Cần thận trọng khi thấy 3 đèn cảnh báo của xe ô tô trên taplo bất ngờ sáng
Đèn phanh, đèn cảnh báo áp suất hay đèn động cơ bị quá nhiệt một khi phát sáng tài xế cần phải xử lý ngay nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trên bảng taplo của xe ô tô có rất nhiều loại đèn khác nhau. Có một số đèn cảnh báo bật sáng trên taplo có thể tạm bỏ qua và chạy tiếp, nhưng cũng có những đèn cảnh báo khi bật sáng thì tài xế nhất định không được bỏ qua.
Nếu 3 chiếc đèn này sáng tài xế không nên cố gắng đi thêm vì rất nguy hiểm
Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn động cơ
Đèn này sẽ xuất hiện khi bật chìa khóa điện và sẽ biến mất khi động cơ được khởi động thì đó là bình thường. Nhưng khi hệ thống cảm biến phát hiện ra áp suất dầu bôi trơn ở dưới ngưỡng an toàn thì đèn này sẽ bật sáng. Nguyên nhân là do thiếu áp suất dầu có thể là do dầu bị rò rỉ và thiếu, hao dầu, bơm dầu hỏng…
Do đó khi thấy đèn cảnh báo này sáng tài xế cần nhanh chóng dừng xe vào nơi an toàn và tắt máy, đồng thời kiểm tra mức dầu động cơ có bị hao hụt hay không. Nếu hao hụt thì kiếm thêm dầu bôi trơn đổ vào. Nếu dầu không hao thì nguyên nhân có thể do bơm dầu và cần sửa chữa ở gara uy tín.
Tuy nhiên nếu áp suất dầu không đủ, các bộ phận cơ khí chính xác cao bên trong động cơ sẽ không được bôi trơn và bị mài mòn hanh chóng. Các cơ cấu chịu áp lực cao như piston, xy-lanh, trục khuỷu… bị ảnh hưởng nặng nề đầu tiên, thậm chí bị phá vỡ do các chi tiết cào vào nhau. Động cơ trong phút chốc có thể sẽ biến thành đống sắt vụn.
Đèn cảnh báo động cơ bị quá nhiệt
Khi một chiếc đèn hình nhiệt kế nhúng trong nước bật sáng cho thấy động cơ xe ô tô đang bị quá nhiệt, hay nói cách khác là nước làm mát quá nóng. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước làm mát, có không khí trong hệ thống nước làm mát hoặc bơm nước bị hư hỏng.
Khi thấy đèn này sáng tài xế cũng cần phải nhanh chóng đưa xe vào chỗ an toàn, để máy nổ ở chế độ không tải, đồng thời chuyển điều hòa sang chế độ nóng tối đa và quạt gió mạnh nhất rồi nhanh chóng mở ca-pô lên quan sát xem nước làm mát xem có bị hao hụt hay không.
Video đang HOT
Nếu thấy nước làm mát có dấu hiệu cạn cần tắt máy ngay. Nếu thấy còn nước nhưng nước đang sôi thì hãy để động cơ nổ không tải cho nước được lưu thông trong ít phút đến khi nguội mới tắt máy. Sau đó, có thể bổ sung bằng nước sạch rồi tiếp tục hành trình nhưng hãy theo dõi liên tục, hoặc tốt nhất là đưa xe về gara uy tín để xử lý.
Còn nếu tiếp tục lái xe trong khi động cơ đang bị quá nhiệt có thể sẽ khiến các bộ phận của động cơ bị hỏng cực nhanh. Nắp máy sẽ bị quá nóng và cong vênh. Các gioăng phớt làm kín sẽ bị phá hỏng hoàn toàn. Hệ thống ống dẫn bị quá nhiệt cũng sẽ bị hư hỏng. Chi phí phục hồi rất tốn kém mà động cơ vẫn không thể hoạt động bình thường trở lại khi nhiều chi tiết đã bị biến dạng.
Đèn phanh sáng trên bảng taplo
Đèn phanh sáng trên bảng taplo thì chắc chắn xe ô tô đang không bình thường. Trên nhiều dòng xe, một dấu chấm than “!” xuất hiện trên đồng hồ hiển thị có thể biểu thị mức dầu phanh đã xuống thấp. Nếu dấu chấm than có màu vàng, hệ thống phanh vẫn có thể có đủ chất lỏng để hoạt động. Và nếu nó chuyển sang màu đỏ nên mang xe của mình đến garage sửa chữa càng sớm càng tốt.
Trong một số trường hợp, xe ô tô xuất hiện một vòng tròn màu đỏ hoặc màu vàng với chữ “P” hoặc dấu chấm than “!” ở giữa. Dấu hiệu này cho thấy:
Chưa kéo hết phanh tay: Khi đèn phanh sáng, tốt nhất không nên tiếp tục lái xe, vì có thể làm hỏng má phanh và cánh quạt. Rất có thể, nguyên nhân là do quên chưa thả thắng tay.
Dầu phanh ở mức thấp: Trên nhiều dòng xe, một dấu chấm than “!” xuất hiện trên đồng hồ hiển thị có thể biểu thị mức dầu phanh đã xuống thấp. Nếu dấu chấm than có màu vàng, hệ thống phanh vẫn có thể có đủ chất lỏng để hoạt động. Và nếu nó chuyển sang màu đỏ nên mang xe của mình đến garage sửa chữa càng sớm càng tốt.
