Cẩn thận với các mánh hack wifi lan truyền trên mạng
Trong thời đại lên ngôi của các thiết bị di động thông minh như smartphone, tablet hay laptop, mạng wifi đã trở nên vô cùng thân thuộc đối với các hộ gia đình tại Việt Nam. Hầu hết mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của việc đặt mật khẩu cho mạng không dây để bảo vệ băng thông đường truyền cũng như ngăn chặn kẻ xấu đột nhập vào máy tính nhằm ăn cắp dữ liệu mật. Do đó gần như tất cả những ai sử dụng modem, router wifi đều đã thiết lập password trong lần đầu tiên lắp đặt và vận hành thiết bị.
Khái niệm “ hack wifi” từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với giới hacker cũng như những người có ý đồ “xài chùa” mạng của những nhà bên cạnh. Trước đây đã có một lượng lớn password mạng không dây bị tìm ra do chuẩn bảo mật WEP cũ quá đơn giản và tồn tại nhiều lỗ hổng.
Wifi bảo mật chuẩn WEP đã bị hack từ lâu.
Ngày nay hầu hết các thiết bị phát wifi đều đã hỗ trợ chuẩn bảo mật mới hơn, cao cấp hơn là WPA và WPA 2 có tính bảo mật cao hơn rất nhiều. Gần như không ai có thể khai thác được bất kỳ lỗ hổng nào trong cơ chế mã hoá này để tìm ra mật khẩu chính xác từ những gói tin thu thập được trên mạng nội bộ không dây.
Tuy nhiên giới hacker không bao giờ chịu bó tay, khi không tìm được lỗ hổng ở cơ chế mã hoá, họ lại tìm ra cách khai thác kẽ hở từ phía người sử dụng. Hiện nay đã có khá nhiều phương thức giúp người khác có thể dò ra mật khẩu wifi nhà bạn, từ đó họ có thể xâm nhập hệ thống mạng nội bộ, lây nhiễm virus ra các máy tính, đánh cắp password của các tài khoản trực tuyến hay phá hoại dữ liệu có trong thiết bị.
Nếu như hack mật khẩu của wifi sử dụng bảo mật chuẩn WEP chỉ dùng một phương pháp đơn giản là chuyển card wifi thành chế độ mornitor, đánh cắp các gói tin được truyền tải giữa Access Point và Client rồi dùng một phần mềm chuyên dụng để tìm ra key mã hoá (chính là password) thì để tìm ra chìa khoá tiến vào mạng không dây sử dụng bảo mật chuẩn WPA và WPA 2 khó hơn nhiều. Hiện nay giới hacker thường dùng 4 phương pháp sau:
Video đang HOT
Dictionary attack: Sử dụng một cuốn từ điển chứa các loại password thông dụng như tên người, ngày tháng năm sinh… có dung lượng cực lớn để “ướm” thử vào wifi cần thâm nhập. Cách này thường được gọi là “xổ số kiến thiết” do khả năng thành công không cao, nếu như mật khẩu của người dùng không nằm trong dictionary thì vô phương tìm ra.
Bruteforce attack: Có nét tương đồng với cách hack wifi bảo mật chuẩn WEP ở trên khi biến card wifi thành một dạng mornitor để theo dõi các tệp tin trao đổi trong mạng, thu thập chúng rồi tiến hành phân tích từ đó dò ra password. Phương thức này đảm bảo là sẽ tìm ra mật khẩu, tuy nhiên thời gian chạy có thể kéo dài từ vài tiếng tới vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm tuỳ thuộc vào cấu hình máy và độ phức tạp của mật khẩu.
