‘Căn phòng bí mật’ của Michelangelo mở cửa cho công chúng
“Căn phòng bí mật” với những tác phẩm tranh tường của nghệ sĩ vĩ đại Michelangelo, cha đẻ tượng David nổi tiếng, đã mở cửa đón công chúng.
Bên trong “căn hầm bí mật”. Ảnh: CNN
Michelangelo Buonarroti là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Ông không còn xa lạ với công chúng, qua các tác phẩm nghệ thuật lừng lẫy như tượng David, bức tượng nổi tiếng nằm ở Florence, hoặc những bức tranh tường tại Nhà nguyện Sistine ở Vatican và mái vòm tại Nhà thờ Thánh Peter tại Rome, Italy.
Tuy nhiên, ít người biết đến một tác phẩm bí ẩn, ít nổi tiếng của ông: bức tranh được giấu kín dưới lòng đất Florence.
Tác phẩm nghệ thuật bí mật này mới đây đã được trình diện trước công chúng trong “ căn phòng bí mật” của Michelangelo tại Florence.
Không gian này nằm dưới Nhà nguyện Medici, nơi ông đã tạo ra các tác phẩm đẹp mê người cho gia đình Medici, một gia đình quyền lực ở Florence. Bên cạnh quyền lực chính trị, gia tộc này nổi tiếng với nỗ lực bảo hộ mỹ thuật và những con người tài hoa của lĩnh vực này.
Cụ thể, Michelangelo đã điêu khắc những ngôi mộ phức tạp cho các thành viên của gia đình Medici phía sau Nhà thờ San Lorenzo.
Năm 1975, trong quá trình xây dựng lối ra mới cho địa điểm, một người phục chế đã tình cờ phát hiện ra nhiều bức vẽ hình người dưới hai lớp thạch cao ở hành lang bên dưới phòng thánh, từng được sử dụng để chứa than.
Không gian hẹp trải dài các hình vẽ đều được phác họa bằng than, thường chồng lên nhau và có kích thước khác nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng những bức vẽ này là tác phẩm của Michelangelo Paolo Dal Poggetto.
Sự kỳ diệu của những bức tranh này nằm ở việc chúng có thể là bản phác thảo cho các tác phẩm nghệ thuật trong tương lai, bao gồm cả chân của một trong những bức tượng trong Thánh đường Mới. Thời điểm mà Michelangelo tạo ra những bức tranh này cũng có một sự kết nối lịch sử đáng chú ý.
Video đang HOT
Vào năm 1530, ông bị kết án tử hình nhưng bản án này sau đó bị hủy bỏ, và Michelangelo trở lại làm việc tại Florence trước khi chuyển đến Rome bốn năm sau đó.
Có lẽ trong thời gian ông bị ngăn cấm sáng tác, những bức vẽ này được tạo ra như một cách để lưu lại những ý tưởng và sáng tạo của ông.
Kể từ khi được phát hiện, không gian hẹp này chưa bao giờ mở cửa thường xuyên cho công chúng, nhưng vào ngày 15/11, nó sẽ được mở cửa cho du khách tham quan, tuy với số lượng rất hạn chế để bảo tồn các bức vẽ.
Bức tranh được giấu kín dưới lòng đất Florence của Michelangelo lần đầu ra mắt công chúng.
Ảnh: CNN
Tối đa 100 người sẽ được phép đến thăm mỗi tuần, theo nhóm bốn người và các chuyến thăm kéo dài 15 phút sẽ diễn ra hàng ngày trừ thứ ba và chủ nhật. Vị trí của địa điểm này nằm ở một cầu thang hẹp, do đó, du khách khuyết tật hoặc trẻ em dưới 10 tuổi có thể không vào được.
Nỗ lực nghiên cứu căn phòng không những góp phần hé lộ quy trình sáng tác của Michelangelo, mà còn mang đến manh mối về giai đoạn bí ẩn và đầy nguy hiểm của cuộc đời ông.
Tổng cộng có đến 70 bức phác thảo khác nhau trên tường, và có nhiều ý kiến tranh cãi về số lượng thuộc về Michelangelo. Ông William Wallace, chuyên gia về Michelangelo của Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ), cho rằng không đến phân nửa số này là tác phẩm của danh họa.
Theo Francesca de Luca, người phụ trách Bảo tàng Nhà nguyện Medici, không chỉ có trải nghiệm với quá trình sáng tạo của Michelangelo mà còn cơ hội hiểu rõ hơn về ông như một nghệ sĩ thần thánh. Paola D’Agostino, giám đốc Bảo tàng Bargello, nơi có các nhà nguyện, cho biết việc trùng tu không gian này là một công việc rất tốn thời gian và công sức.
UAV và cuộc chiến kiến voi
Công nghệ đang thay đổi tình hình chiến trường Ukraine, với sự xuất hiện dày đặc của máy bay không người lái (UAV) và xuồng không người lái (USV).
Tình báo quân sự Ukraine đầu tháng 9 này bất ngờ thừa nhận đã tấn công bằng UAV ngay trong lãnh thổ Nga.
UAV dường như đang là vũ khí hàng đầu mà Ukraine sử dụng nhằm đánh đòn tâm lý lên Nga trong cuộc xung đột chưa có hồi kết. Trong khi đó, phía Nga cũng tăng cường sử dụng UAV đáp trả đối phương. Mỗi ngày, có hàng chục UAV như những đàn kiến lặng lẽ xâm nhập, tấn công khiến những chú voi chiến của cả hai bên nhiều khi thất thế...
1. Dưới cái nắng mùa hè như thiêu đốt tại một địa điểm bí mật ở Ukraine, một chiếc UAV gần như tàng hình đang tiến đến từ xa. Nhà sản xuất máy bay không người lái Valeriy Borovyk hào hứng chia sẻ với CNN, chiếc UAV chiến đấu này được thiết kế để tấn công các vũ khí rất đắt đỏ của Nga. Nó được gọi là "Vidsyich", có nghĩa là "đẩy lùi" trong tiếng Ukraine, với tầm bắn 40 km và có thể mang đầu đạn nặng từ 2 đến 3 kg. Công ty của ông Borovyk đang trong quá trình nâng cấp quy mô sản xuất Vidsyich sau khi ký thỏa thuận với một nhà máy ở Ukraine, nơi sẽ tăng sản lượng từ 50 UAV lên hơn 1.000 chiếc/tháng. Thực tế, công ty của ông Borovyk chỉ là một trong hàng chục nhà phát triển UAV đang nổi rầm rộ tại Ukraine.
Binh sĩ Ukraine thử nghiệm UAV tại Bakhmut, tháng 11/2022.Ảnh: Reuters
Tại một khu công nghiệp ở miền Bắc Ukraine, hai cựu quản lý cấp cao của Microsoft và một nhóm kỹ sư đang chế tạo loại UAV quân sự mới có thể di chuyển trên quãng đường dài và mang theo trọng tải lớn. Đó là AeroDrone, vốn là hãng sản xuất UAV phục vụ nông nghiệp trước xung đột, nhưng giờ đang cung cấp UAV cho lực lượng vũ trang Ukraine, với khả năng chế tạo các mẫu UAV có thể chở tới 300 kg hoặc bay xa vài nghìn km.
UAV lần đầu tiên được Ukraine triển khai để giúp pháo binh xác định vị trí các mục tiêu của Nga và giờ đây, giới quan sát tin rằng chúng đang được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraine, Oleksiy Danilov, từng nói với Reuters rằng các UAV tự sát, hay còn gọi là UAV kamikaze, sẽ là trọng tâm đặc biệt của Ukraine trong năm nay. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov hồi tháng 3/2023 từng tiết lộ chính phủ nước này hiện đang hợp tác với hơn 80 nhà sản xuất UAV có trụ sở tại Ukraine. Ukraine đồng thời cho biết họ sẽ chi gần 550 triệu USD cho UAV vào năm 2023 và thành lập các đơn vị tấn công UAV trong lực lượng vũ trang của mình.
