Cần thiết xây dựng văn hóa dữ liệu trong hoạt động của hệ thống
Theo ông Huỳnh Ngọc Tấn, Chuyên gia khoa học dữ liệu, CMC SISG, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện chuyển đổi số trong thời đại 4.0 là việc xây dựng văn hóa dữ liệu trong hoạt động của hệ thống, bởi điều này đòi hỏi một phương pháp tiếp cận thông minh, thay đổi phương pháp quản lý và đương nhiên không thể thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ của chủ doanh nghiệp.
Từ góc nhìn của một chuyên gia công nghệ, ông có đánh giá như thế nào về xu thế thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?
Xu thế thanh toán không dùng tiền mặt không phải là mới, nó đã xuất hiện từ hệ thống thẻ tín dụng đến những mô hình thanh toán trung gian hay ví điện tử thời kỳ đầu của Internet phát triển.
Ông Huỳnh Ngọc Tấn, Chuyên gia khoa học dữ liệu, CMC SISG
Tuy nhiên, CMCN 4.0 với các nền tảng công nghệ cốt lõi là chuyển đổi số, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là các tác nhân gia tốc xu thế này. Chuyển đổi số giúp đa dạng hóa các kênh thanh toán và từ đó gia tăng trải nghiệm người dùng.
Xu thế thanh toán điện tử của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh bởi sự hội tụ của nhiều yếu tố bao gồm dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 27 tuổi (dữ liệu thống kê năm 2018), chi phí viễn thông đầu vào thấp với tỷ lệ sử dụng smartphone cao, nhịp sống đô thị năng động cũng như nhu cầu thanh toán các dịch vụ mang tính toàn cầu hóa ngày càng gia tăng.
Đây đều là những tác động hỗ trợ đến nhu cầu thực hiện thanh toán. Xu thế số hóa này kéo theo một hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ tài chính công nghệ cao cùng các đối tác hỗ trợ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cả đơn vị kinh doanh lẫn người sử dụng luôn đòi hỏi công cụ thanh toán số của mình trở nên toàn diện hơn về chức năng và đáp ứng mọi hoạt động tài chính khác, không chỉ là một kênh thanh toán thông thường.
Những điều tiện ích mà thanh toán điện tử mang lại nghe thì nhiều, nhưng để đến được trải nghiệm với người dùng trong việc thực hiện thanh toán xem ra vẫn còn một khoảng cách khá xa. Sự e ngại về an toàn, hay chính xác hơn là thói quen vẫn khiến nhiều người dùng thẻ rút tiền mặt để thanh toán và chi trả.
Ông có nhắc đến “chuyển đối số giúp đa dạng hóa các kênh thanh toán và từ đó gia tăng trải nghiệm người dùng”. Ông có thể giải thích rõ hơn điều này?
Cụ thể, dữ liệu sinh ra do quá trình chuyển đổi số được khai thác, phân tích với khoa học dữ liệu và hình thành các giải pháp, mô hình kinh doanh “Data Monetization” mới. Đơn vị kinh doanh gia tăng doanh thu, giảm chi phí và kiểm soát rủi ro, trong khi người tiêu dùng có những trải nghiệm sản phẩm dịch vụ tốt và hiệu quả tài chính cao hơn.
Qua quá trình làm việc thực tế với các khách hàng, theo ông, đâu là thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện chuyển đổi số trong thời đại 4.0 để đa dạng hóa các kênh thanh toán?
Thách thức lớn nhất là việc xây dựng văn hóa dữ liệu trong hoạt động của hệ thống. Điều này đòi hỏi một phương pháp tiếp cận thông minh, xây dựng sự đồng thuận ủng hộ, thay đổi phương pháp quản lý và đương nhiên không thể thiếu sự ủng hộ mạnh mẽ của chủ doanh nghiệp.
Thực tế, khi thế giới ngày càng tiến gần hơn đến trí tuệ nhân tạo, thì sự tương tác giữa con người với nhau càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Tuy nhiên, con người luôn có sự phản kháng một cách vô thức, nhất là đối với các vấn đề về thay đổi quy trình, tăng trách nhiệm hay sự minh bạch và đây là bài toán khó cần giải quyết.
Theo tôi, việc quan trọng là phải thúc đẩy doanh nghiệp nhận diện giá trị của phân tích dữ liệu ở quy mô nhỏ, thông qua những dự án thực nghiệm ngắn, cho ra các kết quả tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.
Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng ngày càng cao về tư duy dữ liệu và đến một lúc nào đó, ngân hàng có thể xây dựng được một chiến lược dữ liệu toàn diện với sự đồng thuận cao. Khi đó, những vấn đề rào cản còn lại như kỹ thuật hay chi phí trở nên không quan trọng.
Theo Báo Mới
Bình Dương lọt vào danh sách 21 Thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019
Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) đã công bố danh sách 21 thành phố, khu vực được vinh danh có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019 (Smart21), trong đó Bình Dương là thành phố đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách này.
Danh sách Smartcity21.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, mới đây, Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) đã công bố danh sách 21 thành phố, khu vực được vinh danh có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019 (Smart21).
Cộng đồng Thành phố Thông minh Smart21 năm 2019 bao gồm các thành phố và các vùng từ Hoa Kỳ, Úc, Brazil, Canada, Pháp, Ấn Độ, Kenya, Nga, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam. Bình Dương, địa phương đầu tiên ở Việt Nam chính thức trở thành thành phố thông minh tiêu biểu.
