Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân bị vỡ tụy, vỡ tá tràng phức tạp
Sáng 13/4, nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này cứu sống bệnh nhân bị đa chấn thương phức tạp dập nát đầu tụy, vỡ đứt đôi tá tràng, vỡ đại tràng ngang…
Bác sĩ Phú đang thăm khám lại cho bệnh nhân
Trước đó, lúc 1h40 ngày 25/3/2020 khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân Phan Thành Nh. (Nhân), 29 tuổi, ngụ phường Thới An – quận Ô Môn – TP. Cần Thơ được chuyển tới từ bệnh viện đa khoa quận Ô Môn trong tình trạng bị đa thương rất nặng.
Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó bệnh nhân chạy xe gắn máy đâm trực diện với xe ô tô 4 chỗ ngồi, sau tai nạn bệnh nhân bất tỉnh. Tình trạng lúc nhập viện bệnh nhân tri giác lơ mơ, da xanh, niêm hồng nhợt, mạch 100 lần/phút, huyết áp 90/60mHg, vết thương trán 2cm đang ra máu, đau khắp bụng, chân trái đau và biến dạng.
Sau khi hồi sức, thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu do chấn thương bụng kín, gãy kín xương đùi trái, chấn thương đầu. Bệnh nhân được làm nẹp bột cố định tạm chân trái và chuyển lên phòng mổ.
Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện
Tình trạng bệnh nhân rất nặng nên vừa được hồi sức tích cực, truyền máu, vừa tiến hành phẫu thuật. Trong quá trình mổ phát hiện trong ổ bụng có nhiều máu loãng lẫn máu cục, đầu tụy dập nát (chấn thương tụy độ V), tá tràng đứt làm đôi (chấn thương tá tràng độ IV), vỡ đại tràng ngang.
Sau khi hút sạch máu, đánh giá tình trạng chấn thương khối tá – tụy rất phức tạp, không thể khâu bảo tồn nên quyết định cắt bỏ khối tá – tụy.
Video đang HOT
Bác sĩ La Văn Phú – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết: Đây là một phẫu thuật phức tạp và nặng nề, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác để tìm cơ hội cứu sống bệnh nhân. Tiếp theo bệnh nhân được cắt lọc phần đại tràng vỡ, làm hậu môn nhân tạo tạm thời và xuyên đinh kéo tạ xương đùi trái.
“Sau hơn 10 ngày tích cực điều trị, đến nay bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, mạng sống đã được cứu, nhưng bệnh nhân cần được tiếp tực theo dõi và điều trị. Bệnh nhân phải trải qua ít nhất 2 lần phẫu thuật nữa để điều trị gãy xương đùi và đóng hậu môn nhân tạo mới có thể trở lại lao động được”, bác sĩ Phú cho biết.
Phạm Tâm
Ca cấp cứu đặc biệt hồi sinh sản phụ bị sốc mất máu, 2 lần ngừng tim
Sản phụ vừa được chuyển từ xe cấp cứu xuống trước cửa khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai thì bị ngừng tim. Các bác sĩ đã ép tim, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ngay trên đường đưa bệnh nhân vào trong khoa.
Đầu giờ chiều 3/4, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận ca cấp cứu được chuyển lên từ tuyến dưới. Nữ bệnh nhân bị sốc mất máu, rối loạn đông máu nặng, suy tạng sau mổ cắt tử cung do rau bong non. Ngay khi đến viện bệnh nhân đã bị ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ đã ép tim, hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân ngay trên đường đưa bệnh nhân vào khoa cấp cứu.
Do bệnh nhân quá nặng, nguy cơ xuất huyết cao sau phẫu thuật nên không thể sử dụng phương pháp ECMO (tim phổi nhân tạo). Tình trạng bệnh nhân xấu đi nhanh, các chỉ số sống đều ở mức nguy hiểm.
Sản phụ hiện qua cơn nguy kịch, hiện tỉnh táo, đã được rút ống nội khí quản.
Trong quá trình cấp cứu, sản phụ bị ngừng tuần hoàn lần thứ 2, tiếp tục phải ép tim. Hy vọng sống sót của bệnh nhân rất mong manh, nhưng các y bác sĩ vẫn kiên trì cấp cứu và truyền máu liên tục cho bệnh nhân. Sau hơn 2 giờ ép tim, tim bệnh nhân đập lại được nhưng vẫn rất nguy kịch, nhiều thời điểm tưởng rằng bệnh nhân không thể vượt qua được.
