Can thiệp điều trị hiệu quả tắc động mạch chi dưới
Các triệu chứng đau, mỏi chân do bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính thường nhầm với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm, có thể khiến việc điều trị bị chậm trễ, bệnh tiến triển nặng làm loét và hoại tử chi.
ây là nguyên nhân hàng đầu của việc phải cắt cụt chi, ảnh hưởng nặng nề chất lượng sống của bệnh nhân.
Can thiệp nội mạch là phương pháp tiên tiến, điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới mạn tính. Trong ảnh: Ths. BS Nguyễn Văn Trang thăm hỏi người bệnh. Ảnh BV cung cấp.
ThS.BS Nguyễn Văn Trang, Phó Trưởng Khoa Ngoại lồng ngực – mạch máu, Bệnh viện (BV) a khoa TP Cần Thơ cho biết, đa phần người mắc bệnh lý động mạch chi dưới mạn tính đến khám tại Phòng khám chuyên khoa của BV đều ở giai đoạn muộn.
Dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh lý này là đau cách hồi: đau khi đi, dừng lại nghỉ sẽ đỡ đau và lại đau khi tiếp tục đi. Khoảng cách quãng đường khi xuất hiện cơn đau càng ngắn, thậm chí đau cả khi ngồi tại chỗ, nghỉ ngơi cũng đau, cho thấy bệnh đã ở tình trạng nặng.
Bệnh động mạch chi dưới mạn tính chỉ tình trạng một phần hay toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ máu đáp ứng cho các hoạt động sinh lý của cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bên cạnh những cơn đau còn xuất hiện viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu máu. Tùy vào vị trí bị hoại tử mà cắt cụt cao hay thấp, có thể khiến người bệnh trở thành tàn phế.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Trang, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi có nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo. Vì vậy, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân được ưu tiên hàng đầu. Mới đây, ê-kíp bác sĩ BV can thiệp điều trị thành công cho bệnh nhân T. V. H (64 tuổi, ở tỉnh Sóc Trăng). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lạnh, tê tím toàn bộ cẳng chân trái. Qua các kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có huyết khối đùi nông chân trái mạn tính.
Ê-kíp tiến hành can thiệp, mở đường vào mạch máu ở động mạch đùi chân trái, sau đó chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) bằng ống thông, đánh giá tổng thể vùng tổn thương. Dựa vào hình ảnh từ DSA, ê-kíp can thiệp nhìn thấy trực tiếp vị trí của tổn thương, hình thái cũng như mức độ tổn thương và cấu trúc của thành mạch máu. Từ đó, nhận định được tổn thương do huyết khối hay do xơ vữa để lựa chọn phương án và dụng cụ tối ưu can thiệp hiệu quả.
Sau 2 giờ can thiệp, hình ảnh DSA cho thấy động mạch đùi được tái thông, dòng máu chảy đến các phần xa của chi tốt. Nhờ đó, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện ngay, bàn chân hồng trở lại, cảm giác tê bì giảm. Bệnh nhân gần như hồi phục ngay sau can thiệp và rất hài lòng với kết quả điều trị.
Video đang HOT
Với bệnh lý tắc động mạch chi dưới mạn tính, việc phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay gồm điều trị bằng thuốc, can thiệp hoặc phẫu thuật.
Can thiệp mạch là phương pháp tiên tiến được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. BV a khoa TP Cần Thơ đã triển khai kỹ thuật này từ năm 2019 đến nay, giúp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân tắc động mạch chi dưới.
Ngoài ra, các bác sĩ còn thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch đối với người bệnh ở các giai đoạn muộn hơn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên những kết quả chẩn đoán chính xác của bác sĩ có chuyên môn cao.
Nguyên nhân dẫn đến tắc động mạch chi dưới mạn tính chủ yếu do xơ vữa động mạch, với nhiều yếu tố liên quan bao gồm thói quen hút thuốc lá, người cao tuổi mắc đồng thời nhiều bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu…
ThS.BS Nguyễn Văn Trang khuyến cáo, để phòng bệnh, trước hết cần điều chỉnh lối sống, từ bỏ thuốc lá, kiểm soát tốt các bệnh nội tiết, thực hiện chế độ vận động, dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người dân có thể đến khám ở Phòng khám chuyên khoa lồng ngực, mạch máu – Phòng số 19, tầng 1 BV a khoa TP Cần Thơ, số 4 đường Châu Văn Liêm, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để được tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả.
Các biện pháp phòng trị đau thắt lưng
Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng phần dưới của cột sống. Bệnh do xảy ra khi các thớ cơ bị căng giãn hơn mức bình thường và vượt quá mức giới hạn chịu đựng của cơ hoặc tình trạng các dây chằng - mô khớp nối 2 hoặc nhiều xương với nhau bị chấn thương...
Đau thắt lưng bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ quá sức sinh ra bệnh. Tùy từng thể bệnh có thể hết hoặc giảm đau trong vòng 3-4 tuần.
Đau nhức một bên hoặc cả 2 bên thắt lưng; đau nhói, đau âm ỉ, cũng có thể có cảm giác đau nhức, lạnh tê, có khi lan sang vùng mông. Đau hơn khi lao động hoặc khi thời tiết thay đổi, nghỉ ngơi thì giảm đau. Bệnh tái phát nhiều lần gây hạn chế hoạt động thắt lưng. Một số trường hợp cột sống vẹo về một bên, co rút cơ thắt lưng, đau lan tới chi dưới. Vật lý trị liệu và thuốc giảm đau có thể có tác dụng...
Nguyên nhân đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cho tuổi già, lao cột sống thắt lưng, viêm cột sống thắt lưng do vi trùng hoặc nguyên nhân khác, bệnh viêm dính cột sống (di truyền), vẹo cột sống... Một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do lao động quá sức, sai tư thế mất thăng bằng gây đau lưng cấp, khí trệ huyết ứ gây đau hoặc có tổn thương cân cơ, xương khớp như thoái hoá đốt sống, dị dạng đốt sống... gây đau lưng mạn; Hoặc do phong hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí; Do công năng can thận suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, cân cơ lâu ngày gây đau, co cứng cơ...
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm.
Giai pháp phòng đau thắt lưng
Ngồi đúng tư thế, nên dùng loại ghế thích hợp cho công việc hoặc phù hợp với tư thế ngồi của lưng, khớp, có thể kê thêm gối phía sau để dựa cho thoải mái. Hãy ngồi ở tư thế sao cho đầu gối ngang bằng với mức hông.
Không nên ngồi ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài. Nên đứng dậy, đi lại và vận động các cơ để thư giãn. Thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, thực hiện những động tác vươn vai giữa giờ là phương pháp thư giãn, luyện tập có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa đau thắt lưng.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nên thực hiện từ từ.
Tránh mang vác vật nặng, khi bắt buộc phải làm thì giữ lưng thẳng, co đầu gối và từ từ nâng lên. Giữ vật nặng sát cơ thể và không được vừa nâng vừa xoay hay ném vật nặng cùng một lúc.
Luyện tập thể thao đều đặn và phù hợp, cần lưu ý khởi động nhẹ nhàng, trước khi vận động mạnh hay luyện tập thể thao.
Duy trì, quản lý trọng lượng cơ thể. Mang giày, dép thích hợp...
Ngoài ra dưới đây xin giới thiệu hướng xử trí điều trị đau thắt lưng để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Đặt ngón tay, bàn tay gần nhau xung quanh phần thắt lưng, lòng bàn tay hướng vào trong, dùng gốc gan bàn tay từ từ xát lên và xuống làm vùng thắt lưng nóng lên.
Dùng gốc bàn tay xoa tròn trên da chỗ đau lần lượt theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Động tác này làm cho vùng lưng nóng lên.
Xát 2 tay vào nhau cho nóng lên rồi đặt chồng lên nhau ở giữa thắt lưng đẩy từ trên xuống chà xát 5-10 lần, sau đó di chuyển sang phải, sang trái 5-10 lần.
Tay trên hông, mô ngón tay cái đặt ở 2 bên cột sống, hơi dùng sức để ấn xuống và xoay tròn, lần đầu tiên theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ khoảng 3-5 phút.
2 bàn tay đặt ở 2 bên thắt lưng, ngón cái ở bên còn 4 ngón còn lại đặt ở cột sống thắt lưng ở cả bóp vào 2 bên cơ lưng, 2 tay bóp cùng lúc, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên, làm khoảng 3 phút.
Nắm cả 2 tay lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dung mu tay lần lượt đấm vào 2 bên thắt lưng với lực không gây đau là thích hợp, cùng một thời điểm, đấm mỗi bên khoảng 10-15 lần.
Cả 2 tay trên hông, ngón tay cái đặt ở 2 bên thăn lưng, bấm các huyệt: Thận du, Đại trường du, Hoàn khiêu. Khi bấm đốt 1 và đốt 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi thấy tức nặng. Bấm mỗi huyệt khoảng 1 phút.
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào lại với nhau, phát vào vùng thắt lưng.
Cô gái "vàng" Yoga VN: Bài tập dành cho người bị đau vai gáy, muốn hết bệnh thì tập "luôn và ngay" HLV Yoga Kim Nguyễn hướng dẫn bạn cách để thoát khỏi những cơn đau cổ vai gáy bằng các động tác yoga đơn giản, hiệu quả và có tác dụng lâu dài. Bạn có biết rằng vai là một trong những bộ phận biểu hiện trạng thái cảm xúc rõ ràng nhất trên cơ thể. Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, lo âu......