Cẩn trọng với cổ phiếu penny ‘dậy sóng’
Nhiều cổ phiếu penny đã tăng rất mạnh nhưng đầu tư nhóm này cũng rất rủi ro, cổ phiếu có thể tăng trần nhiều phiên nhưng cũng dễ giảm sàn liên tục.
Nhiều cổ phiếu penny tăng cao
Từ đầu tháng 3 đến nay, không ít cổ phiếu thị giá thấp (penny) đã ghi nhận những phiên tăng kịch trần. Có cổ phiếu tăng hàng chục %, thậm chí hơn 100%. Cùng với đó, thanh khoản cổ phiếu cũng được cải thiện từ vài lần lên đến hàng chục lần so với trước đó.
Cổ phiếu PXL của CTCP Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí – IDICO đang ghi nhận chuỗi tăng giá từ 3.000 đồng/cp lên 6.100 đồng/cp, tương đương tăng giá 103% sau nửa tháng. Thông tin về kế hoạch kinh doanh 2019 tham vọng của doanh nghiệp là gấp 6 lần năm 2018, dự kiến bù lỗ luỹ kế, chia lại cổ tức 3% khiến giá cổ phiếu tăng.
Cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex cũng (HNX: VCR) bất ngờ tăng trần liên tiếp sau khi Sở GDCK Hà Nội dỡ bỏ hạn chế giao dịch cổ phiếu từ ngày 6/3. Chốt phiên 14/3, VCR ở mức 8.100 đồng/cp, tăng 69% so với trước dỡ bỏ hạn chế. VCR là công ty con của Vinaconex và hiện kinh doanh bất động sản tại Cát Bà, Hải Phòng.
Từ đầu tháng 3, cổ phiếu CTCP CNC Capital Việt Nam (HNX: KSQ) liên tuc tăng trần từ 1.200 đồng lên 2.400 đồng/cp, ứng với mức tăng 100%. Cổ phiếu CTCP Vạn Phát Hưng (HoSE: VPH) từ đầu tháng 3 cũng tăng từ 5.000 đồng/cp lên 6.200 đồng/cp cùng với thanh khoản tăng hàng chục lần,…
Một số cổ phiếu penny khác sau giai đoạn tăng mạnh đã quay đầu giảm kịch sàn. Điển hình, cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương (HoSE: PPI) sau 13 phiên kịch trần đã có 3 phiên giảm sàn, hiện còn 680 đồng/cp. Cổ phiếu CTCP Đầu tư và Xây lắp Sông Đà (HNX: SDD) tăng từ 1.500 đồng/cp lên 2.300 đồng/cp cũng giảm giá trong 2 phiên gần đây. Cổ phiếu PVX tăng từ 1.000 đồng/cp lên 1.800 đồng/cp trước khi giảm về 1.400 đồng/cp…
Penny “dậy sóng” nhưng nên cẩn trọng
Theo ông Trương Hiền Phương, Giám đốc công ty chứng khoán KIS Việt Nam, việc một số cổ phiếu penny tăng nóng gần đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Ông Trương Hiền Phương -Giám đốc chứng khoán KIS Việt Nam.
Dù mang lại mức sinh lời rất lớn, ông Phương cho rằng nhóm cổ phiếu penny cũng thường có rủi ro nhất, bởi đây là các doanh nghiệp thường có kết quả không được tốt cũng như chiến lược phát triển chưa vững vàng. Tóm lại, đầu tư nhóm penny sẽ phải chấp nhận rủi ro cao hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Giám đốc KIS Việt Nam cho rằng một số penny cũng có liên quan đến các hoạt động “làm giá” cổ phiếu, nhà đầu tư nên hết sức cảnh giác và thận trọng. Việc đầu tiên khi đầu tư là phải tìm hiểu kỹ về tình hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, tài sản, đất đai, thông tin ban lãnh đạo,… trước khi quyết định giải ngân.
Đầu tiên, do kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, các cổ phiếu penny đã bị nhà đầu tư đánh giá thấp khiến giá giảm sâu và thanh khoản kém. Tuy nhiên, một số công ty gần đây được nhiều thông tin tích cực hỗ trợ nên sự chấp nhận của nhà đầu tư cũng trở nên tốt hơn. Lượng cung bán ra không nhiều trong khi lượng mua vào gia tăng. Thậm chí, các nhà đầu tư đã bán ra cũng có khuynh hướng mua vào lại giúp nhiều cổ phiếu tăng giá.
Một yếu tố khác là các cổ phiếu vốn hóa lớn (bluechip) đã tăng khá nhiều, một số cổ phiếu vốn hóa trung bình (midcap) với thương hiệu, triển vọng tốt cũng đã tăng cao. Điều này làm các nhà đầu tư chậm chân sẽ ngại giải ngân tiếp vào các cổ phiếu đã tăng giá. Thay vào đó, họ cân nhắc để mua các cổ phiếu chưa tăng giá, trong đó có nhóm penny.
Cuối cùng, ông Phương cho rằng dòng tiền trong một chu kỳ tăng trưởng thường trải qua nhiều giai đoạn. Thứ nhất, dòng tiền thường tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn nhằm kéo chỉ số. Khi dòng tiền này kích thị trường tăng điểm thì các nhà đầu tư khác mới mạnh dạn giải ngân, dòng sẽ dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu midcap. Và cuối chu kỳ, xu hướng dịch chuyển là sang nhóm penny.
Theo Lê Hải
Người đồng hành
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 12/03
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
FPT - Tập đoàn FPT - Năm 2019 đặt mục tiêu 26.660 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 16% từ 3.858 tỷ lên 4.460 tỷ đồng.
MWG - CTCP Đầu tư Thế giới Di động - HĐQT đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần 108.468 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế 3.571 tỷ đồng, tăng hơn 24%. Bên cạnh đó, MWG muốn xin ý kiến về việc phát hành tổng cộng 10,6 triệu cổ phiếu ESOP trong năm 2019.
DMC - CTCP Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco - HĐQT dự kiến trình Đại hội cổ đông thường niên tới đây kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần 1.467 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2018 và lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng, tăng 1% và cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 25%.
IMP - CTCP Dược phẩm Imexpharm - Năm 2019 Dược phẩm Imexpharm đặt mục tiêu đạt 1.450 tỷ đồng doanh thu, ước tính tăng trưởng 20,1% so với năm 2018. Còn lợi nhuận trước thuế, trước trích quỹ Phát triển khoa học công nghệ là 220 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm trước.
VC2 - CTCP Xây dựng số 2 - Năm 2019, Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất và công ty mẹ, lần lượt ở mức 36 tỷ đồng và 35,8 tỷ đồng. Với mục tiêu này, Công ty cũng dự kiến sẽ chi trả cổ tức với tỷ lệ 10%, không thay đổi so với thực hiện năm 2018.
DC4 - CTCP DIC Số 4 - Trong tài liệu ĐHĐCĐ đã công bố, Công ty dự kiến trình nhiều vấn đề quan trọng về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ, chuyển niêm yết sang HOSE cũng như việc mua lại toàn bộ CTCP Vật liệu xây dựng DIC...
LDG - CTCP Đầu tư LDG - Đã thông qua việc điều chỉnh tờ trình chia cổ tức năm 2018, toàn bộ 25% bằng cổ phiếu. Thời điểm chi trả cổ tức ngay trong quý II/2019. Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, LDG đặt mục tiêu doanh thu thuần 3.289 tỷ đồng, gần gấp đôi doanh thu đạt được năm 2018; nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế lại giảm nhẹ so với thực hiện năm 2018, mục tiêu ở mức 600 tỷ đồng.
VIB - Ngân hàng TMCP Quốc tế - Sẽ trình ĐHĐCĐ kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018, tổng tài sản đạt 182.908 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 136.509 tỷ đồng, huy động vốn riêng từ thị trường 1 đạt 127.198 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%. VIB cũng dự kiến trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên mức tối đa 10.900 tỷ đồng, bao gồm cả kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư.