Nhưng với nỗ lực, phối hợp hết sức của các y bác sĩ, điều kỳ diệu đã đến. Sau 2 ngày bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu tích cực. Tình trạng bệnh nhân dần tốt hơn, dừng được các thuốc vận mạch.
Ngày 7/4, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt và được rút ống nội khí quản.
"2 tiếng ép tim ngoài lồng ngực, truyền 4 lít máu, toan chuyển hóa nặng. Người nhà được chuẩn bị tinh thần vì khả năng tử vong. Thế rồi tim đập lại, sau vài ngày rút được máy thở", bác sĩ Ngô Đức Hùng, trong ekip trực tiếp cấp cứu chia sẻ.
Để vượt qua ca sinh mổ và lưỡi hái tử thần, người mẹ đã được truyền tổng cộng 35 đơn vị chế phẩm máu các loại. Chỉ trong 2 ngày đầu tại Bệnh viện Bạch Mai (ngày 3 và 4/4) bệnh nhân đã được truyền 6 đơn vị khối hồng cầu 350ml, 16 đơn vị chế phẩm máu.
Bàn giao chế phẩm máu bên ngoài khu cách ly của Bệnh viện Bạch Mai.
Trước đó khi mổ lấy thai tại bệnh viện tuyến dưới, bệnh nhân đã truyền 6 đơn vị khối hồng cầu 350ml và 7 đơn vị chế phẩm máu.
Đang hoạt động trong tình trạng bị phong tỏa nhưng Bệnh viện Bạch Mai vẫn có nhiều người bệnh cần truyền máu. Bệnh viện đã được cung cấp 978 đơn vị chế phẩm trong ngày 3/4 (trong đó có 308 đơn vị khối hồng cầu) và 173 đơn vị chế phẩm máu vào ngày cuối tuần 4/4.
Hằng ngày, xe vận chuyển máu của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn đến với nhiều bệnh viện để cung cấp máu. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượng người bệnh đến khám và điều trị tại các bệnh viện có giảm, nhu cầu sử dụng máu cũng giảm. Tuy nhiên, Viện vẫn cần đến trung bình khoảng 700 đơn vị máu mỗi ngày để cung cấp cho các bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Lượng máu dự trữ của Viện tính đến sáng 8/4 chỉ còn hơn 8.000 đơn vị máu. Trong đó, máu nhóm A chỉ còn chưa đến 1.000 đơn vị máu, chỉ chiếm 12% tổng lượng máu dự trữ (tỷ lệ nhóm máu này trong dân số khoảng 20%). Trong khi máu nhóm AB thì lại còn đến gần 700 đơn vị, chiếm 8% tổng lượng máu dự trữ (tỷ lệ trong dân số chỉ khoảng 5%).
Liên tiếp trong 2 tháng qua, lượng máu tiếp nhận của Viện sụt giảm nghiêm trọng. Trong cả tháng 3, Viện chỉ tiếp nhận được 16.000 đơn vị máu, chưa bằng một nửa so với số lượng tiếp nhận của tháng 3 hằng năm.
Trong vài tuần liên tiếp, Viện chỉ tiếp nhận được 50-60 đơn vị máu mỗi ngày do hầu như không có lịch hiến máu tại các cơ quan, trường học, khu dân cư. Viện tiếp tục khẩn thiết kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khỏe hãy tham gia hiến máu nhóm O, nhóm A.
Các điểm hiến máu tại Hà Nội:
- Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương: tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu, từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ). Liên hệ: Chị Lan Anh, số ĐT 0962822860.
- Các địa điểm dưới đây: 8h-12h và 13h30-17h tất cả các ngày. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến máu.
Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm: 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.
Trạm y tế phường Nhân Chính: 132 Quan Nhân, Thanh Xuân.
Phòng khám đa khoa số 2 - Trung tâm Y tế quận Đống Đa: Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa.
Nhà Thi đấu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Ngõ 40 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng.
Nam Phương
Phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân bị cắt đứt 20cm ở vùng cổ Sau hơn 2 giờ đồng hồ tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã cứu sống một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, với vết thương có chiều dài khoảng 20cm ở vùng cổ, đứt hoàn toàn khí quản, sốc mất máu, đứt tuyến giáp, đứt động mạch... Tối 3/3, Trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết,...