Can thiệp sức khỏe tâm thần, tiến tới từ bỏ nghiện ma túy
Theo nhiều chuyên gia, điều trị cho người nghiện bằng can thiệp sức khỏe tâm thần sẽ làm giảm tần suất sử dụng chất gây nghiện, tiến tới từ bỏ ma túy.
Trong số những người nghiện ma túy, nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) chiếm hơn 70%, cá biệt có nơi lên đến hơn 90%. Ngày càng nhiều trường hợp bị rối loạn tâm thần nặng do dùng ma túy tổng hợp với các biểu hiện như: lo âu, hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm.
Nhiều trường hợp bị ảo giác gây ra các hành vi phạm tội như hại chết người hoặc tự sát, gây khó khăn cho công tác quản lý và điều trị. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu điều trị cho người nghiện bằng việc can thiệp sức khỏe tâm thần sẽ làm giảm tần suất sử dụng chất gây nghiện, tiến tới từ bỏ việc sử dụng ma túy.
(Ảnh minh họa: KT)
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, hiện cả nước có 225.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong số người nghiện, nhóm người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) chiếm hơn 70%, thậm chí ở một số địa phương, tỷ lệ này còn cao hơn (Đồng Nai: 87%; Đà Nẵng: 85%; An Giang: 76%…).
Theo bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), tỷ lệ người sử dụng ma tuý có vấn đề về sức khoẻ tâm thần rất cao, giao động từ 20-40%. Trong độ tuổi thanh thiếu niên, não bộ vẫn tiếp tục phát triển, đến 24-25 tuổi mới hoàn thiện, nếu trong quá trình đó, thanh thiếu niên sử dụng các chất kích thích gây tác động lên thần kinh trung ương như ma tuý, rượu… sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ dẫn dến nguy cơ bị mắc các căn bệnh về sức khoẻ tâm thần nhiều hơn, nguy cơ nghiện cao hơn.
“Mối liên hệ giữa việc sử dụng chất gây nghiện với sức khoẻ tâm thần thể hiện rất chặt chẽ ở 3 khía cạnh: gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần nên sử dụng ma tuý; sử dụng ma tuý nên những dấu hiệu của sức khoẻ tâm thần bộc phát ra; sử dụng ma tuý kéo dài dẫn đến các vấn đề trong sức khoẻ tâm thần. Chúng ta cần tìm hiểu xem đối với những người sử dụng ma tuý, có nguy cơ sử dụng ma tuý, đặc biệt là thanh thiếu niên, liệu các em có gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần hay không để chúng ta có những biện pháp ứng phó cũng như can thiệp dự phòng cho phù hợp”- bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh phân tích.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, kết quả sơ bộ sàng lọc sức khoẻ tâm thần cho hơn 300 thanh thiếu niên từ 16 đến 24 tuổi sử dụng ma túy cho thấy, có 58% bị trầm cảm. Các triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm là rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm quan tâm thích thú, chậm chạp, buồn chán. Tỷ lệ thanh thiếu niên có yếu tố tự sát là hơn 26%, có kế hoạch tự sát là hơn 12% và nghĩ đến tự sát là 6.3%.
Việc sử dụng ma túy tổng hợp nói chung và các chất kích thích dạng amphetamine (ATS) nói riêng đang khá phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy, trong số người sử dụng ma túy tổng hợp, phần lớn là sử dụng và lạm dụng các chất kích thích dạng ATS. Trong khi đó, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, chưa có một giải pháp can thiệp nào thật sự hữu hiệu với người lạm dụng ATS, mà cần một giải pháp tổng thể, bao gồm các can thiệp về tâm lý xã hội và các liệu pháp điều trị giúp giảm các tác động không mong muốn với cả người sử dụng ATS cũng như với cộng đồng.
“Khi chúng ta tiếp cận vấn đề rối loạn tâm thần thì chúng ta tiếp cận đầy đủ hơn những vấn đề xung quanh việc nghiện chất. Để làm được điều này không hề đơn giản bởi chúng ta chưa có hệ thống hay quy trình nào cho việc điều trị tất cả các mặt. Sắp tới có thể có những thay đổi về tiếp cận điều trị, ngoài việc can thiệp điều trị cai nghiện, chống tái nghiện sau cai thì cần quan tâm đến khía cạnh khác cần sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan, ít nhất là sự phối hợp giữa bệnh viện tâm thần và các trung tâm cai nghiện”- bác sĩ Phạm Thành Luân, Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Hà Hội cho biết.
Con số 90% người cai nghiện ma túy tái nghiện chỉ sau thời gian ngắn tái hòa nhập cộng đồng là rất cao nhưng chưa đến mức phải giật mình.
Hiện chưa có một nghiên cứu riêng biệt về kỳ thị- phân biệt đối xử trên thanh thiếu niên có vấn đề về sử dụng ma túy và mắc rối loạn tâm thần, nhưng có thể nhận thấy nhóm này sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ việc bị kỳ thị kép khiến các em càng khép kín và bế tắc hơn. Bên cạnh đó, việc điều trị tại cộng đồng chưa được quan tâm, rất ít bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị củng cố dẫn đến tỷ lệ tái phát cao, ngay cả khi bệnh nhân không dùng lại ma túy. Chính vì thế, việc can thiệp giúp đỡ rất cần sự phối hợp của các bên, từ bác sĩ, gia đình, các nhóm đồng đẳng.
Ông Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kết quả bước đầu tương đối tốt ở những đối tượng nghiện trung bình. Tuy nhiên, ở những đối tượng nghiện nặng, chưa thấy hiệu quả trong những can thiệp ngắn. “Nên tiến hành can thiệp cho những đối tượng lạm dụng chất, quan trọng hơn là phòng ngừa lạm dụng chất từ sớm chứ không để khi phát hiện họ lạm dụng ở mức độ nặng rồi thì can thiệp rất khó”- ông Đỗ Văn Dũng cho biết.
