Cẩn trọng giao dịch chênh lệch lãi suất
Nhiều chuyên gia cảnh báo không loại trừ khả năng trong dòng kiều hối chảy về Việt Nam, có nguồn vốn chảy về nước chỉ nhằm gửi tiết kiệm hưởng chênh lệch lãi suất (cary trade).
Kiều hối chảy về Việt Nam trong hơn 10 năm qua
Kiều hối vẫn duy trì đà tăng
Theo thống kê của NHNN chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển về thành phố trong 9 tháng đầu năm ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018 và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, do những tháng cuối năm mới là mùa cao điểm của kiều hối khi mà người lao động, Việt kiều ở nước ngoài có xu hướng gửi tiền về cho người thân gia đình, nên dự báo tổng lượng kiều hối đổ về thành phố dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỷ USD trong năm nay.
Trong khi theo số liệu ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 9 trong số 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới năm 2019. Cụ thể lượng kiều hối chảy về Việt Nam trong năm nay sẽ đạt khoảng 16,68 tỷ USD, tăng nhẹ so với mức 16 tỷ USD của năm ngoái và chiếm khoảng 6,4% GDP.
Như vậy, kiều hối chảy về Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng khá đều đặn trong suốt 2 thập kỷ qua, từ mức hơn 1,3 tỷ USD của năm 2000 lên gần 16,7 tỷ USD như hiện nay. Trong đó, chỉ trong năm 2009, lượng kiều hối giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến lượng kiều hồi đổ về Việt Nam tăng mạnh qua các năm là do lượng người Việt Nam ở nước ngoài khá đông và định cư tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thề giới, trong đó, lượng người đi lao động xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá cao – đây là lực lượng chủ lực “kiếm tiền gửi về nước”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Nhà nước có chủ trương khuyến khích kiều bào về nước đầu tư; cho phép gửi và nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc bán cho ngân hàng. Mặt khác, dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua kênh chính thức rất phát triển với sự tham gia của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp với tính chất cạnh tranh rất cao.
Cần “nắn” dòng kiều hồi
Không thể phủ nhận kiều hối là nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong những năm qua. Đóng góp của nguồn vốn này ngày càng lớn hơn khi mà quy mô của nó hiện còn lớn hơn cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân. Chưa kể, nhờ kiều hối, Việt Nam có thêm nguồn thu ngoại tệ ổn định để cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cũng như duy trì ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá trong nước…
Tuy nhiên theo các chuyên gia ngân hàng, không loại trừ việc có một lượng không nhỏ nguồn lực này được chuyển về nước để hưởng chênh lệch lãi suất. Đây là một hình thức đầu tư trong kinh doanh ngoại hối nhằm khai thác sự chênh lệch lãi suất của các loại tiền tệ trong những nền kinh tế khác nhau. Theo đó, người ta sẽ bán một ngoại tệ cụ thể có tỷ số lãi suất cho vay tương đối thấp và dùng số tiền thu được để mua một loại ngoại tệ khác có tỷ số lãi suất tương đối cao.
“Mặc dù lãi suất tiền gửi USD đã được giảm về còn 0% kể từ mấy năm nay, song do lãi suất huy động VND lại đang ở mức khá cao, trong khi tỷ giá ổn định, nên không loại trừ khả năng dòng kiều hối chuyển về nước sẽ được chuyển sang VND để gửi tiết kiệm, hưởng chênh lệch lãi suất”, một chuyên gia cho biết.
Quả vậy, mặt bằng lãi suất huy động đã bắt đầu tăng từ giữa năm 2018 trong bối cảnh các nhà băng chạy đua thu hút nguồn vốn trung – dài hạn để đáp ứng quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn về còn 40% từ đầu năm 2019 của NHNN. Cuộc đua lãi suất có chiều hướng nóng hơn khi NHNN dự kiến giảm tiếp tỷ lệ này về còn 30%. Hiện không ít ngân hàng đang trả lãi suất tới 8,7%/năm, thậm chí là 9%/năm cho người gửi tiền.
“Dự báo tỷ giá năm nay chỉ tăng khoảng 2-3%. Trừ đi biến động tỷ giá này, việc chuyển đổi USD sang VND để gửi tiết kiệm sẽ mang lại lợi suất tới gần 6%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất vay USD tại nhiều thị trường. Đó chính là động lực cho các hoạt động carry trade”, vị chuyên gia trên cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia ngân hàng nói trên, hiện tượng cary trade sẽ khiến thị trường tiền tệ bị méo mó, cung – cầu ngoại tệ không được phản ánh đúng với thực tế. Đặc biệt, tỷ giá sẽ chịu nhiều sức ép khi dòng vốn này đảo chiều chuyển về nước. Do đó, cần có biện pháp để hạn chế hiện tượng này và nắn dòng kiều hối đầu tư vào sản xuất – kinh doanh.
Hà Anh
Theo enternews.vn
Kiều hối đổ mạnh về TP HCM để mua nhà đất, gửi tiết kiệm?
Dự kiến từ nay đến cuối năm, kiều hối sẽ tiếp tục đổ mạnh về Việt Nam, đặc biệt là TP HCM - nơi thường chiếm gần 50% tổng lượng kiều hối của cả nước.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP HCM, trong 9 tháng đầu năm, kiều hối chuyển về TP ước đạt 3,8 tỉ USD. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP, cho biết lượng kiều hối về TP sau 9 tháng đầu tiếp tục tăng 7% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Nhiều khả năng đến cuối năm nay khi người thân, Việt kiều ở nước ngoài có xu hướng gửi tiền về cho người thân, gia đình tăng cao, tổng lượng kiều hối đổ về TP dự kiến sẽ đạt khoảng 5 tỉ USD.
