Cần sớm ban hành Nghị quyết cấm lưu hành thuốc lá điện tử.
Sáng 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó có khoảng 1 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động. Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD. Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, hiện trên thị trường xuất hiện các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh 13 đến 15 tuổi theo giới tại Việt Nam (năm 2022) là 3,5% trong độ tuổi nêu trên sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó nam giới là 4,3%, nữ giới là 2,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử chung ở người trên 15 tuổi (năm 2020) tăng 18 lần so với (năm 2015) từ 0,2% lên 3,6%.
Chia sẻ về tác hại của thuốc lá điện tử, TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu như với thuốc lá thông thường, hàm lượng nicotine là 1,5% – 2%; cao nhất là 3% (dành cho người nghiện nặng, hút 2 bao/ngày) thì trong thuốc lá điện tử ngoài hàm lượng nicotine, còn có nhiều chất độc với khả năng gây nghiện cao. Đáng nói là thành phần hóa chất, ma túy của thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống.
Phân tích tổng hợp từ 6.619 nghiên cứu ở người tuổi từ 13 – 19 giai đoạn từ năm 2005 – 2019 tại châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, hút thuốc lá điện tử làm tăng sự bắt đầu hút thuốc lá thông thường ở thiếu niên; hút thuốc lá điện tử ở tuổi 14 dẫn tới tăng nguy cơ hút thuốc lá thông thường ở tuổi 17.
Video đang HOT
“Hóa chất trong thuốc lá điện tử thường xuyên thay đổi, dễ làm phát sinh loạt bệnh/ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước, thay đổi liên tục, không thể giải quyết hiệu quả, dẫn tới tăng gánh nặng toàn xã hội. Đó cũng là lý do mà nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử.
Điển hình như Trung Quốc – nước phát minh, sản xuất thuốc lá điện tử đã cấm các loại thuốc lá điện tử có hương thơm từ tháng 10.2022″ – TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đều đề xuất cần sớm ban hành Nghị quyết cấm lưu hành thuốc lá điện tử.
Bảo vệ giới trẻ trước thuốc lá điện tử - Bài 2: Giữa 'muôn trùng vây' quảng cáo thuốc lá
Giới trẻ, nữ giới và học sinh... là mục tiêu của các công ty thuốc lá để mở rộng thị phần thuốc lá điện tử tại Việt Nam.
Chính vì thế, nếu không tỉnh táo và có những biện pháp quyết liệt, thuốc lá điện tử sẽ làm ảnh hưởng đến những chủ nhân của đất nước sau này.
Số tang vật thuốc lá điện tử, tinh dầu... bị lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang tạm thu giữ. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Không quyết liệt hôm nay, tương lai gánh hậu quả
Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi năm 2022: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi học sinh từ 13-15 tuổi là 3,5% trong đó học sinh nam là 4,3%, học sinh nữ là 2,8%. So với tỷ lệ năm 2019 là 2,6% theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới thì có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng một cách đáng kể. Trong đó, mạng Internet là nơi có tỷ lệ học sinh mua thuốc lá điện tử nhiều nhất (22,1%).
Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam, Nicotine có trong thuốc lá điện tử, trong khi đó, bộ não con người tiếp tục phát triển đến 25 tuổi. Nicotine gây hại cho phát triển não ở thai nhi và trẻ nhỏ vì có thể đi qua nhau thai. Nicotine được cung cấp trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, giảm thính lực và béo phì. Việc sử dụng nicotine ở tuổi thiếu niên gây hại cho các phần của não kiểm soát sự chú ý, học tập, tâm trạng, ảnh hưởng xấu tới quá trình các khớp thần kinh (Synapse) được hình thành, làm tăng nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác trong tương lai.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá khẳng định: Nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới này tại Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại. Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ.
"Chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn, tốn kém nhân lực và tài chính hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá cũng như các hệ lụy về xã hội, kinh tế, môi trường, đặc biệt là các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của thế hệ trẻ", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Nhiều chiêu trò quảng cáo hướng vào giới trẻ
Thạc sĩ Đào Thế Sơn, Trường Đại học Thương mại, người đã có nhiều năm tham gia điều tra toàn cầu theo dõi các hoạt động quảng cáo của ngành công nghiệp thuốc lá cho biết, các công ty thuốc lá sẽ luôn nhắm vào thế hệ trẻ để thu hút "người dùng mới", đặc biệt là giới trẻ ở những nước đang phát triển như Việt Nam vốn có tỷ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống cao.
"Các sản phẩm được coi là sản phẩm mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...) thực chất vẫn chỉ là những sản phẩm độc hại mới, nếu không ngăn chặn sớm thì sẽ tạo ra một đại dịch mới. Thế hệ trẻ cần được tiếp tục bảo vệ bởi các chiêu thức của ngành công nghiệp", thạc sĩ Đào Thế Sơn cảnh báo.
Thạc sĩ Đào Thế Sơn cũng chỉ ra hàng loạt các chiêu thức của các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia hay sử sụng trong quảng cáo thuốc lá điện tử để nhắm vào giới trẻ như thuê người mẫu/người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng (KOLs) đến giới trẻ để quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội; Tổ chức các sự kiện âm nhạc; Sử dụng #hashtag nhắm vào giới trẻ; Tận dụng độ tuổi trẻ của nhóm sử dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm; Tài trợ cho các KOLs tổ chức tiệc và đăng ảnh trên mạng xã hội; Đưa hình ảnh bao thuốc vào các nội dung hấp dẫn giới trẻ; Thay đổi nhận diện thương hiệu để thu hút giới trẻ hơn và vẫn tiếp tục đưa ra sản phẩm thuốc lá điếu mới nhắm vào giới trẻ...
Để thu hút người sử dụng, các hãng thuốc lá còn quảng cáo thuốc lá điện tử có tác dụng cai nghiện thuốc lá truyền thống, không gây hại; kèm theo đó là nhiều chiêu thức bán hàng trên mạng xã hội nhằm vào giới trẻ: giá rẻ, tạo xu hướng thời thượng cho sản phẩm; thiết kế sản phẩm hiện đại, bắt mắt, đa dạng kiểu dáng và kích thước; đóng gói như kẹo; nhiều hương vị... tạo ấn tượng của thanh thiếu niên về sản phẩm...
Theo nhiều chuyên gia y tế, với thuốc lá điện tử, người hút dễ bị gây nghiện và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường. Những người trẻ tuổi đã thử sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 3,5 lần so với nhóm người không dùng thuốc lá điện tử.
Vì vậy, việc bảo vệ thế hệ trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường mà là trách nhiệm của tất cả các cấp, bộ, ngành để bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
'Người nghiện ma túy cởi trần, mài dao trước cửa khiến cả xóm hoang mang' Đại biểu Quốc hội cho biết, nhiều cử tri đề nghị Nhà nước cần nghiên cứu và có cách nhìn nhận đúng hơn về người nghiện ma túy, nhất là hiện nay họ đang được xem là con bệnh. Chiều 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Một trong những...