ICF lựa chọn 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới dựa trên số liệu định lượng và định tính, được đánh giá bởi một nhóm các nhà phân tích, đứng đầu là cựu giám đốc điều hành Cisco và Westchester County (New York) CIO, Tiến sĩ Norman Jacknis. Các phân tích được dựa trên phương pháp ICF, cung cấp khuôn khổ, khái niệm để tập trung phát triển các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của cộng đồng về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Để trở thành Thành phố Thông minh và tham gia vào Cộng đồng Thành phố Thông minh thế giới, một khu vực (thành phố, vùng...) cần đáp ứng đầy đủ 6 tiêu chí:
Băng thông rộng
Băng thông rộng là tiện ích thiết yếu của tương lai, là một công cụ đầy sức mạnh và đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ngang bằng nước sạch và giao thông tốt. Băng thông rộng kết nối máy tính bàn, máy tính xách tay hoặc thiết bị di động của bạn tới hàng tỷ thiết bị và người dùng trên thế giới, tạo một môi trường số bao trùm thế giới vật chất, tạo ra cuộc cách mạng về cách thức chúng ta làm việc, vui chơi, sinh sống, giáo dục và giải trí cho bản thân, quản lý người dân và liên kết với thế giới. Đây là yếu tố thể hiện sự phát triển vượt bậc của ứng dụng công nghệ thông tin.
Lực lượng lao động tri thức
Ngày nay tất cả các việc làm hấp dẫn ở nền kinh tế công nghiệp hóa hay đang phát triển đều đòi hỏi lượng kiến thức lớn hơn. Mỗi cá nhân đều không ngừng cải thiện các kỹ năng khác nhau vì đó là cách duy nhất để khẳng định giá trị bản thân. Nếu như khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ thì thiết yếu cần có một lực lượng lao động tri thức cao để có thể sử dụng những thiết bị công nghệ đó phục vụ công việc, tạo ra giá trị kinh tế. Trong tương lai nếu người lao động không tạo ra được những giá trị gia tăng vượt qua mức chi phí lương của họ, không sớm thì muộn họ sẽ bị thay thế bởi công nghệ (phần mềm, phần cứng).
Đổi mới
Cộng đồng thông minh theo đuổi sự đổi mới thông qua các mối quan hệ giữa doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức như các trường đại học, bệnh viện. Tam giác đổi mới hay "Triple Helix" hỗ trợ duy trì các lợi ích kinh tế ở địa phương. Việc chính quyền đầu tư vào công nghệ tiên tiến đóng góp to lớn vào sự phát triển nền văn hóa và cải thiện dịch vụ cho nhân dân, giảm chi phí vận hành.
Bình đẳng tiếp cận công nghệ số
Mọi người trong cộng đồng đều có quyền tiếp cận công nghệ băng thông rộng và có kỹ năng sử dụng chúng phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và nhu cầu truyền thông, giao tiếp.
Bền vững
Cải thiện đời sống hiện tại, đồng thời đảm bảo rằng các thế hệ tương lai có thể giữ vững và phát huy, là yếu tố cốt lõi của phát triển bền vững. Trong lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế luôn liên quan tới việc tiêu thụ rất nhiều tài nguyên và cũng tạo ra nhiều chất thải. Cho nên chúng ta cần phải tìm cách để tiếp tục tăng trưởng đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ủng hộ - khích lệ
Các lãnh đạo cộng đồng hoặc các nhóm cộng đồng thường gặp nhiều khó khăn hoặc rào cản trong việc đổi mới hoặc ủng hộ sự thay đổi. Tuy nhiên nỗ lực để thay đổi và quyết tâm để thực hiện là những điều cốt lõi của Cộng đồng thông minh.
Ngoài các tiêu chí trên, hàng năm, ICF lựa chọn một chủ đề cho chương trình Giải thưởng của mình và cho Hội nghị thượng đỉnh thường niên. Chủ đề của chương trình năm 2018 là "Humanizing Data (Dữ liệu phục vụ con người)". Chương trình Giải thưởng là cơ hội để các cộng đồng báo cáo những thành quả của mình trong lĩnh vực Big Data (Dữ liệu lớn) và Open Data (Dữ liệu mở)
Danh sách 21 cộng đồng có chiến lược phát triển Thành phố Thông minh tiêu biểu của thế giới năm 2019:
Abbotsford, British Columbia, Canada
Adelaide, Nam Úc, Úc
Thành phố thông minh Bình Dương, Việt Nam
Thành phố Chiayi, Đài Loan
Chicago, Illinois, USA
Curitiba, Parana, Brazil
Greater Victoria, British Columbia, Canada
Hudson, Ohio, Hoa Kỳ
Issy-les-Moulineaux, Pháp
Thành phố Keelung, Đài Loan
Mát-xcơ-va, Nga
Nairobi County, Kenya
Prospect, Úc
Rochester, New York, USA
Sarnia-Lambton County, Ontario, Canada
Sunshine Coast, Úc
Surat, Gujarat, Ấn Độ
Thành phố Đài Nam, Đài Loan
Thành phố Đào Viên, Đài Loan
Westerville, Ohio, Hoa Kỳ
Winnipeg, Manitoba, Canada
Theo Báo Mới
Để quyền riêng tư không bị đánh cắp trong kỷ nguyên công nghệ Quyền riêng tư trong thế giới 'ảo' vẫn còn là điều khá mơ hồ, khó có thể định nghĩa và thực hiện chính xác, Song hàng loạt vụ bê bối khai thác trái phép dữ liệu khách hàng liên quan các hãng công nghệ hàng đầu thời gian qua thực sự cho thấy vấn đề này phải được lưu tâm, đặc biệt trong...