Vì sao Ukraine lại chọn con đường này? UAV hay các loại drone tấn công khác chỉ là một phần của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện đang bị thống trị bởi pháo binh, bộ binh và tên lửa. Moscow đã có thể tấn công các mục tiêu trên khắp Kiev bằng tên lửa tầm xa, điều mà Kiev thiếu. Đối với Ukraine, vốn đang thiếu hụt ngân sách, nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh và chính phủ hiện đang phụ thuộc vào nguồn tài chính quốc tế, UAV là một phương pháp ít tốn kém để giành lợi thế phản công.
Khía cạnh đáng lưu tâm nhất có lẽ nằm ở việc số lượng lớn UAV tại Ukraine là UAV dân sự, với mục đích sử dụng ban đầu là cho thương mại hay nông nghiệp. Vì chúng được chế tạo không phải để phục vụ chiến tranh nên những chiếc UAV dân sự khó tồn tại trên chiến trường. Ukraine tìm cách thay đổi cục diện này bằng việc vừa khai thác số UAV dân sự sẵn có, vừa đầu tư sản xuất loạt UAV quân sự tối ưu.
Mục tiêu chiến lược này dễ dàng đạt được vì UAV không chỉ rẻ hơn rất nhiều so với các nhóm khí tài hiện đại công nghệ cao, mà còn được nhận được hỗ trợ nguồn vốn từ rất nhiều nhóm tư nhân chuyên về công nghệ. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov từng nói: "UAV có khả năng thay đổi cuộc chơi trên chiến trường giống như cách mà pháo phản lực MLRS của phương Tây đã làm vào năm ngoái".
UAV Vidsyich được thử nghiệm. Ảnh: CNN
Không thể phủ nhận, UAV là mục tiêu dễ dàng vì chúng thường không được chế tạo để tàng hình trước hệ thống phòng thủ trên không. Song, UAV có khả năng bay thấp, tính cơ động cao, đường bay lại khó xác định nên khó bị các hệ thống phòng không thông thường phát hiện hoặc bắn hạ. Trong khi đó, việc đầu tư hệ thống bắn hạ UAV còn tốn kém hơn nhiều so với sản xuất UAV giá rẻ.
Theo ECFR, có rất nhiều hệ thống UAV khác nhau đang được sử dụng tại Ukraine, tất cả đều có chức năng xác định vị trí căn cứ của đối phương, quan sát chuyển động của binh lính và chọn mục tiêu. Đó có thể là loại UAV rất nhỏ - chẳng hạn như Black Hornet có sải cánh chỉ 12cm, cho đến UAV có sải cánh hơn 15m. Khi xung đột mới nổ ra, lực lượng Ukraine đã sử dụng UAV quân sự có vũ trang như Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất mang theo tên lửa để nhắm mục tiêu vào đoàn xe Nga đang hướng tới Kiev. UAV kamikaze cũng được sử dụng rộng rãi.
Theo Newsweek, các chuyên gia cho rằng Ukraine có thể đang sử dụng loại UAV này để nhắm vào Moscow. Một trong những mẫu UAV tiềm năng hiện nay của Ukraine là Morok, dòng UAV tự sát tốc độ cao do tư nhân phát triển, có thể mang theo lượng lớn thuốc nổ với tầm hoạt động lên tới vài trăm km. Morok là một trong các UAV được sử dụng trong cuộc tập kích vào một căn cứ quân sự tại bán đảo Crimea hôm 25/8.
Coi chiến lược UAV giá rẻ là lợi thế mới của mình, Kiev hiện đang tăng cường sản xuất UAV trong nước. Taras Chmut, một chuyên gia quốc phòng của Ukraine, cho biết sản lượng UAV nội địa của nước này đã tăng gấp 3 hoặc 4 lần kể từ khi xung đột nổ ra. Công suất có thể lên tới "vài nghìn" UAV mỗi năm nếu kinh phí và nguồn cung cấp linh kiện ổn định. Hiện, Chính phủ Ukraine đã huy động được hàng chục triệu USD từ cộng đồng để cung cấp thiết bị cho quân đội, bao gồm cả UAV, trong bối cảnh quy mô tổng thể của biệt đội UAV mới của Ukraine đã tăng "hàng chục lần" kể từ tháng 2/2022 nhờ nguồn cung từ nước ngoài, sản xuất nội địa và từ việc kêu gọi gây quỹ cộng đồng.