Để phòng chống tác hại của ma túy trong cộng đồng, các chuyên gia cho rằng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho thanh thiếu niên có thể làm tăng chất lượng cuộc sống và giảm tỷ lệ người sử dụng ma tuý cũng như phạm tội./.
Theo VOV
Lo ngại tình trạng tăng nhanh tỉ lệ sử dụng ma túy tổng hợp
Ngày 17/6, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) phối hợp với các tổ chức liên quan Hội thảo Can thiệp sức khỏe tâm thần cho người sử dụng ma túy tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động thương binh và Xã hội cho biết, hiện cả nước hiện có tới 223.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, số người dùng ma túy tổng hợp luôn chiếm tỷ lệ cao trong số người nghiện ma túy được báo cáo tại các địa phương.
Sử dụng ma túy tổng hợp sẽ gây ra ảo giác cho người dùng từ đó gây ra những hệ lụy khôn lường.
Thông tin về việc điều trị ma túy tổng hợp, bác sỹ Đỗ Văn Dũng, Đại học Y dược TP.HCM, tại Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng ATS tăng từ 1,5% (năm 2001), lên 6,5% (2012) và đạt tỉ lệ 9,8% (năm 2016).Cũng theo ông Lập, việc sử dụng ma túy tổng hợp nói chung và các chất kích thích dạng amphetamine (ATS) nói riêng đang khá phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các nghiên cứu cho thấy, trong số người sử dụng ma túy tổng hợp, phần lớn là sử dụng và lạm dụng các chất kích thích dạng ATS. Trong khi đó, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, chưa có một giải pháp can thiệp nào thật sự hữu hiệu với người lạm dụng ATS, mà cần một giải pháp tổng thể, bao gồm các can thiệp về tâm lý xã hội và các liệu pháp điều trị giúp giảm các tác động không mong muốn với cả người sử dụng ATS cũng như với cộng đồng.
Một công bố khác cũng được đưa ra tại Hội thảo do nhóm nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội cũng nêu lên một thực tế báo động về tỉ lệ sử dụng ma túy tổng hợp của thanh, thiếu niên Hà Nội hiện nay.
Bác sỹ Phạm Thành Luân, Đại học Y Hà Nội thông tin, qua nghiên cứu trên 319 thanh thiếu niên sử dụng ma túy tại Hà Nội, kết luận sau, tỷ lệ thanh, thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp chiếm hơn 80% trong số các loại ma túy khác; trong đó tỉ lệ trầm cảm là 58%.
Các triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm là rối loạn giấc ngủ (92.4%), mệt mỏi (85.4%), giảm quan tâm thích thú (84,9%), chậm chạp (84,3%), buồn chán (83,8%).
Tỷ lệ thanh, thiếu niênn có yếu tố tự sát là 26,3%, có kế hoạch tự sát là 12,2% và có toan tự sát là 6,3%.
Các yếu tố liên quan đến trầm cảm của thanh, thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp là có tiền sử tự sát, gia đình không hòa thuận, tiền sử gia đình có rối loạn tâm thần/ tự sát, sử dụng cần sa.
Để giảm thiểu tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp, theo bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh, Giám đốc SCDI, hiên chưa co môt nghiên cưu riêng biêt vê ky thi- phân biêt đôi xư trên thanh thiêu niên co vân đê vê sư dung ma tuy va măc rôi loan tâm thân, nhưng co thê dê dang nhân thây nhom nay se phai chiu sưc ep rât lơn tư viêc bi ky thi kep khiên cac em cang khep kin va bê tăc hơn.
Bác sỹ Oanh khẳng định, cang bi cô lâp thi viêc chân đoan cac rôi loan se cang muôn, điêu tri se bi tri hoan, khiên cho nhưng tôn thương do nghiên ma tuy va rôi loan tâm thân gây ra cho nao bô se kho hôi phuc va mât nhiêu thơi gian hơn rât nhiêu.
"Chinh vi thê, ky thi va phân biêt đôi xư la môt rao can nghiêm trong han chê viêc chia se, tim kiêm sư giup đơ va tiêp cân hô trơ cua cac ban thanh thiêu niên sư dung ma tuy", Giám đốc SCDI nêu.
Vậy nên theo bà Hải Oanh, gia đinh va ban be đong vai tro quan trong trong viêc giup phat hiên sơm cac dâu hiêu cua lam dung ma tuy va rôi loan tâm thân khi va chi khi tao đươc môt môi quan hê chân thanh, môt không gian an toan đê cac ban thanh thiêu niên co thê tin tương va cam thây thoai mai chia se cac vân đê cua minh.
"Cha me va thầy cô giao co thê giup trang bi cac ki năng sông cua tre em va thiêu niên đê cac em co thê tư xoay sơ đươc vơi nhưng thach thưc tai trương hoc va gia đinh. Hô trơ tâm ly co thê đươc cung câp tai trương hoc hoăc cac cơ sơ công đông khac va không thê thiêu viêc nâng cao hoăc mơ rông đao tao năng lưc cho nhân viên y tê đê ho co thê phat hiên va xư tri cac rôi loan sưc khoe tâm thân" bà Oanh nói.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Điều không phải ai cũng biết: "cảm xúc" có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ đến Một vài tình trạng cảm xúc như ám ảnh, sợ hãi, căng thẳng... thường hay xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng nó cũng có thể hủy hoại sức khỏe của bạn và dẫn đến một số vấn đề sau. Khi chúng ta không thể giải phóng được những cảm xúc tiêu cực, nó có thể chuyển biến thành các...