Cần Thơ: Phụ nữ lười lao động lại muốn thu nhập cao dễ bị lừa bán
“Những phụ nữ chạy theo cuộc sống đua đòi vật chất, lười lao động dễ bị lợi dụng đưa vào hoạt động mại dâm hoặc bị bán ra nước ngoài…”.
Nhận định này được đại diện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP Cần Thơ đưa ra tại Hội nghị tổng kết giai đoạn II dự án “Hỗ trợ quá trình tái hòa nhập cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của việc xâm hại và buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục ở khu vực ĐBSCL” (dự án AAT) tổ chức tại TP Cần Thơ vào ngày 27/5.
Nhiều chị em phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán nhờ có dự án AAT nên được giúp đỡ học nghề, có cuộc sống mới.
Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP Cần Thơ, thủ đoạn của bọn buôn người ngày càng tinh vi với nhiều hình thức qua mắt pháp luật, qua mắt nạn nhân. Bọn chúng thường tìm cách sao cho nạn nhân lầm tưởng là mình đang được cứu giúp. Chính điều này khiến phụ nữ dễ bị sa ngã.
Qua thống kê cho thấy, đến đầu tháng 12/2009, TP Cần Thơcó 48 nạn nhân là phụ nữ bị buôn bán ra nước ngoài và 139 phụ nữ là nạn nhân bị môi giới lấy chồng nước ngoài, do Công an các tỉnh, thành phát hiện qua các năm. Từ khi dự án AAT đi vào hoạt động, Chi cục đã phối hợp cùng Hội LHPN TP tiếp nhận 6 nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về; trong đó có 5 trường hợp bị bán sang Campuchia, 1 bị bán sang Malaysia.
Bà Nguyễn Hồng Xứng – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Kiên Giang – cho rằng một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc làm thiếu ổn định nên rất dễ bị bọn tội phạm lợi dụng lừa gạt, dụ dỗ bằng cách giới thiệu việc làm có thu nhập cao và một số chị em lại có mong ước đổi đời nên dễ sập bẫy.
Video đang HOT
Bà Xứng nhấn mạnh: “Dù các ngành chức năng đã chủ động kịp thời phát hiện đấu tranh nhưng tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn còn tiềm ẩn, phức tạp, số phụ nữ và trẻ em bị mua bán, lừa gạt ngày càng tăng lên và đang là nỗi lo của một số địa phương”. Cũng theo bà Xứng cho biết, từ đầu năm 2008 đến nay, Hội LHPN tỉnh Kiên Giang tổ chức đón nhận 37 nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài trở về.
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hậu Giang – bà Nguyễn Hồng Diện – cho biết, tính từ giữa năm 2005 đến nay, tỉnh Hậu Giang có 31 nạn nhân bị buôn bán, trong đó có 6 nạn nhân bị buôn bán trong nước và 25 vụ bán sang nước ngoài. Hình thức buôn bán là tìm việc làm và môi giới lấy chồng nước ngoài. Ngoài ra, tính từ năm 2004 đến nay, đã có 70 vụ hiếp dâm trẻ em xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Theo bà Huỳnh Thanh Thảo – Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Cần Thơ – trong giai đoạn 2 của dự án AAT đã tiếp nhận 66 nạn nhân từ các tỉnh ĐBSCL vào Trung tâm Trợ giúp Phụ nữ và Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tại đây, các chị sẽ được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh lý và phục hồi tâm lý; đào tạo nghề, bổ túc văn hóa và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Tuy nhiên, theo bà Thảo, dù đã giúp nhiều chị em tái hòa nhập trở lại với cộng đồng nhưng trong quátrình hoạt động vẫn còn có những mặt hạn chếnhất định như tỷ lệ học viên bỏhọc giữa chừng; học viên không học nghề còn chiếm tỷ lệ cao do trình độ học vấn thấp nên hạn chế khả năng tiếp thu… Hội đang có những biện pháp để giải quyết những mặt hạn chế này.
Cũng trong buổi Hội nghị, một học viên là N.T.N (22 tuổi, ngụ quận Thốt Nốt, Cần Thơ) kể, giữa năm 2009, vì muốn nhanh chóng có tiền để giúp gia đình, N. đã nghe theo lời hàng xóm sang Malaysia tìm việc. Khi sang Malaysia, N. không ngờ là mình bị bắt bán dâm. “Lúc bấy giờ, tôi biết mình đã bị lừa và đành nghe theo lời chúng để không bị đánh, mong có cơ hội trốn thoát”- N.T.N cho biết.
Đầu tháng 9/2009, N. trốn thoát và được Cảnh sát Malaysia cứu và sau đó đưa về Việt Nam. Hiện nay, nhờ dự án AAT mà N. đã có công ăn việc làm, hòa nhập lại với cộng đồng.
Theo Dân Trí
Căn bệnh tự cho mình yếu ớt của teengirl
Không hẳn cứ những cô nàng tiểu thư, gia đình giàu có mới yếu đuối. Nhiều teengirl cứ thích tỏ ra như vậy để thể hiện đẳng cấp, sự "quý phái" và che đậy sự lười nhác của bản thân. Đồng thời, cũng để dựa dẫm vào người khác.
Câu chuyện "giúp em với..."
Chuyện một số cô cậu công tử, tiểu thư nhà giàu yếu ớt, bởi họ ít phải lao động, ít phải va chạm, điều đó đã khiến nhiều người ngán ngẩm. Thế nhưng ngày nay, càng nhiều cô bạn thích tỏ ra mình yếu đuối cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Yếu đuối từ hình thể, yếu đuối đến tính cách, nhưng vô hình chung, chẳng hay khi xây dựng cho mình một hình tượng như vậy.