Tuy nhiên, thách thức đối với việc mở rộng sản xuất UAV là rất lớn. Theo chuyên gia Chmut, rào cản đối với việc sản xuất hàng loạt là sự phụ thuộc vào các bộ phận do nước ngoài cung cấp như động cơ và hệ thống liên lạc. Đại diện AeroDrone cũng từng bày tỏ lo ngại về thủ tục vận chuyển linh kiện qua hải quan, khi quá trình xin giấy chứng nhận sử dụng UAV cho mục đích quân sự là vấn đề lớn của Chính phủ Ukraine. Bên cạnh đó, theo Washington Post, năng lực quản lý đội quân UAV của Ukraine còn hạn chế, bao gồm việc thiếu một cấu trúc chỉ huy, quản lý thống nhất.
Lực lượng quân đội, tình báo, an ninh Ukraine và cả các tổ chức tư nhân đều phát triển chương trình UAV riêng mà không có sự phối hợp với nhau. Điều này giúp gia tăng tính cạnh tranh và bảo mật, nhưng lại gây trở ngại cho tối ưu hóa tính năng và quá trình sản xuất UAV. Tình trạng tham nhũng, quan liêu và lợi ích nhóm dai dẳng trong ngành công nghiệp quốc phòng, việc thiếu linh kiện và chuyên gia cũng là những thách thức mà Ukraine đang phải đối mặt.
UAV Bayraktar TB2 của Ukraine diễn tập tại tỉnh Mykolaiv hồi tháng 6/2021. Ảnh: Ukrinform
2. Nhưng, chiến lược liều lĩnh vẫn được Ukraine áp dụng ngày một mạnh mẽ hơn, với nhiều dạng thiết bị không người lái khác được ra đời. Bên cạnh UAV, xuồng không người lái (USV) đã được Ukraine sử dụng, đáng chú ý nhất là trong cuộc tấn công vào Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol. Gần đây hơn, lực lượng Ukraine đã làm hư hại một tàu đổ bộ của Nga và tấn công một tàu chở nhiên liệu của Nga bằng USV. Cuộc chơi công nghệ trên chiến trường thực sự được Ukraine dồn tiền và dồn nguồn lực. Militarnyi hôm 5/9 đưa tin, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sử dụng UAV chiến đấu được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) trên tiền tuyến.
Bộ Quốc phòng nước này đã cấp giấy phép cung cấp Saker Scout cho quân đội. Song, chuyên gia về UAV chiến tranh James Rogers, giáo sư tại Đại học Nam Đan Mạch, vẫn đánh giá rằng năng lực của UAV Ukraine vẫn tụt hậu so với Nga, nhất là thời gian gần đây, truyền thông phương Tây đã nhắc nhiều đến máy bay không người lái cảm tử Lancet của Nga, mô tả UAV này là loại vũ khí vô cùng lợi hại có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ukraine.
Nói về cuộc đua công nghệ trên chiến trường Ukraine, ông Thomas Withington, một nhà phân tích quân sự chuyên về chiến tranh điện tử, nhận định: "Chiến tranh điện tử là một cuộc chạy đua liên tục về công nghệ và cứ mỗi giải pháp mới được đưa ra thì lại có một giải pháp đối kháng với nó. Điều này được ví như trò chơi mèo vờn chuột không hồi kết".
Cuộc chiến giữa KGB và CIA Sử dụng các phương tiện kỹ thuật khác nhau để theo dõi hoạt động của các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại các đại sứ quán là chuyện thường ngày ở các cơ quan tình báo trên thế giới nói chung, Liên Xô nói riêng. Để tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn...