Cẩn thận với tình trạng thường gặp này vì rất dễ dẫn đến suy thận
Bạn có biết rằng 50% bệnh nhân sỏi thận cuối cùng bị suy thận, tùy mức độ nặng nhẹ, theo The Health Site.
50% bệnh nhân sỏi thận cuối cùng bị suy thận – SHUTTERSTOCK
Các vấn đề về thận cũng liên quan đến bệnh tiểu đường và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Các chuyên gia cho biết, gần 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát triển các vấn đề về thận.
Sau đây là các triệu chứng của sỏi thận và những điều có thể thực hiện để tránh suy thận.
Sỏi thận
Uống không đủ nước có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Thận giúp thải chất thải và chất lỏng ra khỏi máu dưới dạng nước tiểu. Nhưng có nhiều vấn đề có thể làm gián đoạn quá trình này và một trong số đó là sỏi thận.
Sỏi thận có xu hướng hình thành ở thận và cũng có thể phát triển ở bàng quang và niệu đạo.
Sỏi thận là vấn đề thường xảy ra ở nhiều người, nhưng nó có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính và cuối cùng là suy thận, nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, cần phải theo dõi lượng nước uống vào, tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi không quá liều lượng khuyến nghị và đi kiểm tra thường xuyên để tránh các vấn đề về thận xảy ra trong tương lai, theo The Health Site.
Tiến sĩ Tarun Jain, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, tại Bệnh viện Apollo Spectra Mumbai (Ấn Độ), cho biết 50% những người bị sỏi thận có thể bị suy thận ở một mức độ nào đó trong cuộc sống sau này nếu không điều trị sỏi thận kịp thời.
Hơn nữa, cứ khoảng 8 người là có 1 người dễ bị sỏi tiết niệu và đó cũng là vấn đề đáng quan tâm.
Nguyên nhân và triệu chứng của sỏi thận
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hình thành sỏi thận, bao gồm, theo The Health Site.
Uống không đủ nước
Béo phì
Tiền sử gia đình bị sỏi thận
Dùng một số loại thuốc
Một số bệnh về ruột như bệnh Chron’s
Nồng độ a xít uric và canxi cao.
Đây là các dấu hiệu để nhận biết sỏi thận
Video đang HOT
Nếu bị sỏi thận, bạn có thể gặp các triệu chứng như:
Tiểu buốt
Buồn nôn, nôn
Thường xuyên muốn đi tiểu
Sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Thận có thể ngừng hoạt động – có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối là suy thận.
Nên theo dõi tỷ lệ albumin và creatinine trong nước tiểu sau mỗi 6 tháng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phòng ngừa sỏi thận bằng cách nào?
Để ngăn ngừa sỏi thận, tiến sĩ Jai khuyên nên tập thể dục hằng ngày, hạn chế lượng muối và tránh đồ ăn vặt và đồ chế biến sẵn.
Ăn trái cây tươi, rau, đậu và ngũ cốc nguyên cám và theo dõi lượng canxi hấp thụ vì không nên quá nhiều.
Người bị sỏi thận nên đi khám định kỳ để tránh bị suy thận, theo The Health Site.
Các triệu chứng của suy thận thường xuất hiện muộn nên bắt buộc phải lên lịch tái khám thường xuyên, ông nói thêm.
Các vấn đề về thận thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Các vấn đề về thận có liên quan đến bệnh tiểu đường và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Tiến sĩ Sanjay Ingle, nhà nghiên cứu bệnh học, từ Bệnh viện Apollo Diagnostics, Pune cho biết, gần 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát triển các vấn đề về thận.
Thông thường, bệnh nhân phát triển các vấn đề về thận từ 5 – 10 năm sau khi phát bệnh tiểu đường.
Theo dõi tỷ lệ albumin và creatinine trong nước tiểu sau mỗi 6 tháng giúp chẩn đoán sớm những thay đổi để ngăn ngừa suy thận, tiến sĩ Ingle lưu ý.
Cả bệnh nhân mới phát bệnh tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường đã lâu đều nên làm các xét nghiệm này.
Các xét nghiệm này chỉ ra những thay đổi sớm trong chức năng thận, có thể cảnh báo người bệnh thực hiện các biện pháp như theo dõi lượng đường và huyết áp, duy trì cân nặng tối ưu, giảm lượng muối ăn vào, ăn uống lành mạnh, cắt giảm hút thuốc và rượu, tập thể dục hằng ngày và tránh căng thẳng để ngăn ngừa suy thận, tiến sĩ Sanjay Inglenói thêm.
Hầu hết những người mắc bệnh về thận đều không biết mình mắc bệnh, theo The Health Site.
