Cần Thơ: Hơn 11.600 tỷ đồng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2022
Ngày 15/10, thành phố Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2021, Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các tình huống dịch bệnh COVID-19.
Thực phẩm tươi sống bày bán tại một siêu thị ở quận Ninh Kiều. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN
Mục đích của Kế hoạch là góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các mặt hàng thiết yếu; đồng thời, khuyến khích đẩy mạnh đầu tư, phát triển, đa dạng hóa mạng lưới phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, nhất là tại các quận, huỵện, khu công nghiệp, khu chế xuất, các chợ trên địa bàn.
Các đối tượng tham gia chương trình là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế và các tổ chức tín dụng. Đến nay, chương trình đã nhận được đăng ký tham gia của 32 doanh nghiệp với tổng giá trị dự trữ hàng hóa là 11.603 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 phục vụ cho các tháng cuối năm 2021 là hơn 5.633 tỷ đồng và giai đoạn 2 từ 2 – 3 tháng đầu năm 2022 là hơn 5.970 tỷ đồng.
Kế hoạch trên cũng chia ra theo từng nhóm mặt hàng gồm: nhóm I là hàng lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước uống giải khát, sản phẩm phục vụ nhà bếp… có 25 doanh nghiệp đăng ký tham gia với tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên 3.205 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 là hơn 1.435 tỷ đồng và giai đoạn 2 hơn 1.771 tỷ đồng.
Nhóm II tập trung vào các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 có 14 doanh nghiệp đăng ký tham gia với tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên 20.849 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 là hơn 10.081 tỷ đồng và giai đoạn 2 hơn 10.768 tỷ đồng.
Nhóm III gồm hàng nhiên liệu như xăng, dầu, gas… có 5 doanh nghiệp đăng ký tham gia với tổng giá trị hàng hóa dự trữ trên 8.377 tỷ đồng, mỗi giai đoạn là 4.188 tỷ đồng. Toàn bộ kinh phí thực hiện từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và Chương trình hỗ trợ kết nối với các ngân hàng trên địa bàn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa.
Thành phố Cần Thơ cũng giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận huyện tổ chức thực hiện chương trình theo Kế hoạch; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa và các điểm bán lẻ phục vụ chương trình.
Ngoài ra, theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung cầu hàng hóa, nhất là hàng hóa tham gia chương trình bình ổn để kịp thời thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền…
Video đang HOT
Tiên phong nơi 'pháo đài' chống COVID-19 - Bài 4: Những 'đảng viên 213' tiếp sức địa phương
Trong cuộc chiến chống COVID-19, tại nhiều địa phương trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngoài lực lượng phòng, chống dịch và thực hiện công tác an sinh xã hội tại cơ sở, nhiều đảng viên thuộc các cơ quan, tổ chức đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, cùng địa phương nơi sinh sống xây dựng các "pháo đài" tại cơ sở.
Những đóng góp của đảng viên sinh hoạt theo Quy định số 213-QĐ/TW ngày 2/1/2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú (gọi tắt là đảng viên 213) đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm của đảng viên với cơ sở nơi mình sinh sống.
Gắn kết với nơi cư trú bằng việc làm cụ thể
Lựa chọn các loại rau củ, quả thiết yếu để đem đến cho người dân có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực cách ly, phong tỏa tại TP Thủ Đức trong chương trình "Siêu thị nghĩa tình Thủ Đức" và chương trình "Đi chợ giúp người dân mùa COVID-19". Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều cán bộ làm việc tại nhà, đây cũng là lúc họ có điều kiện, thời gian gắn chặt hơn với địa bàn sinh sống trong công tác phòng, chống dịch. Những đảng viên này có thể đóng góp nhiều hình thức như vận động hỗ trợ cho địa phương trang thiết bị phòng, chống dịch; kêu gọi từ thiện hỗ trợ người khó khăn trên địa bàn; trực tiếp tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.
