Cần Thơ: Xuất hiện triều cường cao nhất từ trước đến nay
Trong ngày thứ 5 của đợt triều cường đầu tháng 9 âm lịch, mực nước triều cường ở Cần Thơ đã lập đỉnh lịch sử mới với 2,27m, cao hơn báo động III là 0,27.
Nước ngập mênh mông trên đường Trần Văn Hoài, quận Ninh Kiều.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước đo được trên sông Hậu vào lúc 19 giờ ngày 12/10 là 2,27m, Với mực nước này triều cường rằm tháng 9 âm lịch năm nay đã vượt mức lịch sử năm 2019 là 0,02m. Như vậy, với mực nước của đỉnh triều đo được tối 12/10 cao hơn mức lịch sử là 2cm và đây có thể là mức nước cao nhất trong đợt triều cường này.
Ghi nhận của phóng viên, nhiều tuyến đường trong nội ô của Cần Thơ bị ngập sâu, khiến giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống của người dân bị đảo lộn trong những ngày qua. Nhiều điểm ngập rất sâu, có nơi gần nửa mét khiến xe máy qua lại hầu hết chết máy. Lực lượng Công an, dân quân tự vệ, Đoàn thanh niên, các lực lượng xung kích đã bố trí lực lượng để hỗ trợ người dân đẩy xe và phân luồng, điều tiết giao thông.
Video đang HOT
Đường Đồng Khởi ngập sâu, tối 12/10.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, mực nước cao nhất tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu ghi nhận tối 12/10 đã vượt mức lịch sử ghi nhận năm 2019 khiến cơ quan chuyên môn bất ngờ. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi về hướng gió từ biển nên bất ngờ đẩy triều cường lên cao. Triều cường xuất hiện buổi sáng từ 7 – 9 giờ và buổi chiều từ 19 – 20 giờ. Trong những ngày tới, triều cường bắt đầu xuống nhưng vẫn ở mức cao. Vì vậy, các địa phương cần chú ý triều cường kết hợp với mưa lớn có thể gây ngập úng trên diện rộng, khu vực trũng thấp, vùng nội đô, ven sông và có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của thành phố.
Để ứng phó với đợt triều cường cao nhất trong năm, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự – Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Cần Thơ đã chủ động tăng cường lực lượng xuống cơ sở để hỗ trợ cho các địa phương trong phòng, chống ngập đô thị và phòng, chống sạt lở đê bao, bảo vệ vườn cây ăn trái, rau màu, vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Hơn 21 giờ tối 12/10, đường Châu Văn Liêm vẫn còn ngập.
Tại các cồn trên sông Hậu (cồn Sơn, cồn Khương) trong những ngày qua xuất hiện tình trạng nước tràn bờ, rò rỉ gây sạt lở một số nơi. Nhiều diện tích vườn cây ăn trái tại cồn Sơn bị ngập do triều cường kết hợp nước thượng nguồn đổ về. Tại các điểm đê bao xung yếu, rò rỉ nước, sạt lở được chính quyền địa phương huy động lực lượng gia cố, khắc phục sạt lở. Bên cạnh đó, các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng… đã huy động lực lượng là quân đội, công an, dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên, chữ thập đỏ… túc trực tại các tuyến đường ngập sâu, hỗ trợ phương tiện giao thông chết máy; tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông hạn chế ùn tắc cục bộ, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường…
Trước khi lập kỷ lục mới, đỉnh triều cao nhất từng được ghi nhận ở Cần Thơ là 2,25m, xuất hiện vào ngày 30/9/2019.
Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao ven sông Hậu
Ngày 11/10, UBND tỉnh Trà Vinh tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao ven sông Hậu (trên địa bàn xã Ninh Thới, Hòa Tân, huyện Cầu Kè) với tổng chiều dài 312 m.
Các đoạn đê vỡ và những đoạn đê xung yếu đã được gia cố. Ảnh: TTXVN phát
Trước đó, UBND tỉnh Trà Vinh đã công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở các đoạn đê bao sông Tân Dinh và sông Bông Bót thuộc xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè với tổng chiều dài 170 m.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Trung Hoàng, triều cường dâng cao, dòng chảy mạnh kết hợp với mưa lớn kéo dài, thường xuyên đã làm sạt lở, ăn sâu vào chân đê bao một số khu vực ở các địa bàn trên từ 2 - 5 m. Những khu vực này có nền đất yếu, phía ngoài sông không có đai rừng bảo vệ bờ nên tốc độ sạt lở rất nhanh và nguy hiểm.
Tại xã Ninh Thới, sáng 10/10, triều cường dâng cao đã làm vỡ 7 đoạn đê ven sông Hậu dài 80 m, nước tràn qua đê gây ngập hơn 37 ha vườn cây ăn trái của 69 hộ dân. Tại xã Hòa Tân, triều cường gây ngập cục bộ một số điểm tại ấp Hội An và An Bình, ảnh hưởng 24 ha đất vườn của 35 hộ dân. Nhiều nơi trên địa bàn xã, triều cường lên cao gần bằng mặt đê. Nếu các đoạn sạt lở này không được khắc phục kịp thời trước các đợt triều cường dâng cao và mưa, bão vào cuối năm 2022, nguy cơ vỡ đê bao là rất cao, đe dọa đến tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, nhà ở, cơ sở hạ tầng và nguy cơ ảnh hưởng 429 ha vườn cây ăn trái của 537 hộ dân trong khu vực.
Cùng với biện pháp cắm biển báo, cảnh báo các khu vực sạt lở, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sạt lở tại khu vực này, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở; chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện, sẵn sàng ứng phó, xử lý diễn biến sự cố sạt lở; tuyên truyền vận động các hộ dân nằm trong khu vực sạt lở di dời đến nơi an toàn theo đúng quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương theo dõi diễn biến sạt lở, xây dựng sẵn sàng phương án hộ đê; thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình diễn biến sạt lở, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo xử lý kịp thời. Cùng với đó, đơn vị khảo sát, tham mưu, đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình xử lý khẩn cấp sạt lở nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo đảm an toàn dân sinh và sản xuất của người dân địa phương.
Cần Thơ: Triều cường liên tục dâng cao, nhiều tuyến đường nội đô biến thành 'sông' Ngày 10/10, triều cường tại thành phố Cần Thơ tiếp tục dâng cao vượt báo động III, gây ngập sâu nhiều tuyến đường khu vực nội ô thành phố. Mực nước đo được lúc 5 giờ là 2,21 m, cao hơn báo động III là 0,21 m. Việc triều cường lên cao vào giờ cao điểm buổi sáng đã khiến việc đi lại...