Cần những hệ thống giáo dục tách biệt với giáo điều
Giáo sư Kroto – Ảnh: Bạch Dương
Chủ nhân Nobel Hóa học 1996 Harold Kroto trả lời phỏng vấn Thanh Niên nhân dịp đến Hà Nội dự chuỗi sự kiện Cầu nối – đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình.
Xin ông cho biết những thông điệp sẽ chia sẻ tại VN trong chuyến đi này?
Tôi sẽ chia sẻ với các bạn những suy nghĩ về 3 vấn đề. Thứ nhất, làm thế nào để giải quyết các vấn nạn đang tồn tại trên thế giới? Để tồn tại, tất cả phải phối hợp với nhau trong hòa bình.
Video đang HOT
Thứ hai, hiện nay khái niệm khoa học đang bị hiểu lầm. Khoa học không chỉ là kiến thức học ở trường lớp, không chỉ là việc áp dụng kiến thức. Khoa học cũng không phải là cách phát hiện ra các kiến thức. Khoa học chính là cách suy nghĩ. Nếu có cách nghĩ khoa học, chúng ta sẽ biết điều mình nghe là đúng hay sai. Trẻ em cần được chỉ bảo cách suy nghĩ và cách phân biệt những điều mà chúng tiếp nhận. Điều này rất quan trọng.
Thứ ba, đó là các nước phát triển có thể đạt được mức độ phát triển như hiện nay vì họ đã được “khai sáng” trong quá khứ. Ở các quốc gia đó, người dân có quyền đặt ra những câu hỏi. Nếu con người trong xã hội không thể đặt câu hỏi, không thể hiện nghi ngờ của mình thì cuộc sống, văn hóa và tri thức của xã hội không thể tiến bộ. Điều quan trọng là chúng ta phải dạy cho thế hệ trẻ cách đặt ra câu hỏi, cách hoài nghi với những kiến thức mà chúng được dạy dỗ. Quyết định đúng đắn chỉ có được từ cách tư duy logic.
Ông có thể nói rõ hơn về khái niệm hòa bình mà ông định trình bày? Theo ông, trong bối cảnh có nhiều căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương thì khu vực cần hòa bình như thế nào?
Hiện tại có những quốc gia có chính sách thể hiện vai trò hàng đầu, vai trò lãnh đạo. Thực tế là điều đó không tốt cho một môi trường toàn cầu nơi chúng ta có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Như tôi đã nói, liên kết và hợp tác là cách thức duy nhất giúp chúng ta tồn tại. Thế giới cũng như cơ thể con người. Điều gì gây nguy hiểm cho cánh tay thì cũng gây nguy hiểm cho cả cơ thể. Thế giới ngày nay là một hệ thống đóng và chúng ta phải cộng tác với nhau để giải quyết các vấn đề. Nếu chỉ có một nhóm luôn luôn quyết định cho mọi vấn đề thì sớm muộn toàn bộ hệ thống sẽ bị phá vỡ. Tôi rất lo lắng về thực tế, ngày nay thế giới của chúng ta là một thế giới “kinh tế”. Sự kết nối chặt chẽ về kinh tế cũng dẫn đến những ảnh hưởng chính trị. Khi những quyền lực lớn đóng vai trò ra quyết định thì mỗi quyết định có lợi nhất lại không có lợi cho toàn bộ.
Theo ông, bằng cách nào giáo dục có thể là nền tảng cho hòa bình?
Theo tôi, trong quá trình giáo dục, chúng ta cần khuyến khích giới trẻ có thái độ nhân đạo và suy nghĩ cẩn trọng về cách thức hành động khi đảm nhận các vị trí có trách nhiệm. Chúng ta cần những hệ thống giáo dục tách biệt với giáo điều. Nhưng thế giới lại đang được cai trị bởi những con người mà nền tảng của họ dựa trên giáo điều thay vì tư duy lý trí. Chúng ta thấy hầu hết các cuộc xung đột hiện tại đều có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tách biệt giáo điều tôn giáo và chính trị khỏi giáo dục. Nhưng tôi không biết điều đó sẽ được thực hiện như thế nào. Vì chính trị và tôn giáo có quá nhiều quyền lực.
Theo ông đâu là những yếu tố căn bản cần phải có cho một nền giáo dục hiện đại?