Chị Nguyễn Thị Hồng, giáo viên Trường THPT Hàn Thuyên (quận Phú Nhuận), cho biết: Trong tháng 6 và 7, do còn công việc giảng dạy ôn tập cho học sinh khối 12 dự thi tốt nghiệp THPT nên chỉ xung phong hỗ trợ gián tiếp bằng các công việc như vận động các nguồn hỗ trợ quà, nhu yếu phẩm, thuốc men, rau củ... từ các nguồn lực bạn bè, đồng nghiệp. Hỗ trợ trang thông tin, bản tin phường tuyên truyền, vận động, chia sẻ thông tin kịp thời đến bà con nhân dân trên địa bàn. Đến ngày 23/8, khi Thành phố vào đợt cao điểm giãn cách xã hội, tôi đã đăng ký với UBND Phường 16 trực tiếp tham gia lực lượng hỗ trợ phòng, chống dịch của Phường, trực tiếp hỗ trợ bộ phận Mặt trận Tổ quốc phường trong công tác chăm lo an sinh trên địa bàn và phối hợp lực lượng bộ đội, Đoàn Thanh niên trong công tác "đi chợ hộ" giúp người dân.
Tham gia hỗ trợ địa phương, chị Nguyễn Thị Hồng không nề hà bất cứ công việc gì. Từ những công việc như làm tài xế lái xe ô tô chở quà xuống các khu phố, đi chợ mỗi tuần với hơn 2.000 phần combo "đi chợ hộ" cho người dân đến khuân vác hàng hóa, phân loại, chuẩn bị hàng chục ngàn phần gạo, túi an sinh, rau củ... để kịp thời chuyển đến tay người dân ở khu trọ, gia đình khó khăn trên địa bàn phường.
Thực hiện giãn cách xã hội nên việc tình nguyện viên hỗ trợ cũng phải tuyển chọn kỹ như tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, thực hiện xét nghiệm 2-3 ngày/lần nên người đủ điều kiện thời gian này cũng rất hạn chế, trong khi khối lượng công việc ở phường rất lớn. "Là người đủ các tiêu chuẩn này, cùng với có vài kỹ năng như lái xe, thông thạo đường xá, nên tôi thường xuyên được "trưng dụng" đi lấy hàng về để phát cho người dân, khi đó thì vừa làm bốc vác, vừa làm tài xế nữ, phân loại hàng hóa... Tuy lúc nào cũng phải mặc bộ đồ bảo hộ rất nóng, đôi khi cũng thấm mệt, nhưng thấy được thành quả của mình, các công việc được xử lý nhanh chóng nên bản thân cũng rất vui, hỗ trợ được bà con khi khó khăn, cấp bách", chị Hồng chia sẻ.
Với anh Lê Đình Tịnh (đảng viên Công ty Điện Máy xanh), ngay từ những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, anh và gia đình đã tích cực tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ địa phương với nhiều hoạt động thiết thực. Vào đầu tháng 7, gia đình anh cùng với gần 100 hộ dân thuộc các tổ dân phố thuộc Khu phố 2 và 3 (phường 12, Quận 3) phải thực hiện phong tỏa vì có nhiều ca mắc COVID-19. Nhận thấy công việc của các anh em ở địa phương quá vất vả khi thực hiện rất nhiều việc để chăm lo cho bà con trong khu phong tỏa, anh Tịnh và gia đình đã tình nguyện tham gia các các hoạt động phòng, chống dịch; hỗ trợ bà con trong khu vực bị phong tỏa lấy mẫu xét nghiệm, tiếp nhận, phân chia lương thực, thực phẩm của phường và các đơn vị tài trợ đến tận từng nhà.
Ngay sau kết thúc phong tỏa khu phố, anh Tịnh tiếp tục tham gia đội thanh niên tình nguyện ở Phường 12 với nhiệm vụ phát lương thực, thực phẩm cho các hộ gia đình khó khăn hay đi chợ, giao hàng giúp dân trong những ngày thành phố giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó". Tương tự, mẹ anh Tịnh cũng tham gia Hội Liên hiệp Phụ nữ phường, vợ tham gia Hội Chữ Thập đỏ phường với các hoạt động trợ giúp người dân cho đến khi cả nhà phát hiện bị mắc COVID-19 sau test nhanh định kỳ.
Anh Tịnh cho biết: Ngay khi cả nhà ổn định trong bệnh viện dã chiến số 6 để các bác sỹ theo dõi điều trị, với tình trạng sức khỏe không có triệu chứng, mình tiếp tục nhận hỗ trợ người dân ở địa phương với nhiệm vụ tiếp nhận, tổng hợp đơn hàng đi chợ giúp dân qua điện thoại, mạng xã hội rồi chuyển cho anh em ở nhà triển khai, đến khi cả nhà cùng khỏi bệnh và được trở về nhà vào chiều 29/9.
