Cần Thơ dừng tổ chức ngày hội du lịch ‘Văn hóa chợ nổi Cái Răng’ vì dịch COVID-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP Cần Thơ quyết định dừng tổ chức ngày hội du lịch “ Văn hóa chợ nổi Cái Răng” lần thứ V năm 2020, dự kiến diễn ra trong tháng 8.
Khách tham quan, trải nghiệm tại chợ nổi Cái Răng – Ảnh: LÊ DÂN
Ngày 29-7, ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao và du lịch TP Cần Thơ, cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND TP Cần Thơ đã quyết định dừng tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” TP Cần Thơ lần thứ V năm 2020.
Ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 3-8 với nhiều hoạt động như: đưa đón khách tham quan các điểm du lịch miễn phí, buffet các loại trái cây và bánh dân gian miễn phí được đặt trên bè nổi tại chợ nổi. Trái cây là các loại được mua bán tại chợ nổi và các loại bánh dân gian được những người làm bánh lâu đời tại quận Cái Răng thực hiện.
Tại ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” còn các hoạt động an sinh xã hội: ra mắt điểm cung cấp nước sạch cho dân thương hồ tại chợ nổi; tặng ghe cho thương hồ nghèo, hoàn cảnh khó khăn…
Video đang HOT
Một ngày về thăm Tây Đô
Chỉ 24 giờ ngắn ngủi cũng đủ để bạn đi chợ nổi ngắm bình minh, thăm nhà cổ đẹp nhất miền Tây và dành nửa ngày ở Cồn Sơn.
Bắt đầu một ngày khám phá Cần Thơ chắc chắn không thể thiếu trải nghiệm đi chợ nổi đón bình minh. Chợ nổi Cái Răng cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km, từ bến Ninh Kiều du khách sẽ mất 30 phút di chuyển bằng thuyền máy. Chợ có từ đầu thế kỷ 20 để phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng. Dù không còn tấp nập ghe thuyền và nhộn nhịp khách mua bán như xưa, Cái Răng vẫn là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây, đáng để mọi người dành thời gian ghé thăm.
6h sáng ngắm bình minh trên đường về. Ảnh: Khánh Trần.
Ở chợ nổi, các đặc sản miền Tây được bán và thưởng thức ngay trên ghe thuyền như hủ tiếu, bánh canh, bún riêu... với mỗi tô chỉ 25.000 - 30.000 đồng. Cà phê, nước ngọt các loại cũng là thức uống phổ biến mà dân cư chợ nổi bán cho khách, giá chỉ 15.000 - 20.000 đồng/ ly. Trời sớm mát lạnh ngồi cạnh nồi nước lèo, cầm tô bún trên chiếc thuyền lênh đênh vừa ăn vừa giữ người khỏi chông chênh là cảm giác chỉ có ở miền Tây sông nước.
Mặt hàng chính ở chợ vẫn là các loại rau củ, trái cây của vùng được bán sỉ trên các thuyền lớn. Kẻ bán người mua ở chợ nổi Cái Răng không cần biển hiệu để giới thiệu, chỉ sử dụng cây bẹo treo lên các loại hàng hóa cần bán. Cây bẹo vừa có ý nghĩa chào hàng, vừa thêm nét sinh động, đa sắc màu cho không gian chợ.
Họp từ tờ mờ sáng tới 8, 9h nhưng tấp nập nhất vào khoảng 5- 6h, cũng là lúc du khách bắt đầu đón thuyền đi thăm chợ. Thuyền chúng tôi thuê xuất phát từ bến Ninh Kiều tới chợ gần 5h rưỡi, trời vẫn còn tối và không nhìn rõ mặt người. Càng tới trung tâm chợ, tiếng thuyền máy càng nhiều và lớn hơn, các ghe hàng ăn uống từ khắp nơi tấp vào thuyền du khách để mời chào. 6h lúc mặt trời ló rạng, những ánh đèn lấp lánh trên các ghe thuyền tắt dần, nhường chỗ cho ánh bình minh ngày mới. Chỉ chừng một tiếng dạo chợ sớm cũng đủ để mọi người thưởng thức tô hủ tiếu nóng hổi và kịp mua vài ký hoa quả làm quà, hoặc uống một ly cà phê nhiều đá.