Một số dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh thận là:
Có máu trong nước tiểu
Sỏi thận
Tổn thương thận cấp tính
Đau ở vùng thận và nhiễm trùng
Có protein trong nước tiểu
Các triệu chứng khác có thể gồm:
Mệt mỏi
Ngứa
Nước tiểu ít đi
Đau bụng
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Kém ăn
Sưng mắt phù mắt cá chân và bàn chân
Hãy để ý những triệu chứng này để có thể sớm giải quyết các vấn đề, theo The Health Site.
Gặp 10 dấu hiệu này, nên đi khám thận ngay!
Suy thận hiện đang có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây.
Nếu mắt thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đa số người bệnh thận nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh, cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, mới nhận biết. Lúc đó, thận đã suy, phải chạy thận, thì ngỡ ngàng không biết mình bệnh từ lúc nào.
Sau đây, trang Bright Side mách bạn cách nhận biết mình chớm mắc bệnh thận, để giúp bạn phát hiện và chữa trị kịp thời, trước khi quá muộn.
Hãy chú ý bạn nhé! Nếu bạn có các dấu hiệu nào trong số này, hãy đi khám thận ngay.
1. Thay đổi khi tiểu tiện
Mỗi ngày, thận lọc khoảng 120 đến 150 lít máu để tạo ra khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu.
Theo Bright Side, cần chú ý những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu, như:
Đi tiểu nhiều lần
Đặc biệt là vào ban đêm. Đi từ 4 - 10 lần một ngày là bình thường, hơn mức này là nhiều.
Tiểu ra máu
Khi thận không lọc được nữa, các tế bào máu có thể bắt đầu bị đào thải ra nước tiểu.
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu có bọt cho thấy có protein đào thải qua nước tiểu.
2. Tăng huyết áp
Huyết áp cao khiến các mạch máu bị hỏng, các bộ phận lọc máu của thận sẽ không nhận đủ ô xy và chất dinh dưỡng, gây suy thận. Cần kiểm soát huyết áp cao để tránh suy thận.
3. Bọng mắt
Dấu hiệu đầu tiên chỉ ra thận không còn lọc tốt là bọng mắt quanh vùng mắt. Bọng mắt là do thận đang rò rỉ lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ lại và phân phối khắp cơ thể, theo Bright Side.
Nếu mắt thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim.
4. Đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng, do bệnh thận đa nang gây ra. Có thể đau ở vùng sâu bên dưới xương sườn hoặc ở phía trước háng hoặc hông.
Đau lưng do suy thận kèm theo cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, sốt cao và đi tiểu thường xuyên.
5. Phù chân, tay
Thận không hoạt động bình thường sẽ không loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến việc giữ muối gây phù chân, tay. Bệnh tim, gan hoặc tĩnh mạch chân cũng gây phù chân.
6. Khó thở
Có hai nguyên nhân bệnh thận gây khó thở. Đầu tiên, chất lỏng thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động không bình thường. Thứ hai, thiếu máu làm cơ thể thiếu ô xy và dẫn đến khó thở, theo Bright Side.
Có nhiều lý do gây khó thở từ suy thận đến hen suyễn và ung thư phổi hoặc suy tim.
7. Hơi thở hôi và vị kim loại
Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ làm thay đổi mùi vị thức ăn và để lại vị kim loại trong miệng. Hôi miệng là một dấu hiệu có quá nhiều chất độc và ô nhiễm trong máu.
8. Da khô và ngứa
Có đến một nửa số người bị bệnh thận tiến triển và hầu hết tất cả những người bị suy thận đang chạy thận bị ngứa. Chức năng thận càng suy giảm thì ngứa càng nhiều.
9. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Thận khỏe mạnh tạo ra hoóc môn erythropoietin - giúp thúc đẩy tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu - mang ô xy đi khắp cơ thể. Khi thận không hoạt động bình thường, chúng sẽ tạo ra ít hoóc môn này hơn. Sự suy giảm các tế bào hồng cầu dẫn đến sự mệt mỏi nhanh chóng của cơ và não.
Thiếu máu thường xảy ra khi chỉ còn 20 - 50% chức năng thận.
10. Khó ngủ
Khi thận không hoạt động bình thường, mức độ độc tố trong cơ thể tăng lên khiến khó chìm vào giấc ngủ. Đó là lý do tại sao suy giảm chức năng thận dẫn đến ngủ ít hơn, theo Bright Side.
Bệnh thận đa nang có nguy hiểm? Thận đa nang là bệnh thận nang hay gặp nhất và là bệnh di truyền. Bệnh thận nang có thể kết hợp với nang gan cùng các bất thường tim mạch và thường dẫn tới suy thận giai đoạn cuối. Vì vậy, việc hiểu biết về bệnh và biết cách đề phòng biến chứng nguy hiểm là rât quan trọng. Dấu hiệu nhận...