"Trải qua hoạt động thực tế mới thấy công việc ở cơ sở phường nhiều lắm. Công việc mỗi ngày là chăm lo, hỗ trợ người dân từ ăn, uống, lương thực, thực phẩm, đi chợ, thuốc men y tế, xét nghiệm, cách ly phong tỏa... nên dù trong thời gian điều trị, mình cố gắng chia sẻ phần nào với anh em ở nhà bằng những công việc có thể làm từ xa", anh Tịnh chia sẻ.
Khi dịch COVID-19 bùng phát, ông Lê Văn Lộc, giảng viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ngụ phường 14, Quận 11, đã dùng tiền của mình, mua nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân, mua thuốc hỗ trợ người bệnh... Dần dần, việc làm tự nguyện của ông Lê Văn Lộc đã lan tỏa đến bạn bè, nhiều người biết và chung tay tham gia hỗ trợ. Mặc dù trong thời gian giãn cách xã hội, hạn chế việc đi lại nhưng ông Lê Văn Lộc vẫn miệt mài tìm nguồn mua thực phẩm từ các tỉnh miền Tây, miền Đông, rồi chia thành nhiều phần gửi tặng người dân. "Cái khó ở đây là mất nhiều thời gian vận chuyển rồi tính toán phân phát để người dân đủ dùng từ 2 tuần giãn cách. Việc chồng việc, cả ngày bận rộn với rau, củ, gạo, mắm muối, nhưng buổi tối tôi vẫn ngủ ngon, cuộc sống thêm phong phú và ý nghĩa hơn", ông Lộc chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 11, cho rằng, hầu hết "đảng viên 213" làm tình nguyện viên phòng, chống dịch COVID-19 đều thể hiện rõ tinh thần không ngại khó khăn, tính tiên phong gương mẫu và sự đồng hành cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống dịch. Là đảng viên, các đồng chí còn nhanh, nhạy trong việc nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng người dân, dư luận xã hội để từ đó, kịp thời định hướng, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhân dân về các giải pháp phòng, chống dịch của quận cũng như của thành phố.
"Cho đi cũng là nhận lại"
Người dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục được nhận túi an sinh từ các cấp công đoàn cơ sở chăm lo. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Với rất nhiều đảng viên tham gia các hoạt động hỗ trợ nơi cư trú trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, bản thân họ cũng xem đây là cơ hội để giúp sức, cống hiến cho địa phương nơi mình sinh sống, gắn bó mỗi ngày, là điều kiện để rèn luyện, trưởng thành hơn trong cuộc sống, nhận thức, tích lũy kiến thức từ thực tiễn để phục vụ công tác của mình sau này.
Chia sẻ về hoạt động này, chị Nguyễn Thị Hồng cho rằng: Đã có rất nhiều đảng viên sinh hoạt tại địa phương chủ động có nhiều đóng góp gián tiếp hoặc trực tiếp trong công tác phòng, chống dịch. Trước đây, nhiều khi đảng viên chỉ có dịp tham gia họp sinh hoạt theo quy định, tham gia một số hoạt động cơ bản; nay đã tham gia chủ động hơn, nhiều hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn, thể hiện tính tiên phong gương mẫu tại nơi cư trú bằng những hành động cụ thể hơn.
Nói về những "thành quả" mình tích lũy được qua thời gian này, chị Nguyễn Thị Hồng cho biết: Mình cảm thấy trưởng thành hơn sau đợt tham gia tình nguyện cùng tuyến đầu chống dịch, đã có thêm nhiều bài học quý giá trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng khi thực hiện các chỉ thị của cấp trên. Chứng kiến cách điều hành công việc và xử lý tình huống của anh, chị phụ trách trước người dân cũng là một bài học đáng quý cho mình "gần dân, hiểu dân, cảm thông và tận tâm phục vụ" nhân dân thì mọi công việc, chủ trương, chính sách... sẽ được dân đồng lòng, chung tay cùng thực hiện.
Trải qua thời gian gắn bó chặt chẽ với nơi cư trú, anh Lê Đình Tịnh bày tỏ, mình còn trẻ tuổi, khi địa phương cần hỗ trợ, bản thân cũng không quản ngại khó khăn, cố gắng giúp được càng nhiều người càng tốt, nhất là những hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dịch bệnh. "Là đảng viên trẻ, tham gia sinh hoạt ở địa phương, tôi cũng luôn có gắng nêu gương, chủ động, tích cực tham gia đóng góp nhiều hơn tại nơi mình sinh sống để vừa lan tỏa hình ảnh đẹp về tình làng, nghĩa xóm; vừa tôn tạo hình ảnh của chính quyền luôn quan tâm, chăm lo cuộc sống của nhân dân", anh Tịnh chia sẻ.