TIG - Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long - Đã chốt phương án mua 4,8 triệu cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư tòa nhà công nghệ cao HDE. TIG sẽ sử dụng nguồn vốn tự có để mua lượng cổ phần này từ các cổ đông hiện hữu của Công ty HDE.
VPI - Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest - Hội đồng quản trị đã có quyết nghị thông qua chủ trương vay vốn, phát hành bảo lãnh, mở L/C (thư tín dụng) tại Vietcombank, nhằm đầu tư xây dựng dự án với số vốn 481,862 tỷ đồng.
THI - CTCP Thiết bị điện - Ngày 22/3 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức lần 1/2018 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng.
VIS - CTCP Thép Việt Ý - Ngày 11/3, Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu VIS vào diện cảnh báo kể từ ngày 18/3/2019. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế 2018 là âm hơn 326 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2018 là âm 326 tỷ đồng.
IDJ - CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam - HĐQT thông báo chuyển nhượng 990.000 cổ phần sở hữu tại CTCP Quản lý quỹ tài sản IDJ, với giá 8.000 đồng/cổ phần.
TTC - CTCP Gạch men Thanh Thanh - Ngày 18/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 19/3. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/3/2019.
LDP - CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar - HĐQT của LDP đã thông qua đề xuất mua gần 1,4 triệu cp LPD của Nguyễn Kim. Kèm theo đó, LDP đề nghị Nguyễn Kim tiếp tục hợp tác và hỗ trợ trong hoạt động của Công ty sau khi hoàn tất chào mua công khai nhằm làm tăng giá trị cho Công ty và các cổ đông của Công ty.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
BWE - CTCP Nước - Môi trường Bình Dương - Ông Tạ Trọng Huấn, anh của ông Tạ Trọng Hiệp - Thành viên HĐQT đã mua vào 500.000 cổ phiếu BWE từ ngày 28/2 đến 6/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Huấn đã nâng sở hữu tại BWE lên 1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,66%.
LCG - CTCP Licogi 16 - Lucerne Enterprise Ltd, cổ đông lớn đã bán ra 582.000 cổ phiếu LCG trong ngày 07/3. Sau giao dịch, cổ đông trên đã giảm sở hữu tại LCG xuống còn hơn 18,26 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 18,64%.
GIL - CTCP Sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Bà Đào Thúy Duyên, mẹ ruột ông Nguyễn Việt Cường - Thành viên HĐQT đã bán thoái vốn toàn bộ 548.000 cổ phiếu GIL từ ngày 21/2 đến 06/3 theo phương thức thỏa thuận.
VGC - Tổng CTCP Viglacera - Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex, công ty con của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex đã mua vào 27 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 6,02% trong ngày 27/2, qua đó trở thành cổ đông lớn của VGC. Trước giao dịch, Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VGC nào.
ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu - Bà Trần Đặng Thu Thảo, chị ruột ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT đã bán thoái vốn toàn bộ 2 triệu cổ phiếu ACB nắm giữ, tỷ lệ 0,16% trong ngày 06/3 Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
CII - CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - KB Vietnam Focus Balanced Fund, cổ đông đăng ký bán ra 800.000 cổ phiếu CII từ ngày 15/3 đến 12/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ giảm sở hữu tại CII từ 3,64 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,47% xuống còn 2,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,14%.
HDC - CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu - CTCP Chứng khoán Ngân hàng Vietinbank (CTS), cổ đông đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu HDC từ ngày 13/3 đến 11/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, CTS sẽ nâng sở hữu tại HDC từ hơn 2,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,23% lên 5,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 10,24%, qua đó, trở thành cổ đông lớn của HDC.
TNA - CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam - Ông Vương Quang Diệu, Tổng giám đốc đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu TNA từ ngày 15/3 đến 13/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Diệu sẽ nâng sở hữu tại TNA lên hơn 971.000 cổ phiếu, tỷ lệ 3,23%.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 31/01 Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp PVD - Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - Quý IV/2018 doanh thu tăng 18% lên trên 1.400 tỷ đồng. Giá vốn giảm giúp biên lợi nhuận gộp mở rộng từ mức 2% lên...