Liên quan đến hệ thống chống bó cứng phanh: Trên nhiều dòng xe hiện đại ngày nay, hệ thống chống bó cứng phanh được trang bị giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa và lốp xe khỏi mất lực kéo trong các tình huống trơn trượt, hệ thống này thường có đèn cảnh báo riêng biệt. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào trường hợp mà đèn phanh có thể báo sáng, phần lớn nguyên nhân của sự cố đến từ bộ cảm biến. Một kỹ thuật viên về ô tô có thể thực hiện một bài kiểm tra và tìm ra nguyên nhân giúp bạn tìm ra giải pháp.
Bóng đèn phanh bị hỏng: Đèn phanh sáng cũng có thể là lời lý giải cho việc đèn phanh xe đã bị cháy. Để kiểm tra có thể nhờ một người đứng ngay sau xe và kiểm tra đèn phanh có sáng khi bạn đạp phanh hay không? Ánh sáng của đèn phanh không phải là thứ duy nhất cần lưu ý. Việc quan sát các loại đèn báo trên bảng điều khiển và để ý thời gian, mức độ đèn báo sáng cũng là một phương án hay giúp tài xế “đoán bệnh” cho chiếc xe của mình.
Theo viet Q
7 điều căn cốt phải nhớ khi xe ô tô mất phanh đột ngột
Xe ô tô bị mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất đối với các tài xế. Trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh làm theo những bước sau đây.
1. Giữ bình tĩnh
Nếu không may rơi vào tình huống hiểm nghèo đó, việc đầu tiên phải ghi nhớ là luôn cố gắng... giữ bình tĩnh. Điều này là tác nhân chủ yếu quyết định xem liệu bạn có may mắn sống sót hay không.
Chính sự hoảng loạn, luống cuống sẽ khiến chúng ta không thể xử lý mọi chuyện một cách chính xác và làm cho sự việc thêm tồi tệ.
2. Không tắt máy
Trong suốt quá trình lưu ý không được tắt máy, vì khi tắt máy đồng nghĩa tắt trợ lực vô-lăng, không thể điều khiển xe. Đồng thời ở tốc độ cao, nếu tắt máy bất ngờ sẽ dẫn tới mất kiểm soát do động cơ ngừng đột ngột, quán tính lớn.
3. Bật tín hiệu cảnh báo
Đèn xi nhan, đèn cảnh báo, còi xe và thậm chí nhấp nháy đèn pha cũng là những cách để ra hiệu rằng xe đang gặp sự cố để các phương tiện khác tránh kịp thời.
Trong trường hợp có người ngồi ghế phụ hoặc phía sau thì nên ra dấu hiệu bằng miệng, vẫy khăn... giúp mọi người xung quanh chú ý an toàn.
4. Hãy thử phanh khẩn cấp
Nếu xe bạn được trang bị hệ thống phanh khẩn cấp, hãy sử dụng nó. Hệ thống này thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau.
Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện tượng trơn trượt, mất lái.
5. Đạp phanh nhiều lần
Nếu đạp phanh mà bàn đạp bị cứng, không thể đạp hết hay đạp sâu phanh thì rất có thể có một vật gì đó như là chai nước hay vỏ hộp vô tình rơi vào phần bàn đạp hay vướng thảm sàn khiến bạn không thể phanh. Việc đơn giản đó là hãy dùng chân đá chướng ngại vật ấy ra và xe trở lại bình thường.
Đạp chân phanh nhiều lần để cảm nhận áp suất vì nếu ống dẫn bị tắc, việc đạp phanh nhiều lần sẽ giúp phanh phục hồi hoặc xe có hệ thống ABS (chống bó cứng phanh) có thể giúp kích hoạt ABS.
6. Quan sát khoảng trống, đánh lái sang hai bên
Hãy quan sát 2 bên xe của bạn, nếu có khoảng trống thì hãy di chuyển chiếc của mình sang bên an toàn. Việc đánh lái làm tăng lực ma sát và tăng quãng đường đi, giúp xe chậm lại theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý là không được chuyển làn khi đang chạy ở tốc độ cao, rất dễ mất kiểm soát xe.
7. Dùng vật cản giảm tốc
Nếu áp dụng những cách trên vẫn không thể dừng xe lại khi hỏng phanh, người lái có thể thử vận may bằng cách áp sát xe vào những chướng ngại ven đường. Ma sát tạo ra có thể giúp xe dừng lại, nhưng đây chỉ là giải pháp cuối cùng. Tài xế có thể áp sát vào thanh bảo vệ đường để dừng xe, hoặc điều khiển xe vào những khu vực có thể tạo ra nhiều ma sát như bãi sỏi, bãi cát, bụi cây nhỏ hoặc đâm vào đuôi của xe khác đang lưu thông. Nếu có thể thì cố tránh càng xa nhà dân càng tốt.
Vì vậy để giảm tối đa nguy cơ rơi vào tình huống trên, bạn luôn phải bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ và tập thói quen đi xe với tốc độ vừa phải mà bản thân có thể kiểm soát.
Theo vietnamnet.vn
Ô tô mất phanh - những kỹ năng tài xế cần biết để tránh 'thảm họa' Xe ô tô mất phanh bị coi là tình huống nguy hiểm nhất với mỗi tài xế vì dễ gây hoảng loạn. Do đó, nếu không nắm chắc những kỹ năng cơ bản để xử lý sẽ dễ gây tai nạn khủng khiếp. Ô tô mất phanh là hiện tượng hệ thống phanh/hãm của xe mất tác dụng không còn khả năng làm...