Cẩn thận với tụt huyết áp tư thế đứng
Tụt huyết áp tư thế đứng xảy ra khi bạn đang nằm hoặc ngồi và đột ngột đứng dậy.
Tụt huyết áp nên làm gi?
Nếu bạn đang nằm hoặc ngồi sau đó đột ngột đứng dậy và cảm thấy có các biểu hiện sau thì bạn đang gặp tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là tụt huyết áp:
Đau đầu
Lơ mơ hoặc ngất xỉu
Mệt mỏi cảm thấy chân tay bủn rủn hoặc rối loạn nhận thức.
Lúc này, huyết áp tâm thu của bạn đang giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương của bạn đang giảm ít nhất 10mmHg trong vòng 3 phút ở tư thế đứng. Điều này xảy ra khi bạn nằm hoặc ngồi khiến trọng lực, máu trong cơ thể dồn về phía chi dưới lâu và dòng máu chảy về tim suy giảm. Khi đó, tim không đủ khả năng để cung cấp máu cho cả cơ thể gây ra tình trạng giảm oxy lên não.
Các triệu chứng tụt huyết áp có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút khi đứng dậy và biến mất khi nằm xuống.
Các hiện tượng trên có thể diễn ra trong vài giây hoặc vài phút, cũng có thể biến mất nếu người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể nặng hơn vào buổi sáng. Tụt huyết áp tư thế đứng có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đối tượng khác nhau, nhưng có một số đối tượng dễ gặp tình trạng này hơn như:
Người có các bệnh lý về tim mạch
Người bị huyết áp thấp
Người đang sử dụng các thuốc điều trị huyết áp tuy nhiên không kiểm soát huyết áp tốt
Người từ 65 tuổi trở lên.
Nếu gặp tình trạng tụt huyết áp như trên, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi để chỉ số huyết áp tăng lên và ổn định. Có thể kê cao chân hơn so với đầu và cho người bệnh uống trà gừng, trà cam thảo, nước dừa, cafe… Trong trường hợp người bệnh có các biểu hiện bất thường như da tím tái, đổ mồ hôi, thở gấp… cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Tụt huyết áp có nguy hiểm không?
Tụt huyết áp tư thế đứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có một số nguyên nhân thường gặp như người bệnh sử dụng thuốc điều trị, vấn đề về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn hệ thần kinh, mất nước…
Khi bị tụt huyết áp, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi để huyết áp ổn định trở lại.
Nếu tình trạng tụt huyết áp tư thế đứng thường xuyên xảy ra, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm nguyên nhân. Đây là bệnh cảnh lâm sàng gây ra biến chứng hoặc tử vong không nhỏ, đặc biệt là với người cao tuổi. Hơn nữa, khi tụt huyết áp tư thế đứng có thể là nguyên nhân gây ra ngã và các chấn thương không mong muốn. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến người bệnh suy giảm trí nhớ.
Để phòng ngừa tụt huyết áp tư thế đứng, bạn cần hạn chế thay đổi tư thế đột ngột. Tốt nhất bạn nên chuyển tư thế một cách chậm rãi từ nằm sang ngồi sau đó đứng dậy một cách từ từ. Đối với những bệnh nhân mắc tăng huyết áp hoặc người cao tuổi nên hạn chế đứng quá lâu.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tránh việc mất nước.
Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới ghi nhận 150 ca
Thai phụbị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp, bác sĩ Bệnh Viện Chợ Rẫy cho biết, theo y văn, hơn 100 năm qua chỉ gặp 150 ca.
Ngày 14.3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) thông tin về việc điều trị thành công cho thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca có tình trạng tương tự.
Trước đó, thai phụ N.T.M.T (21 tuổi, ngụ Đồng Tháp) được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy khi đang mang thai 33 tuần, suy hô hấp, tụt huyết áp, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và thai nhi. Trước tình trạng nguy cấp của thai phụ, Bệnh viện Chợ Rẫy đã kích hoạt quy trình báo động đỏ, hội chẩn liên chuyên khoa ngay tại khoa Cấp cứu.
