Cần sớm chuyển đổi hơn 106 ha đất rừng để làm dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc
Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc thủ tục xin chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 ( Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện tiến độ chuyển mục đích sử dụng hơn 106 ha đất rừng cho dự án đang bị chậm, nếu không nhanh chóng giải quyết vấn đề này sẽ ảnh hưởng lớn tiến độ hoàn thành dự án.
Cụ thể, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 cho biết, tổng diện tích đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng toàn dự án là 106,05 ha thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, tỉnh Lai Châu 19,1 ha; tỉnh Lào Cai 32,46 ha; tỉnh Yên Bái 54,49 ha.
Đến nay, các địa phương và cơ quan đơn vị liên quan đã hoàn thiện các thủ tục cấp tỉnh (hồ sơ thẩm định, tờ trình UBND tỉnh), đồng thời đã hoàn thiện việc lấy ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan; UBND các tỉnh đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải trình bổ sung ý kiến thẩm định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện dự thảo văn bản thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Mặc dù vậy, theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, ngày 22/8/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản 5561/BNN-TCLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục 4 trong Văn bản 5561/BNN-TCLN ngày 22/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu: Đối với diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trong thời gian tới phải được đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Quy hoạch 3 loại rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để thúc đẩy tiến độ triển khai dự án, tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tuân thủ Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải đã có đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cấp, ban, ngành liên quan của địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 5561/BNN-TCLN ngày 22/8/2022 để hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 tích cực phối hợp với các cấp, ban, ngành liên quan của địa phương hoàn thiện các thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đáp ứng yêu cầu.
Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc khởi công vào 27/12/2021 gồm 2 tuyến, gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội – Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội – Lào Cai có chiều dài khoảng 53 km, đường cấp 4 miền núi.
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 5.300 tỷ đồng; trong đó, vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hơn 187 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia là gần 4,5 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam hơn 43,5 triệu USD. Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến được thực hiện tổng trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.
Dự án được đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới giao thông và tăng cường khả năng kết nối khu vực, đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ; phát huy tối đa hiệu quả của đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát triển du lịch và công nghiệp; góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Liên quan đến tiến độ dự án này, Bộ Giao thông Vận tải cũng vừa có chỉ đạo Ban Quản lý dự án 2 (chủ đầu tư dự án) đẩy nahnh tiến độ lựa chọn nhà thầu cho những gói chưa triển khai của dự án.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, hiện Ban Quản lý dự án 2 mới thực hiện xong việc lựa chọn nhà thầu của 5 trong tổng 11 gói thầu xây lắp dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc. Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã có nhiều văn bản yêu cầu Ban QLDA2 khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án. Song, công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu cho dự án chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu, việc phối hợp giải trình với nhà tài trợ mất nhiều thời gian.
Để đảm bảo kế hoạch triển khai dự án, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 tăng cường nhân sự tổ chuyên gia đấu thầu có đủ năng lực, trình độ; chủ động, tích cực hơn nữa trong công tác phối hợp, giải trình làm việc với nhà tài trợ ADB để được chấp thuận các kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu và các thủ tục khác liên quan đến điều kiện trao thầu.
Được biết, trong 11 gói thầu thuộc dự án, 5 gói thầu đã lựa chọn nhà thầu, triển khai thi công, gồm: XL08, XL06, XL09, XL05 và gần đây nhất là gói thầu XL01.
Dự kiến 4 gói thầu tiếp theo, gồm: XL02, XL03, XL04, XL10 dự kiến triển khai thi công vào cuối tháng 9/2022. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể triển khai. 2 gói thầu còn lại: XL07 và XL11 dự kiến sẽ được ký hợp đồng với nhà thầu trong tháng 10/2022 để triển khai thi công.
Chuyển đổi hơn 1.000 héc-ta đất rừng làm cao tốc Bắc - Nam
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cho biết dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau và Cần Thơ.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 13
Thưc hiện Nghị quyết số 44/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11-2-2022, trong đó giao UBND các tỉnh có dự án tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc địa phận quản lý của địa phương và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thẩm định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; tổng hợp nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, đất trồng lúa nước còn lại.
Về diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, phạm vi nghiên cứu của Dự án dự kiến có chuyển mục đích sử dụng rừng giai đoạn 2021 - 2025 và thời kỳ 2021 - 2030 gồm 7 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Diện tích rừng Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ; 4,45 ha rừng đặc dụng; 802,91 ha rừng sản xuất; 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (có nguồn gốc rừng phòng hộ 14,89 ha, từ rừng đặc dụng 0,22 ha, từ rừng sản xuất 120,32 ha).
Diện tích đất lâm nghiệp đề xuất chuyển đổi là 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha và đất rừng sản xuất 1.721,23 ha.
Về chuyển mục đích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên, trên cơ sở báo cáo của các địa phương có dự án đi qua và số liệu tổng hợp của Bộ Giao thông vận tải, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất như sau: Đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên và đất trồng lúa còn lại là 1.721,96 ha.
Chính phủ cũng nêu rõ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với pháp luật lâm nghiệp; phù hợp với diện tích đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên trong quyết định chủ trương đầu tư dự án; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; phù hợp với quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh để có cơ sở quyết định dự án đầu tư và triển khai các bước tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, một số ý kiến đề nghị làm rõ tác động của việc thay đổi diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên đối với tổng mức đầu tư dự án và phương án phát triển đất, trồng rừng, trồng lúa thay thế đối với phần diện tích cần chuyển đổi cho dự án theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng diện tích đất trồng lúa hai vụ đề nghị chuyển mục đích sử dụng là 1.573,23 ha, theo đó tổng số tiền phải nộp để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của chủ đầu tư dự án là khoảng 388 tỉ đồng. Do vậy, đề nghị các cơ quan liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý đối với diện tích đất trồng lúa hai vụ.
Có ý kiến đề nghị lưu ý không chuyển đổi đất rừng để lấy mỏ khai thác vật liệu cho dự án. Một số ý kiến đề nghị trong các bước tiếp theo khi triển khai thực hiện cần chú ý đến vấn đề có liên quan đến an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chống biến đổi khí hậu, bảo đảm sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất rừng, đất lúa phục vụ dự án.
Sau khi thảo luận, 100% thành viên ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp đã biểu quyết nhất trí thông qua nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên như tờ trình của Chính phủ.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 theo quy định. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh có dự án cần thống kê, kiểm đếm chính xác về loại đất, rừng; giám sát tận thu đúng trong phạm vi chuyển đổi, không để các đối tượng lợi dụng khai thác lâm sản ngoài phạm vi cho phép, lấn, chiếm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển khoáng sản không đúng quy định.
Hàng loạt biệt thự, homestay lấn chiếm đất rừng ở 'Đà Lạt 2' Chiều 14-7, UBND thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết đã phát hiện 13 trường hợp lấn chiếm đất rừng làm biệt thự với tổng diện tích hơn 3.500m2. Hàng loạt biệt thự ở Măng Đen để hoang hóa, cỏ mọc um tùm - Ảnh: TRẦN HƯỚNG Cụ thể, UBND thị trấn Măng Đen phát hiện 16 trường...