RAT Wirelesskeyview combo attack: Sử dụng phẩm mềm gián điệp tương tự như Keylog để trộm mật khẩu do người dùng gõ vào sau đó gửi lại cho hacker. Bên cạnh việc lấy password, RAT còn cho phép kẻ sử dụng điều khiển máy của nạn nhân để làm nhiều tác vụ khác, ví dụ như làm bot, nơi trung gian chuyển tiếp phát tán virus…
Rogue Access Point attack: Cách thức hoạt động của phương pháp này rất đơn giản, không tốn nhiều công sức nhưng đòi hỏi hacker phải là người am hiểu về mạng. Cụ thể hơn, kẻ lạ sẽ dùng máy tính hoặc một router phát ra tín hiệu wifi giả mạo có tên giống như bản chính. Khi người dùng không cẩn thận chọn nhầm, Access Point giả sẽ yêu cầu nhập lại mật khẩu, sau đó tất nhiên là hacker sẽ nhận được password của bạn.
Hiện nay trên rất nhiều diễn đàn đang chia sẻ các phương thức hack wifi theo cách 1 và cách 2 chính là kiểu dò tìm thủ công tốn rất nhiều thời gian nhưng an toàn về mặt pháp lý và các bước thực hiện có phần đơn giản, không cần có hiểu biết nhiều về công nghệ mạng. Cách thứ 3 và 4 tốn ít công sức hơn rất nhiều, tuy nhiên khi sử dụng hacker sẽ bị bắt nếu nạn nhân phát hiện ra rồi báo công an. Lý do vì các phương pháp này là hành vi đột nhập trái phép vào tài sản cá nhân, phát tán phần mềm độc hại và lừa đảo.
Tới đây, chắc hẳn không ít bạn đọc sẽ băn khoăn tự hỏi xem mạng nhà mình đã từng bị hack chưa, liệu đã có ai điều khiển máy mình hay lấy trộm mất tài khoản ngân hàng ebanking hoặc cài virus vào PC…
Máy tính của bạn liệu có an toàn?
Vậy, làm thế nào để có thể phát hiện ra có kẻ khác đang sử dụng wifi của mình? Việc này khá đơn giản, bạn chỉ cần vào modem internet, rà soát ở phần LAN xem có client nào lạ đang kết nối vào mạng không. Nếu như xuất hiện một thiết bị nào đó không phải của nhà mình trong danh sách thì chắc chắn có người đang “xài chùa” net nhà bạn (trong trường hợp may mắn) hay nghiêm trọng hơn là có kẻ đang hack mạng để ăn cắp dữ liệu!
Việc cần làm đầu tiên là đổi ngay mật khẩu với các loại chữ, số và ký tự đặc biệt đan xen với nhau (ví dụ như Gen1K$*vn hay G2en#K&*vn). Với password có độ phức tạp cao như trên, cách 1 và cách 2 hoàn toàn không thể dò ra pass của bạn (hoặc có thể nhưng sau vài năm).
Còn nếu kẻ hack pass của bạn dùng phương pháp 3 và 4 chứng tỏ hắn là một kẻ có kiến thức rất tốt và rất khó đối phó. Người dùng chỉ có cách phòng bị duy nhất là thường xuyên update các phần mềm diệt virus, tường lửa để tránh bị virus xâm nhập đánh cắp mật khẩu đồng thời nâng cao cảnh giác, không gõ password để đăng nhập vào các wifi giả mạo.
Tổng kết lại, hiện tại có rất nhiều phương thức để kẻ xấu thâm nhập vào mạng không dây wifi nhà bạn nên tốt nhất hãy chuẩn bị tâm lý đề phòng trước, tuyệt đối không dùng bảo mật chuẩn WEP mà hãy dùng WPA / WPA 2, đặt mật khẩu có độ phức tạp cao, luôn cài sẵn phần mềm diệt virus và tường lửa để phòng thủ mọi lúc.
Theo Genk
13 kênh WiFi cho phép kết nối bao nhiêu thiết bị cùng 1 lúc?
Wi-Fi hiện nay hỗ trợ 13 kênh kết nối. Điều này khiến nhiều người dùng băn khoăn không biết liệu rằng liệu sẽ có bao nhiêu thiết bị có thể kết nối internet bằng mạng WiFi của họ tại cùng 1 thời điểm? Liệu việc WiFi hỗ trợ 13 kênh kết nối có đồng nghĩa với việc họ chỉ có thể kết nối Internet cho 13 thiết bị cùng 1 lúc hay không (mỗi thiết bị chiếm 1 kênh)? Chất lượng mạng khi 1 lúc có cùng nhiều thiết bị kết nối WiFi sẽ như thế nào? Câu trả lời của các tư vấn viên trên trang howtogeek có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc đó.
Có thể khẳng định rằng số kênh WiFi không làm giới hạn số thiết bị có thể kết nối internet tại cùng 1 thời điểm. Bạn có thể kết nối WiFi cho 20 thiết bị hay thậm chí nhiều hơn rất nhiều con số đó tại cùng 1 thời điểm, bởi các thiết bị trong cùng 1 kênh sẽ có sự chia sẻ kết nối, không phải mỗi thiết bị sẽ cần tới 1 kênh riêng. Các thiết bị kết nối WiFi và các thiết bị phát WiFi (access point) sẽ chia sẻ với nhau ở việc nhận và gửi dữ liệu trên quy tắc từng thiết bị sẽ tuần tự gửi và nhận dữ liệu thay vì "tranh giành" nhau.
Tuy nhiên, càng có nhiều thiết bị kết nối trên cùng 1 kênh thì càng làm ảnh hưởng tới tốc độ. Nó giống như bạn ở trong 1 phòng họp đông người và phải nghe nhiều người nói chuyện với mình cùng 1 lúc. Nếu có 2 người nói chuyện với bạn trong cùng 1 thời điểm, bạn có thể sẽ phải yêu cầu 1 trong 2 hoặc cả 2 người nhắc lại cho mình xem họ vừa nói gì. Càng đông người trong phòng, thông tin bạn thu nhận được càng ít đi. Theo kinh nghiệm, mỗi kênh WiFi với 25 thiết bị kết nối cùng 1 lúc vẫn cho tốc độ mạng đảo bảo cho việc lướt web thông thường. Tuy nhiên, tốc độ sẽ chậm hơn rất nhiều cho các tác vụ như chơi game, chia sẻ file ngang hàng (p2p), stream video, di chuyển các tập tin lớn.
Một vài router phát WiFi cao cấp có thể dùng tới 2 đến 3 kênh cùng 1 lúc tuy nhiên việc dùng chúng khá phức tạp. Trong khi đó, những chiếc Router thông minh nhất phải là thiết bị biết "lọc" xem kênh nào đang có quá nhiều thiết bị kết nối để lựa chọn kênh tốc độ cao nhất cho thiết bị của bạn. Ngoài ra, WiFi chuẩn N hoạt động trên dải băng tần 5 Ghz vốn là giải băng tần mới có nên số thiết bị dùng dải băng tần này cũng sẽ ít hơn so với chuẩn G, A và B.
Mạng WiFi từ trước tới nay vẫn thường gặp điểm yếu ở việc tín hiệu bị nhiễu do có nhiều thiết bị cùng dùng chung tần số. Mạng có dây về cơ bản không có những điểm yếu này. Do đó, trong thực tế, WiFi chỉ lý tưởng cho việc dùng mạng trong các hộ gia đình. Còn tại những nơi vốn có nhiều thiết bị cùng kết nối 1 mạng thì kết nối có dây vẫn là lựa chọn số 1.
Từ đây có thể rút ra 1 bài học cho các bạn sinh viên khi sử dụng mạng tại các điểm công cộng như trường đại học, thư viện...rằng nếu có thể, hãy dùng mạng dây để vào mạng thay vì cứ tìm cách kết nối internet bằng WiFi vốn sẽ rất chậm do những hạn chế vừa nêu.
Theo Genk
Một số thủ thuật khắc phục sự cố kết nối internet Internet từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tất cả mọi người, do đó những sự cố mất kết nối internet thực sự là một thảm họa. Đôi khi các sự cố này không bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ mà nguyên nhân từ chính chiếc máy tính hoặc dây kết nối hay modem của bạn. Do...