Cô nàng Mỹ Liên (sn1993) bỗng dưng trở thành người bị ghét cũng vì cái cách thích tỏ ra yếu ớt thái quá của mình. Sẽ rất đáng thương nếu như cái vẻ yếu ớt đừng quá giả tạo trên một con người. Liên lúc nào cũng kêu than rằng sức khỏe mình rất kém, ăn uống không được, tính lại "kép kín, dễ tổn thương". Cô nàng luôn vịn vào lý do đó để khỏi phải làm những việc nặng nhọc ở nhà hay đến lớp.
Chuyện Liên không học bài, quay bài, thường xuyên trốn trực nhật, đi học muộn, chép bài làm của bạn đều được cô nàng viên lí do: "Người yếu, sức khỏe không cho phép để học căng thẳng". Ban đầu bạn bè giúp đỡ nhưng dần hầu hết ai cũng đều... ghét. Bởi ai cũng biết tỏng là do Liên lười học, lại thích tỏ vẻ.
Người chịu đựng nhiều nhất chuyện này chính là anh chàng người yêu tên Hiệp (sn1989) của Liên. Hơn người yêu 4 tuổi nên Hiệp khá chiều Liên, luôn cố gắng để cho Liên hài lòng. Thế nhưng mãi rồi Hiệp cũng mệt mỏi với cái kiểu "con nhà lính, tính nhà quan", thích tỏ vẻ yếu ớt của Liên. Mệt nhất là những lần cô nàng đòi hỏi những điều vô lí, nằng nặc vin vào chuyện: "Em vốn yếu đuối, dễ tổn thương, thế mà anh còn không chiều em thì em biết làm sao(?).
Nhiều cô nàng cũng như Liên, thích vin cái cớ mình yếu đuối để dễ "vòi" người yêu. Dù đúng dù sai, các chàng đều dễ bị động bởi: "Em là phái yếu". Nhiều cô nàng chẳng yếu đuối gì về thể chất lẫn tinh thần nhưng cũng vẫn thích tỏ ra như vậy, để được chiều, khỏi phải làm nhiều mà lại chứng minh được sự "quý phái, đài các" của mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Yếu ớt, lười, tỏ vẻ hay thích sống dựa dẫm?
Mỗi người 1 cách, nhiều cô bạn không như Liên, không vòi vĩnh người yêu chiều chuộng, nhưng lười lao động, thế là vin ngay vào chuyện "nhà tớ chẳng phải làm bao giờ nên không biết. Tớ không thể làm thế được...". Một vài lần đầu người ta còn thương, còn chiếu cố, nhưng mãi thì người ta cũng phát bực như chuyện của cô nàng Minh Trúc (du học sinh Mỹ).
Chẳng là đi du học, ai cũng phải tập sống tự lập. Những chuyện cơ bản, có thể ở nhà chẳng bao giờ phải "đụng tay đụng chân" thì đi du học cũng phải làm như: rửa bát, giặt phơi quần áo, nấu cơm... Làm nhiều lại chẳng muốn, thế là suốt ngày Thanh Trúc viện lí do "em chẳng phải làm, nếu em làm thì em sẽ bị thế này thế nọ". Ngay cả chuyện ăn cơm, người ta nấu cơm cho mình ăn, ăn xong mỗi việc rửa chén, Trúc cũng cứ "lì mặt" ra bảo: "Em từ bé không biết rửa bát, sợ rửa không sạch, mà tay em cũng dễ bị khô da nữa". Một vài lần đã khó coi, nhưng Trúc kiểu cứ "chiêu cũ xài mãi", khiến người khác nhìn đã khó chịu đến phát ghét.
Chẳng hiểu cách của Trúc là kiểu thích sống dựa dẫm hay yếu ớt? Nhưng ngay cả các chàng trai, khi được hỏi cũng thừa nhận thẳng thừng rất "ngán" khi gặp những cô nàng như vậy. Nhiều teenboy còn chia sẻ: "Rất ghét kiểu con gái cứ tỏ ra yếu đuối để bắt ép mình làm cái này cái khác. Nhất là những cô nàng cứ tỏ ra yếu ớt, chẳng đụng tay đụng chân thì cũng không dại rước về nhà".
Thay lời kết
Chẳng hiểu sao khi xu thế con người ngày càng trở nên năng động ấy thế mà nhiều cô nàng cứ thích mình yếu ớt để "vin" vào người khác mà sống. Thiết nghĩ, cái gì cũng có giới hạn, người khác có thể thương bạn, giúp bạn một vài lần, nhưng khó có ai không bực mình vì kiểu cứ thích đem sự yếu ớt ra làm cái phao cho những lí do lười nhác.
Đáng ra, những người không được "cứng cáp, mạnh mẽ" như người khác, thường được thương. Nhưng khi nó đi xa cái chấp nhận được, nó sẽ khiến người ta khó chịu. Nếu bạn đang "lẫm lỡ" trong xu thế này thì hãy bỏ ngay đi nhé. Nó sẽ khiến bạn cô lập, bởi bạn bè bỏ chạy và người ngoài cũng phải nhận xét rằng mình... giả tạo.
Theo PLXH
Nỗi niềm thiếu nữ 'săn' đại gia Lâu nay người ta thường nghe chuyện các "đại gia" lắm của nhiều tiền đi "săn" những "chân dài" để lập "phòng nhì, phòng ba", chứ ít khi nghe đến chuyện các đại gia bị săn ngược lại. Vậy mà chuyện đó lại có thật ở TP HCM. Người đi săn đại gia cũng không phải là những "siêu mẫu" hay "chân dài"...