Trong những ngày anh Tịnh và gia đình điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 6, lãnh đạo và nhiều anh em trong phường, trong đơn vị cùng người dân địa phương luôn thăm hỏi động viên, qua đó càng làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa gia đình anh Tịnh với bà con lối xóm, với chính quyền địa phương nơi anh cư trú. Ghi nhận sự đóng góp của anh Tịnh cũng như các "đảng viên 213" hỗ trợ địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Bí thư Đảng ủy Phường 12, Quận 3, cho biết ở địa phương, công việc rất nhiều, nhất là trong những ngày giãn cách xã hội, lực lượng đã mỏng lại thêm một số anh chị em bị cách ly thì càng khó khăn trăm bề. Sự hỗ trợ của những đảng viên nhiệt tình, có trách nhiệm ở địa phương như anh Tịnh cùng gia đình, thật sự rất đáng trân trọng. "Đội ngũ đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ở các nơi thực hiện tốt việc giữ mối liên hệ với chi ủy nơi cư trú, nhất là tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị xã hội ở địa bàn dân cư, không chỉ thể hiện sự gần gũi, chia sẻ, mà còn gánh vác trách nhiệm chung trong việc chăm lo cho dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền", bà Nguyễn Thị Thu Huyền chia sẻ.
Đánh giá lực lượng "đảng viên 213" tham gia hỗ trợ phòng, phòng chống dịch COVID -19 tại địa phương, bà Triệu Lệ Khánh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Bình Thạnh cho biết, hầu hết cán bộ, đảng viên đã vận dụng kinh nghiệm, chuyên môn và thậm chí cả mối quan hệ riêng của mình để phục vụ, chăm lo cho bà con nhân dân. Đồng thời, các đồng chí đã ghi nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân hoặc đề xuất các giải pháp thiết thực, mang lại tiện ích, hiệu quả, có lợi cho người dân, với lãnh đạo địa phương để từ đó điều chỉnh phù hợp hơn trong quá trình cùng phục vụ chính quyền, chăm lo cho dân. "Điểm nổi bật của các cán bộ, đảng viên tham gia ở cơ sở là phân việc gì cũng đều nỗ lực hoàn thành tốt nhất, nhất là những anh em từ cơ sở đi lên. Đồng thời, sẵn sàng "choàng gánh" cho nhau ở cấp địa phương, khi cán bộ cơ sở mắc COVID-19 trong suốt quá trình làm việc", bà Triệu Lệ Khánh chia sẻ.
Theo bà Triệu Lê Khánh, cái được lớn nhất của cán bộ, đảng viên trong dịp này chính là cơ hội để cọ sát, nắm bắt và hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của người dân, nhất là cán bộ, đảng viên không xuất thân từ cơ sở, từ đó có cái nhìn thấu đáo, vẹn toàn hơn để khi tham mưu, đề xuất các giải pháp trong lĩnh chuyên môn của mình thật sự chính xác.
Ghi nhận sự tham gia của lực lượng "đảng viên 213" trong công tác hỗ trợ nơi cư trú phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, các cấp ủy ở địa phương đều có chung đánh giá: Bình thường, các "đảng viên 213" sinh hoạt đảng ở cơ quan, đơn vị nên vai trò của họ ở địa phương chưa thực sự rõ nét.
Tuy nhiên, khi địa phương cần thì đây là lực lượng sẵn sàng tham gia. Những việc làm cụ thể của "đảng viên 213" tại nơi cư trú thời gian qua trong hoạt động hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19, không chỉ được các cấp ủy địa phương, mà cả được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Việc huy động các lực lượng tại chỗ, trong đó có lực lượng "đảng viên 213" được nhiều địa phương, cấp ủy ở cơ sở phát động trong bối cảnh dịch bùng phát, đội ngũ cán bộ ở cơ sở quá tải đã góp phần tích cực, có hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch cũng như tăng cường thêm mối quan hệ gắn bó giữa đảng viên với địa phương nơi cư trú.
Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân trong và sau đại dịch COVID-19 Trong khuôn khổ các hoạt động liên quan đến chủ đề phòng, chống và đẩy lùi dịch COVID-19, huy động nguồn lực tham gia phòng, chống COVID-19, chiều 13/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Phát triển Sức mạnh cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) tổ chức Hội thảo về chủ đề "An sinh...