Can thiệp hẹp cầu nối AVF ‘cứu cánh’ cho người bệnh suy thận
Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Theo thông tin từ Bệnh viện E, vừa qua các bác sĩ đã thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch (AVF) cho nhiều người bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối đang chạy thận chu kỳ. Kỹ thuật ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Người bệnh L.T.T (nữ, 36 tuổi, Yên Bái) bị suy thận mãn 4 năm, đã được tạo cầu nối AVF tại cánh tay trái. Trước 5 ngày nhập viện để chạy thận, chị xuất hiện sưng vùng cầu nối AVF, gây đau nhức và ảnh hưởng đến hiệu quả lọc máu. Chị đã khám tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, các bác sĩ phát hiện huyết khối gây tắc hoàn toàn tĩnh mạch cánh tay đầu bên trái lan vào tĩnh mạch dưới đòn. Hình ảnh cầu nối FAV động mạch quay – tĩnh mạch đầu bên phải, đoạn tĩnh mạch phía sau miệng nối xơ vữa vôi hóa, dãn 10×12mm. Người bệnh được chỉ định nong bóng tái thông dòng chảy.
Tương tự, nữ bệnh nhân M.T.D (53 tuổi, Lào Cai) cũng đã chạy thận nhân tạo suốt 10 năm. Bảy ngày trước khi nhập viện, chị bị sưng đau tay trái sau lọc máu, cơn đau lan ra lưng và hai chân. Điều trị 7 ngày tại một cơ sở y tế không đỡ, chị được chuyển về Bệnh viện E. Siêu âm phát hiện cầu nối AVF bị hẹp tĩnh mạch, cần nong bóng tái thông.
ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam, Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, nhấn mạnh, cầu nối AVF đóng vai trò như “đường dẫn máu” đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ. Đây là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch được tạo ra nhờ phẫu thuật, giúp tạo ra một đường tiếp cận mạch máu có lưu lượng đủ lớn để đảm bảo hiệu quả lọc máu. Ưu điểm nổi bật của cầu nối AVF là độ bền cao, có thể sử dụng trong nhiều năm, ít nguy cơ nhiễm trùng, đông máu, hẹp hoặc tắc nghẽn. Nhờ đó, nó cung cấp lưu lượng và tốc độ máu ổn định, giúp quá trình chạy thận an toàn và hiệu quả hơn so với các phương pháp tiếp cận mạch máu khác.
Tuy nhiên, trong quá trình lọc máu người bệnh có thể gặp một số biến chứng của cầu nối như: hẹp, phồng, giả phồng, nhiễm trùng, vỡ… cầu nối AVF. Hẹp đường về tĩnh mạch hiệu dụng cầu AVF rất thường gặp, gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và hiệu quả của quá trình lọc máu. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nhằm duy trì chức năng của cầu nối là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây hẹp cầu nối AVF có thể do quá sản nội mạc, xơ hóa thành mạch, xơ vữa thành mạch, huyết khối bám thành. Khi tình trạng hẹp xảy ra, lưu lượng máu qua cầu nối giảm, làm suy giảm hiệu quả lọc máu, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và nguy cơ nhiễm độc do quá trình đào thải chất thải không được đảm bảo. Khi xảy ra tình trạng hẹp cầu nối AVF thì can thiệp là một phương pháp tiếp cận hiệu quả. Can thiệp nong bóng hoặc đặt stent giúp tái thông máu, duy trì độ bền của cầu nối, giám chi phí và hạn chế can thiệp phẫu thuật.
Video đang HOT
BSCKII Nguyễn Thế Huy – Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch cho hay, việc theo dõi và can thiệp sớm giúp duy trì chức năng cầu nối, đảm bảo hiệu quả lọc máu. Để xử lý tình trạng hẹp cầu nối AVF, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã áp dụng kỹ thuật can thiệp nong bóng tái thông mạch để điều trị. Đây là phương pháp can thiệp nội mạch xâm lấn tối thiểu, giúp tái thông dòng chảy bằng cách sử dụng bóng nong mạch hoặc đặt stent để mở rộng vị trí bị hẹp.
Kỹ thuật này giúp người bệnh duy trì liệu trình chạy thận ổn định, giảm thiểu nguy cơ phải tạo cầu nối mới, giúp họ có một cuộc sống chất lượng hơn và đem lại nhiều lợi ích như: giúp cải thiện lưu lượng máu ngay lập tức, đảm bảo quá trình lọc máu không bị gián đoạn; không cần phẫu thuật lớn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian hồi phục nhanh chóng; giúp kéo dài tuổi thọ của cầu nối, hạn chế việc phải tạo cầu nối mới; tránh các can thiệp phẫu thuật phức tạp, giảm thời gian nằm viện và gánh nặng tài chính cho người bệnh.
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch khuyến cáo, đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối và có cầu nối AVF, cần được chăm sóc và theo dõi định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhằm duy trì quá trình lọc máu ổn định và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Người bệnh nên kiểm tra cầu nối hằng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, đau, giảm tiếng rung hoặc khó tiếp cận trong quá trình lọc máu; tránh mang vác nặng hoặc tạo áp lực lên tay có cầu nối để hạn chế nguy cơ tổn thương; giữ vệ sinh vùng cầu nối sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng; đồng thời tuân thủ lịch tái khám và kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên sâu, có đầy đủ chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi chặt chẽ và can thiệp kịp thời khi cần, nhằm kéo dài tuổi thọ cầu nối và đảm bảo hiệu quả điều trị.
Thận đang dần mất chức năng, khi ngủ có thể gặp 4 dấu hiệu
Những triệu chứng nhỏ khi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Việc phát hiện và điều trị sớm mang đến hiệu quả cho quá trình điều trị.
Một số triệu chứng khó chịu vào buổi tối như tiểu đêm nhiều lần, khát nước hoặc sưng phù một số bộ phận cơ thể... có thể là cảnh báo sớm của bệnh thận. Ảnh: Freepik.
Suy thận thường phát triển âm thầm với những triệu chứng khó nhận ra, khiến việc phát hiện bệnh trở nên muộn màng. Một số dấu hiệu xuất hiện trong giấc ngủ dù có vẻ bình thường lại là những cảnh báo sớm về tình trạng suy thận. Theo 163, nếu không được chú ý, những dấu hiệu này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Sưng phù cơ thể
Sưng phù cơ thể sau một đêm tưởng chừng là chuyện nhỏ, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo từ nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, trong đó bệnh thận đứng hàng đầu. Khi thận suy yếu - do viêm cầu thận, hội chứng thận hư hay suy thận mạn - khả năng lọc và thải chất lỏng, muối dư thừa giảm đáng kể. Điều này khiến nước tích tụ trong các mô dưới da, đặc biệt ở chân, mắt cá hoặc bàn tay, gây sưng phù rõ rệt.
Không chỉ thận, suy tim cũng là "thủ phạm" lớn. Khi tim bơm máu kém hiệu quả - thường gặp ở suy tim sung huyết - áp lực trong tĩnh mạch tăng, đẩy chất lỏng ra mô kẽ, gây phù toàn thân hoặc tập trung ở chân, bụng.
Các nguyên nhân khác như bệnh gan, đặc biệt là xơ gan, thiếu dinh dưỡng (thiếu protein), dị ứng, hoặc tác dụng phụ thuốc (steroid, thuốc huyết áp) cũng có thể gây phù, nhưng ít phổ biến hơn.
Khát nước liên tục
Khát nước liên tục không chỉ là dấu hiệu của tiểu đường mà còn là lời cảnh báo bệnh thận. Khi thận suy yếu, khả năng giữ nước của cơ thể bị tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến mất nước nhanh và kích thích cảm giác khát dai dẳng. Với tiểu đường, khát nước xuất phát từ lượng đường dư thừa trong máu, nhưng trong bệnh thận, chính sự suy giảm chức năng lọc và cô đặc nước tiểu mới là nguyên nhân cốt lõi, tạo ra vòng lặp: uống nhiều, tiểu nhiều, rồi lại khát.
Theo Tạp chí Quốc tế về Thận (năm 2023), mỗi ngày thận lọc khoảng 180 lít dịch, thải 1-2 lít nước tiểu cô đặc. Nhưng ở người mắc suy thận mạn, viêm cầu thận hay tổn thương ống thận, khả năng cô đặc nước tiểu giảm mạnh. Lúc này, nước tiểu loãng, thải 3-5 lít/ngày ở giai đoạn sớm, theo Tạp chí Thận học Mỹ (2022), điều này khiến cơ thể mất nước nhanh, kích thích trung tâm khát ở não, gây khát liên tục dù vừa uống.
Khát nước thường xuyên là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh thận. Ảnh: Freepik.
Đau lưng giữa đêm
Đau lưng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh thận. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơn đau lưng giữa đêm cũng bắt nguồn từ thận; nó cũng có thể bắt nguồn các nguyên nhân khác như căng cơ, các vấn đề về cột sống hoặc rối loạn tiêu hóa.
Theo Healthline, bạn có thể phân biệt được cơn đau do bệnh thận với những nguyên nhân khác qua vị trí và mức độ đau. Đau thận thường cảm giác rõ ràng ở vùng sườn, hai bên cột sống, giữa lồng ngực và hông. Thông thường, cơn đau sẽ chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên.
Tiểu đêm nhiều lần không rõ nguyên nhân
Nếu không uống nhiều nước mà vẫn phải thức dậy tiểu đêm nhiều lần, điều này có thể liên quan đến chức năng thận kém. Khi bộ lọc của thận bị tổn thương, khả năng xử lý và loại bỏ chất thải bị suy giảm, dẫn đến việc gia tăng nhu cầu đi tiểu.
Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra, một số loại thuốc hoặc tiêu thụ caffeine, rượu cũng có thể gây tiểu đêm. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên, đặc biệt khi chúng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sốt cao vào chiều tối, đi khám bất ngờ phát hiện nhiễm trùng máu Kết quả chẩn đoán bà L. mắc nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh nền là đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp. Khoảng 1 tuần trước, bà N.T.H.L. (50 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Bà L. tự mua thuốc về nhà uống (không rõ loại) thì triệu chứng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?

Đục thủy tinh thể vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt

4 cách ăn trứng tốt cho sức khỏe

Nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn đường phố

Canh bổ dưỡng từ các loại đậu

Các bước chuẩn bị thay thủy tinh thể mắt
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025