Phó tổng giám đốc một NH cổ phần quy mô lớn tại TP HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua NH thương mại ông từ đầu năm đến nay tiếp tục khả quan, nhất là khi các NH triển khai dịch vụ chuyển - nhận tiền nhanh, hỗ trợ khách hàng nhận được kiều hối trong thời gian ngắn với mức phí thấp.
"Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Úc, châu Âu, lượng người Việt đi xuất khẩu lao động ở các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc... tăng mạnh cũng giúp đa dạng nguồn kiều hối gửi về. Tuỳ vào nhu cầu của khách hàng mà họ sẽ nhận bằng USD hoặc chuyển sang VNĐ gửi tiết kiệm. Nhưng NH thường khuyến nghị khách hàng nên đổi sang VNĐ vì nếu mua bán USD ở những điểm giao dịch không được cấp phép sẽ gặp rủi ro" - vị phó tổng NH này chia sẻ.
Nhiều khách hàng có mong muốn chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ, gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn. Ảnh: Tấn Thạnh
Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc NH TMCP Phát triển TP (HDBank), cũng nhìn nhận kiều hối là một trong những nguồn cung ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam hiệu quả và ổn định, khi số lượng người Việt đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng và những người Việt định cư ở nước ngoài. Tại HDBank, các thị trường chi trả kiều hối chính là Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan...
"Thời gian qua, giá trị VNĐ ổn định cộng chính sách tỉ giá như hiện nay nên nhiều khách hàng có mong muốn chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ, gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn và cũng phù hợp với xu hướng không khuyến khích nắm giữ ngoại tệ của nhà nước" - ông Lê Thành Trung nói.
Chị Ngọc Anh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết năm nào, người thân ở Mỹ cũng gửi kiều hối về phụ giúp gia đình, nhất là dịp cuối năm. "Lúc trước, bố mẹ tôi thường nhận kiều hối qua kênh dịch vụ nhưng gần đây đã mở tài khoản nhận USD ở NH thương mại, rồi chuyển sang VNĐ để gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn" - chị Ngọc Anh chia sẻ.
Theo một số chuyên gia tài chính, lãi suất tiền gửi USD về 0% từ vài năm nay trong khi lãi suất tiết kiệm bằng VNĐ lại khá hấp dẫn, đặc biệt xu hướng các NH thương mại liên tục đẩy lãi suất huy động lên thời gian qua. Cùng với đó là tình hình kinh tế vĩ mô được kiểm soát tốt, tỉ giá ổn định khiến tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân giảm bớt... đã kích thích lượng kiều hối chảy về Việt Nam sau đó chuyển sang VNĐ và gửi tiết kiệm gia tăng.
Một xu hướng đáng chú ý được chuyên gia tài chính, TS Huỳnh Trung Minh cho biết do lãi suất ở nhiều nước ngày càng giảm nên một phần kiều hối chảy về Việt Nam để đầu tư, nhất là khi chính sách của nhà nước cho Việt kiều và người nước ngoài được mua bất động sản ngày càng thông thoáng; niềm tin của nhà đầu tư vào kinh tế vĩ mô, tỉ giá ổn định và lạm phát được kiểm soát...
"Tôi quan sát thấy không ít bạn bè, nhà đầu tư chuyển tiền từ nước ngoài về nhờ mua bất động sản để đầu tư hoặc mua căn hộ cho thuê, cả bất động sản để dành với tâm lý đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Xu hướng từ nay đến cuối năm, kiều hối sẽ về nhiều hơn do yếu tố văn hoá, tâm lý người thân ở nước ngoài thường gửi tiền về cho gia đình dịp Tết Nguyên Đán" - TS Huỳnh Trung Minh nhận xét.
Tăng cung ngoại tệ, hỗ trợ tỉ giá ổn định
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh đánh giá TP HCM là đầu mối để dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam với lượng kiều hối gửi về hàng năm ổn định ở mức 5 tỉ USD. Theo các chuyên gia, kiều hối cùng với du lịch, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là những lĩnh vực giúp tăng nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc ổn định tỉ giá thời gian qua.
THÁI PHƯƠNG
Theo NLD.com.vn
Ngân hàng lý lẽ tăng lãi suất, nỗi lo khi mùa Tết đến gần Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh kỳ hạn 6 tháng lên mức 10%/năm đang khiến các DN lo lắng. Chi phí tăng sẽ tác động đến giá cả hàng hóa dịp cuối năm. Lãi suất cao ngất ngưởng Bước sang tháng 10, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng TMCP vẫn giữ ở mức cao. Theo biểu lãi suất tiền...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
Thế giới
19:35:10 23/04/2025
Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?
Netizen
18:49:06 23/04/2025
Hé lộ bức ảnh dàn Sao Nhập Ngũ tái ngộ, chi tiết liên quan Hoa hậu Thuỳ Tiên gây chú ý
Sao việt
18:37:44 23/04/2025
Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?
Tv show
18:34:32 23/04/2025
Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann
Sức khỏe
18:17:44 23/04/2025
Từng trải qua bi kịch gia đình, người phụ nữ 56 tuổi sống một mình và khiến triệu người ngưỡng mộ với căn nhà nhỏ ấm cúng, đầy sức sống
Sáng tạo
17:52:49 23/04/2025
Sốc: Phát hiện thi thể "sao nhí" đình đám một thời bên bờ sông
Sao âu mỹ
17:40:26 23/04/2025
Google có nguy cơ mất Chrome vào tay OpenAI
Thế giới số
17:03:26 23/04/2025
Hình ảnh mới nhất của iPhone 17 Air
Đồ 2-tek
17:02:56 23/04/2025
Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng
Lạ vui
16:27:00 23/04/2025