ biến nhất). Đặc biệt, khi đi du lịch nước ngoài, du khách thường không thể phân biệt được những mạng Wi-Fi ở điểm đến, hacker sẽ tạo ra một điểm truy cập Wi-Fi giả mạo giống với tên Wi-Fi công cộng mà người dùng đang truy cập, và một khi bạn đăng nhập vào mạng Wi-Fi do chúng tạo ra thì mọi thông tin, dữ liệu của bạn gửi đi chúng đều nắm được hết.
Ví dụ như kẻ tấn công sẽ tạo ra một mạng Wi-Fi công cộng, đặt cho mạng đó một cái tên nghe có vẻ rất thuộc quán cà phê mà bạn đang ngồi, như “Coffee ABC”. Nếu bạn không cảnh giác và kết nối vào mạng Wi-Fi đó thì mạng này sẽ ghi nhận lại mọi thứ, từ các chi tiết bạn nhập vào như mật khẩu ngân hàng, cho đến những dữ liệu nhạy cảm khác…
Video đang HOT
Hãy cẩn trọng khi dùng bất kì kết nối Wi-Fi công cộng
Tấn công nghe lén
Kiểu tấn công này cũng rất phổ biến, hacker sẽ theo dõi và can thiệp vào dữ liệu kết nối vào – ra trên thiết bị kết nối Wi-Fi của người dùng. Nó cũng có thể hướng người dùng đến những trang web độc hại để lừa người dùng lấy cắp thông tin tài chính hoặc cài mã độc vào máy để có thể truy cập từ xa.
Mạng Wi-Fi công cộng cũng mở ra cơ hội cho kẻ tấn công trên cùng một mạng, thậm chí là mạng Wi-Fi đó là hợp pháp, không phải mạng giả mạo. Bạn cần tránh vào mạng Wi-Fi nào không có mật khẩu cũng như gửi dữ liệu ra ngoài mà không mã hoá.
Làm thế nào để sử dụng Wi-Fi công cộng, miễn phí một cách an toàn nhất?
Nếu chỉ sử dụng truy cập Internet thông thường, thì Wi-Fi công cộng không có nhiều yếu tố nguy hiểm. Nhưng nếu trong máy tính, điện thoại của bạn có nhiều dữ liệu quan trọng thì việc dùng Wi-Fi công cộng luôn tiềm ẩn nguy cơ là bạn sẽ bị mất dữ liệu, thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virus hoặc mã độc. Thậm chí Wi-Fi có mật khẩu thì vẫn có thể bị hack.
Trên thực tế, ngay cả những Wi-Fi hợp pháp tại nơi công cộng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, bởi sự yếu kém về bảo mật. Các tin tặc có thể chiếm quyền quản trị và quan sát những luồng truy cập, từ đó đánh cắp mật khẩu hoặc thông tin của nạn nhân. Đây là một hình thức “tấn công trung gian”, tức là tin tặc sẽ đánh cắp dữ liệu cá nhân thông qua kết nối giữa thiết bị của nạn nhân với nguồn phát Wi-Fi.
Wi-Fi hợp pháp tại nơi công cộng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Vậy làm thế nào để khách du lịch tự bảo vệ mình khi sử dụng Wi-Fi nơi công cộng, miễn phí?
Nhiều người sốt sắng đặt phòng, đặt vé hoặc thanh toán dịch vụ trong lúc ngồi chờ chuyến bay; tuy nhiên mạng Wi-Fi công cộng thường kém bảo mật nên rất có thể những thông tin cá nhân của người dùng sẽ bị đánh cắp.
Khi đi du lịch hoặc sử dụng các nơi công cộng, du khách và người dùng nên:
Sử dụng VPN (mạng riêng ảo), thay vì kết nối trực tiếp với những mạng Wi-Fi xa lạ.
Công cụ này mã hóa dữ liệu của người dùng, cho phép người dùng giữ được trạng thái nặc danh khi online. Theo đó, các website sẽ chỉ nhìn thấy địa chỉ IP mạng ảo chứ không phải IP của bạn. Đồng thời ngăn chặn các yếu tố xâm nhập của bên thứ ba.
Trong trường hợp bạn không sử dụng VPN và muốn sử dụng những ứng dụng mua hàng trực tuyến hay chuyển khoản ngân hàng thì cách tốt nhất và an toàn nhất đó là nên kết nối dữ liệu di động để sử dụng.
Khách du lịch có thói quen sử dụng điện thoại trong lúc chờ chuyến bay hoặc tàu điện. Tuy nhiên họ thường bỏ quên việc bảo mật thông tin cho thiết bị của mình
Không nên kết nối vào các mạng Internet khả nghi
Đôi khi tội phạm mạng thiết lập các trạm Wi-Fi miễn phí cốt là để dụ bạn vào tròng. Bạn nên xét chế độ hỏi trước khi kết nối vào mạng Wi-Fi công cộng thay vì để chế độ tự động.
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng internet, tuyệt đối không public các thông tin cá nhân quan trọng của bạn ví dụ như số điện thoại, ngày sinh,… Có một số mạng Wi-Fi công cộng miễn phí chỉ cho bạn kết nối khi bạn cung cấp các thông tin cá nhân như email, địa chỉ, số điện thoại,… Nếu không cần thiết thì tốt nhất đừng kết nối với các mạng này.
Ngoài ra, du khách nên vô hiệu hoá tính năng kết nối mạng Wi – Fi tự động của thiết bị.