Đồng thời, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiến hành hội chẩn liên viện với chuyên khoa sản của Bệnh viện Hùng Vương nhằm tìm ra phương án tốt nhất để có thể kịp thời cứu sống cả mẹ và bé.
Mẹ con thai phụ được cứu sống và đã xuất viện. Ảnh N.H
Kết quả hội chẩn xác định thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt bẩm sinh bên trái, gây thoát vị hoàn toàn dạ dày, toàn bộ ruột non và đại tràng ngang lách, tụy lên phổi tráitrênbệnh nhân đang mang thai 33 tuần.
Theo các bác sĩ, thoát vị hoành nghẹt là một bệnh lý rất khó điều trị và phần lớn sẽ áp dụng phương pháp mổ mở để xử lý. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, bệnh nhân là thai phụ đã mang thai được 33 tuần, nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật thông thường có thể sẽ không cứu được em bé. Do đó, bệnh viện đã quyết định sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi để tăng khả năng cứu sống cả mẹ và bé.
Tuy nhiên, cách này cũng gây thách thức đối với đội ngũ bác sĩ do các tạng bị dính với phổi, trong quá trình phẫu thuật nếu không khéo sẽ gây rách tạng, rách ruột non, thủng ruột, thủng dạ dày... và khi dịch tiêu hóa chảy vào phổi thì thai phụ có thể bị suy hô hấp.
Phối hợp liên viện cứu sống thai phụ mắc bệnh hiếm gặp 160 ca trong 100 năm
Ngoài ra, tuổi thai đã lớn chiếm gần hết ổ bụng lại càng khó cho các phẫu thuật viên sao cho vừa có thể kéo ruột xuống đúng vị trí, không gây thủng lại càng không được làm tổn thương thai và quá trình khâu lại vị trí thoát vị cũng là một thách thức cho bác sĩ khi áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi.
Cùng với sự tham gia hội chẩn của Bệnh viện Hùng Vương, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định sử dụng thuốc hỗ trợ não và hỗ trợ trưởng thành phổi để đảm bảo thai nhi có diễn biến tốt hơn về hô hấp cũng như giảm các di chứng về sau, đặt ống giải áp dạ dày để cải thiện tình trạng căng cứng thiếu máu của khối thoát vị. Đồng thời, dùng kháng sinh mạnh liều cao để phòng tránh nhiễm trùng phổi cho thai phụ.
Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu khẩn. Sau 4 giờ các bác sĩ đã thành công giải áp cho khối thoát vị hoành, toàn bộ dạ dày, toàn bộ ruột non, đại tràng lách và đuôi tụy. Các tạng thoát vị chưa có dấu hiệu hoại tử, chỉ có một phần của mặt trước dạ dày bị bầm máu. Các bác sĩ khâu tăng cường, khâu phục hồi lại cơ hoành trái cũng như đặt lưới chống dính 2 mặt ngăn sự tái phát, đặt dẫn lưu màng phổi hỗ trợ phổi trái.
Sau phẫu thuật, thai phụ được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu trong trạng thái còn suy hô hấp nặng, thở máy và tiên lượng phải đặt ECMO. Thai nhi có dấu hiệu suy thai sau 36 giờ.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã khẩn trương hội chẩn với Bệnh viện Hùng Vương và quyết định tiến hành phẫu thuật lần 2 để bắt con. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong vòng 40 phút, thành công cứu sống một bé gái nặng 2 kg. Em bé được tiếp tục theo dõi tại phòng dưỡng nhi của Bệnh viện Hùng Vương và người mẹ tiếp tục được hồi sức tại khoa Hồi sức cấp cứu.
Sau 6 ngày điều trị, thai phụ đã được xuất viện. Riêng em bé cũng khỏe mạnh, phát triển tốt.
2 người đàn ông nhập viện sau uống loại rượu ngâm ngày cận Tết Bệnh viện Thanh Nhàn mới đây tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc Aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tẩu. Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành...