Cần thận trọng khi nới lỏng chính sách tiền tệ
Những tháng cuối năm 2018, kinh tế Việt Nam sẽ được tiếp đà tăng trưởng khả quan từ 9 tháng đầu năm. Các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, XNK đều có bước tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự báo, cơ quan chức năng cần thận trọng khi nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng.
Chủ động điều chỉnh tỷ giá
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, Việt Nam bước vào quý III với những kỳ vọng và lo ngại đan xen. Trong đó, tăng trưởng kinh tế cao trong hai quý đầu năm giúp giảm đáng kể áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm. Bên cạnh đó, xuất khẩu và giải ngân đầu tư nước ngoài tăng khá ổn định, giúp bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Tuy nhiên, bối cảnh thương mại và thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt là diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc và chính sách lãi suất của Mỹ, đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Cần điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và định hướng chính sách hỗ trợ ổn định lạm phát.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) nhận định: Việt Nam bước đầu đã thể hiện được năng lực ứng phó với các biến động bất lợi (về tỷ giá, lãi suất…) từ thị trường thế giới truyền tải qua các kênh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, những chuyển biến ấy càng đáng lưu tâm hơn khi áp lực lạm phát trong nước và rủi ro suy giảm tổng cầu của kinh tế thế giới khá giống so với giai đoạn cuối quý III, đầu quý IV năm 2008, dù ở mức độ thấp hơn.
Theo TS. Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, một trong những thành công lớn nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô 9 tháng qua là điều hành chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá có rất nhiều sức ép, chính sách tiền tệ đã được điều hành ổn định và rất linh hoạt, chủ động và hợp lý.
Về lạm phát, TS. Lê Đình Ân lưu ý, lạm phát không phải do yếu tố tiền tệ và vấn đề tiền tệ không đáng ngại. Lạm phát năm nay nhiều khả năng giữ được ở mức 4%, cho dù lạm phát so với tháng 12-2017 có vượt mức 4% một chút vẫn là mức chấp nhận được vì đây là so với thời gian thiểu phát. Vì thế nếu cuối năm cung tiền có mở một chút thì cũng không có gì đáng lo ngại về lạm phát tiền tệ.
Video đang HOT
Nhiều áp lực lên tỷ giá
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực, có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng, như: về dài hạn, nền kinh tế vẫn thiếu hụt các động lực tăng trưởng chính trong khi áp lực lạm phát tăng lên, hạn chế dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng.
Bên cạnh đó, diễn biến thị trường ngoại hối khó lường. Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ – Trung Quốc – EU) diễn ra căng thẳng hơn, có thể ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu, tỷ giá và sau đó là tăng trưởng kinh tế.
PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, đồng USD ngày càng mạnh lên khi FED liên tục nâng lãi suất, khiến cho tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục có những biến động tương đối mạnh như thời gian qua. Việc tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối hoặc nâng lãi suất để ổn định giá trị VND trong ngắn hạn đều có thể dẫn tới những rủi ro cho nền kinh tế.
Trên thực tế, lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn tương đối mỏng, tính theo tuần nhập khẩu, nên việc can thiệp có quy mô hạn chế. Tiếp đó, việc tăng lãi suất sẽ dẫn tới những hệ lụy cho doanh nghiệp trong năm 2019 và 2020.
Vì vậy, việc chủ động giảm giá VND một cách khéo léo giữa mức mất giá của CNY so với USD là cần thiết để Việt Nam thích ứng trong cuộc chiến tranh thương mại.
Bên cạnh đó, CIEM cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thông tin định kỳ với thị trường về công tác điều hành tỷ giá. Công tác truyền thông về các đánh giá, kiến nghị liên quan đến chính sách tỷ giá cần được thực hiện rõ ràng, trung tính hơn.
Lưu Hiệp
Theo cand.com.vn
Giá vàng hôm nay 23/10: Ép mình dưới ngưỡng nhạy cảm
Giá vàng hôm nay 23/10 trên thế giới chịu sức ép khá lớn và đánh mất ngưỡng hỗ trợ nhạy cảm nhưng vẫn rập rình vọt lên bất chấp đồng USD đang tăng giá trở lại so với các đồng tiền khác.
Tới đầu giờ sáng 23/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.223 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.226 USD/ounce.
Hiện giá vàng thấp hơn 6,1% (79,5 USD/ounce) so với cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 33,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 2,8 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới hiện đang treo quanh ngưỡng trung bình 100 ngày (khoảng 1.224 USD/ounce) và vẫn đang rập rình vọt lên bất chấp đồng USD đang tăng giá trở lại so với các đồng tiền khác.
Vàng chịu áp lực giảm giá trong bối cảnh nhiều thị trường chứng khoán (TTCK) tăng mạnh trở lại trong phiên đầu tuần và những căng thẳng trên thị trường tài chính châu Âu tạm thời lắng dịu sau khi Moody's giữ mức đánh giá tín nhiệm quốc gia của nước Ý không đổi, thay vì đánh tụt giảm như lo ngại của thị trường.
Vàng còn chịu áp lực sau khi chứng khoán châu Á, trong đó có chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại sau khi Bắc Kinh hứa sẽ đưa ra các biện pháp kích thích để nhằm ổn định nền kinh tế số 2 thế giới, bù đắp những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại mà ông Donald Trump châm ngòi từ hồi tháng 7.
Một đồng USD tăng trở lại cũng kìm hãm giá vàng.
Tuy nhiên, mức độ giảm giá của mặt hàng kim loại quý khá chậm. Vàng vẫn nằm trong ngưỡng 1218 - 1230 USD/ounce. Vàng không điều chỉnh giảm bao nhiêu sau khi bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 17/10 cho thấy Fed quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Hầu hết các thành viên trong ban hoạch định chính sách của Fed đều không thay đổi nhiều đánh giá về triển vọng kinh tế Mỹ, thậm chí một số ý kiến cho rằng kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu tăng tốc.
Mặc dù vậy, đồng USD vẫn không thể tăng tiếp, thậm chí còn chịu áp lực giảm. Giới đầu tư đã nhận thấy sự lo ngại của Fed. Một số ý trong biên bản cho thấy Fed thận về những nguy cơ tiềm tàng đe dọa nền kinh tế thế giới.
Một đồng USD mạnh lên sẽ khiến hàng hóa Mỹ trở nên đắt đỏ và cuộc chiến thương mại sẽ căng thẳng hơn, gây ra tình trạng bất ổn đối với nhiều nền kinh tế và gây ra hiệu ứng domino trên phạm vi toàn cầu.
Về ngắn hạn, đồng USD có thể tăng trở lại do kỳ vọng tăng lãi suất trong tháng 12 tới nhưng về dài hạn đồng bạc xanh sẽ chịu áp lực giảm giá. Một đồng USD yếu hơn cũng là mong muốn của tổng thống Mỹ Donald Trump.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung và mối quan hệ rạn vỡ giữa Saudi Arabia và phương Tây cũng là yếu tố có thể kéo giá vàng đi lên. Một số dự báo cho rằng, giá vàng có thể phục hồi về mức 1.300 USD/ounce.
Trên thị trường vàng trong nước chốt 18/10 đa số các cửa hàng vàng giảm giá vàng 9999 trong nước 10-20 ngàn đồng so với phiên áp cuối tuần trước.
Tính tới cuối phiên giao dịch 22/10, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,48 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,58 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,47 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,63 triệu đồng/lượng (bán ra).
Theo Doji, giá vàng trong nước không ghi nhận sự biến động, thị trường vàng trở về trạng thái nghỉ ngơi trầm lắng, các giao dịch thưa thớt ảm đạm. Ghi nhận trong phiên lượng khách theo chiều bán vàng ra chiếm tỷ lệ ưu thế.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
Vàng bứt phá ngoạn mục sau mùa hè ảm đạm Những diễn biến trên thị trường gần đây đã đánh dấu một cuộc bứt phá ngoạn mục của vàng sau một mùa hè ảm đạm. Giá vàng tiếp tục thử ngưỡng kháng cự mới 1.230 USD/ounce vào đầu tuần này và hướng tới tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Những diễn biến trên thị trường gần đây đã đánh dấu một cuộc bứt...