Đa số điện thoại thông minh hoặc thiết bị di động đều có cài đặt này, nhằm đảm bảo mọi kết nối đều được cân nhắc một cách chủ động. Quan trọng nhất là du khách không nên chia sẻ thông tin, mật khẩu hay bất kỳ dữ liệu cá nhân nào khi đang kết nối vào mạng Wi-Fi công cộng.
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng internet thì tốt nhất bạn nên tạo một tài khoản giả và cung cấp các thông tin giả.
Ngoài ra, khi du lịch nước ngoài, hãy mua sim 3G ở quốc gia nơi bạn đến để truy cập mạng.
App MBBank tích hợp tính năng nạp tiền vào tài khoản giao thông siêu tiện lợi cho các tài xế
Giờ đây, các tài xế có thể miễn phí nạp tiền vào tài khoản giao thông để di chuyển qua các trạm thu phí không dừng trên các trục đường quốc lộ cao tốc (bốt ETC) siêu tiện lợi ngay trên App MBBAnk.
Để tránh ùn tắc, tạo sự lưu thông nhanh chóng trên các tuyến đường cao tốc, chính phủ đã cho xây dựng các bốt ETC có khả năng quét mã, nhận thanh toán tự động. Theo đó, tài xế cần đăng ký tài khoản giao thông VETC để sở hữu thẻ định danh dán trên xe để bốt quét mã và thu phí mỗi khi xe lưu chuyển qua các tuyến đường cao tốc mất phí.
Nhằm tạo sự thuận tiện cho người dùng, mới đây MB đã hợp tác với VETC, tích hợp tính năng nạp tiền vào tài khoản giao thông vào "siêu ứng dụng" MBBank để hỗ trợ khách hàng đặc biệt là các tài xế.
Mới "gây bão" bởi các tính năng như số tài khoản số đẹp; đầu tư tài chính an toàn, bảo mật, uy tín; trò chơi hấp dẫn có thưởng tích hợp ngay trong App MBBank khiến người dùng không khỏi ấn tượng bởi sự nhanh nhạy, bắt kịp các xu hướng trải nghiệm mới. App MBBank, khách hàng có thể đặt vé máy bay trực tuyến, thanh toán hóa đơn, tích điểm đổi quà,...
Đặc biệt, App MBBank không chỉ dừng lại như một ứng dụng thanh toán thông thường mà đang dần để hướng tới trở thành một "siêu ứng dụng" đa năng. App MBBank hỗ trợ cuộc sống của người dùng bằng cách tích hợp VETC vào ứng dụng giúp các tài xế, người lái xe đường dài dễ dàng nạp tiền với mức phí chỉ 0 đồng. Không chỉ vậy, với "cú bắt tay" này, MB còn tiếp sức cho chính phủ Việt Nam trong công cuộc triển khai công nghệ mới, hỗ trợ phát triển giao thông đường bộ.
Hiện nay, thẻ thu phí không dừng được coi là "chìa khóa vàng" giúp giảm ùn tắc, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu khi di chuyển qua các trạm thu phí. Dịch vụ thu phí tự động không dừng ETC được tích hợp công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) sử dụng sóng radio để tự động nhận diện phương tiện qua trạm thu phí. Việc nhận diện này được thực hiện qua thẻ e-Tag do VETC phát hành liên kết với tài khoản ảo để thực hiện thanh toán được dán trên kính hoặc đèn xe.
Tuy nhiên, phương thức này cũng có những hạn chế như các tài xế lưu chuyển qua các bốt giao thông nhưng không có đủ số dư trong tài khoản VETC sẽ bị xử phạt theo quy định của nhà nước. Ngoài ra tài khoản VETC có thể được nạp tiền qua nhiều nền tảng khác nhau với các mức phí khác nhau, theo đó tài xế vừa phải mất chi phí cầu đường vừa chịu thêm chi phí nạp tiền dẫn đến tốn kém không cần thiết.
Bằng việc tích hợp VETC vào App MBBank, các tài xế dễ dàng nạp tiền vào tài khoản giao thông chỉ vài thao tác: Sau khi đã cài App MBBank vào máy, người dùng tiến hành đăng nhập và tìm đến tiện ích có tên "VETC - Thu phí tự động" để nạp tiền. Tại giao diện, người dùng có thể lựa chọn một trong hai hình thức "nạp tiền qua biển số" hoặc "nạp tiền qua TKGT" tùy ý, sau đó chọn mệnh giá tiền và xác nhận thanh toán.
Chỉ vài thao tác đơn giản người dùng đã có thể yên tâm di chuyển
người dùng có thể nhập biển số xe để thanh toán. Không những vậy, mỗi lần phát sinh thanh toán, các giao dịch sẽ được lưu vào lịch sử của ứng dụng hỗ trợ người dùng quản lý chi tiêu thông minh, hiệu quả. Các giao dịch với App MBBank hoàn toàn miễn phí cũng giúp giảm bớt chi phí, "được lòng" khách hàng
Công ty nào đang thu thập dữ liệu người dùng nhiều nhất? Một nghiên cứu mới cho biết công ty nào thu thập dữ liệu của bạn nhiều nhất và công ty nào thu thập ít nhất. Tất cả chúng ta đều biết rằng các ứng dụng và dịch vụ miễn phí cũng có giá. Bạn có thể không phải thanh toán cho các công ty công nghệ bằng tiền mặt, nhưng bạn lại đang...