Một tô hủ tiếu đầy đặn và nóng hổi cho bữa sáng trên chợ nổi. Ảnh: Khánh Trần.
Sau 30 phút nữa thuyền cập bến Ninh Kiều, chúng tôi lên xe tham quan điểm kế tiếp trong hành trình là nhà cổ đẹp nhất Tây Đô, nằm ở số 144, đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy. Hiện là nhà thờ họ Dương, nhà cổ được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1870 và tôn tạo vào giai đoạn đầu thế kỷ 20. Bước qua cánh cổng sắt kiên cố là ngôi nhà đã 150 tuổi nhưng vẫn giữ vẻ bề thế với kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây.
Trông coi nhà cổ Bình Thủy hiện vẫn là con cháu nhà họ Dương. Du khách tới đây có thể xem tận mắt nhiều hiện vật cổ như các bộ bàn ghế, sập gụ khảm trai, đèn chùm có từ thế kỷ 18, và rất nhiều tư liệu về các bộ phim lấy nơi này làm bối cảnh... Ngôi nhà lát gạch hoa nhập từ Pháp, không gian bên trong mát mẻ nhưng khách không được ngồi hay sờ vào hiện vật. Nếu muốn nghỉ chân hãy bước tới khu vườn xanh mát, trồng rất nhiều hoa nằm bên trái nhà chính.
Đã đến Cần Thơ mà không đi miệt vườn quả là thiếu sót. Sau nhà cổ Bình Thủy, chúng tôi di chuyển tới bến thuyền đi Cồn Sơn cách đó 2,5 km. Để tới Cồn Sơn chỉ có cách thuê thuyền, đi phà tại bến Cô Bắc ở hẻm 13, đường Lê Hồng Phong. Mỗi người chỉ tốn 5.000 đồng cho một lượt qua sông, thuyền, phà ở đây hoạt động từ 6h đến 22h.
Cồn Sơn là làng du lịch cộng đồng, với mỗi hộ dân có một sản phẩm riêng đem tới cho du khách thưởng thức. Người dân Cồn Sơn vẫn giữ gìn văn hóa Nam Bộ, gọi nhau bằng những cái tên dễ thương như anh Ba, chị Bé Bảy, bé Năm... Họ luôn tươi cười, coi khách như người nhà.
Du khách đi cầu khỉ ở Cồn Sơn. Ảnh: Khánh Trần.
Các sản phẩm hấp dẫn khách nhất ở Cồn Sơn phải kể tới màn trình diễn cá lóc bay, massage cá koi, thăm miệt vườn hái trái cây, tự tay làm bánh dân gian, thưởng thức đặc sản tại nhà dân. Khách có thể lưu lại Cồn Sơn ăn trưa, ăn tối với các món đồng quê như cá lóc nướng, canh chua cá lóc, cá tai tượng chiên giòn, thịt kho, cá kho... Giá tour nửa ngày tới một ngày ở đây từ 300.000 - 600.000 đồng/ người.
Cuối ngày, chúng tôi trở về trung tâm thành phố Cần Thơ để tìm tới cầu Ninh Kiều, cầu đi bộ đầu tiên ở miền Tây. Từ trên cầu có thể nhìn ngắm phố sá lên đèn, sông nước mênh mông. Cây cầu đi bộ là điểm hẹn của nhiều bạn trẻ Cần Thơ, hàng đêm rực sáng bởi những ánh đèn sắc màu trang trí.
Quang cảnh khu chợ nổi hút khách bậc nhất Việt Nam Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) là điểm du lịch mang đậm màu sắc văn hóa miền Tây, nổi bật với vô số thuyền chở hoa quả tươi ngon, bán đồ ăn, cà phê sáng... Anh Tú