Theo quan điểm của tôi, giáo dục là sự tự do suy nghĩ. Giáo dục là thái độ của tư duy. Giáo dục cần làm cho trẻ em được tự do suy nghĩ thay vì ép buộc chúng đến những nơi chúng ta muốn. Trẻ em cũng cần được giáo dục về sự nhân đạo. Đó là những bài học đầu tiên quan trọng giúp chúng nhận thức sự quan trọng của việc chung sống, hợp tác. Quốc gia nào mà chính quyền hạn chế những điều mà công dân của họ có thể làm, quốc gia đó sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.
GS Harold Kroto sinh năm 1939 tại Anh, đang công tác tại ĐH bang Florida (Mỹ). Ông nhận giải Nobel năm 1996 cho phát hiện về hợp chất carbon mang tên fullerenes và một nguyên tử cacbon mới (C60). Phát hiện về C60 được coi là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển của khoa học nano. Ông được phong tước Hiệp sĩ năm 1996 và sở hữu nhiều giải thưởng quốc tế danh giá khác. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, GS Kroto sẽ có bài giảng mang chủ đề “Giáo dục nền tảng cho hòa bình và chìa khóa khai sáng cộng đồng toàn cầu” tại ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo TNO
Chủ đạo vun trồng tình yêu môn sử?
Để loại trừ được, trong tương lai, những cảm tưởng nặng nề của xã hội hiện nay với sự không am hiểu lịch sử của thế hệ @, không thể dồn trách nhiệm lên các giáo viên sử, theo kiểu "trăm dâu đổ đầu tằm".
Toàn thể hệ thống giáo dục thế hệ mới chắc chắn không chồng lên nhà trường. Duy trì tính hiếu học như thuộc tính dân tộc, tu chỉnh nó theo hướng phù hợp với đòi hỏi của thời đại trước hết là trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, cụ thể là Bộ GD-ĐT.
Ngược lại, chính sách giáo dục của nhà nước xây dựng bởi nhiều thành tố. Từ đối sách với tình huống hôm nay xảy ra ở trường phổ thông: trẻ bỏ học do kinh tế thâm thủng, bạo lực hoành hành, "yêu đương" sớm, học thêm, thành tích chủ nghĩa...; đến điều chỉnh các "quái chiêu" xuất hiện trên truyền thông, trong không gian ảo (sao "lộ hàng"; trò chơi điện tử phản tác dụng; nạn sùng bái thần tượng đến cuồng si...); và nhiều độc hại xã hội, môi trường khác mà giới trẻ bị hít thở, "nếm trải", ngoài ý muốn của người lớn.
Hiện vật từ xác máy bay Mỹ. Ảnh: Minh Thăng
Phải nhận thấy những hạn chế của quản trị vĩ mô trong xử lý những vấn đề của quá trình toàn cầu hóa, mà mọi quốc gia không đóng cửa phải hứng, bất chấp chuyện "anh" đã tạo lập được kháng thể miễn dịch, hay chưa.
Nhưng nhà nước chắc phải quan tâm đến giáo viên dạy môn Sử "sống mòn" đến mức nào, "nỗi đau" của họ là gì, ngoài bệnh "viêm màng túi". Cảm giác "đau" của họ hôm nay chắc không giống như của thế hệ người viết bài này thời bằng tuổi họ, nhưng nỗi đau này không thể chỉ là của riêng họ. Vì họ è cổ gánh trách nhiệm "dạy lòng yêu nước" ở thời kinh tế thị trường, thời hội nhập... với những thách thức chưa có tiền lệ, kiểu "quan cách mạng", "đại gia chúa Chổm", hay tàu lạ, kẻ tự xưng là đồng... minh uốn lưỡi cú diều...
Ai đó sẽ bảo, môn Sử vẫn có giáo viên A, giáo sư B tốt, giỏi... đấy chứ. Nhưng một hai người tài giỏi, tâm huyết ở cấp cơ sở không thể làm thay đổi được bức tranh toàn cảnh ảm đạm của dạy và học môn Sử hiện nay.
Giáo dục tình cảm yêu nước, cũng như tình yêu với môn Sử, hay còn gọi là giáo dục đạo đức công dân, là công việc tầm quốc gia. Đòi hỏi nhà nước quan tâm đến việc dạy môn sử không trùng khớp với yêu cầu rót tiền. Càng không có nghĩa là xông lên xây những bảo tàng mười ngàn tỉ, nhất là sau khi và những đại tượng đài mang hình "thần lịch sử" bị rút ruột...
Khi bảo tàng ngàn tỉ sau 1000 năm Thăng Long bị rỗng ruột (thiếu quần thể hiện vật), thì các trách nhiệm như thiết kế tổng thể, "chạy" sơ đồ nguyên lý của các đại công trình bảo tàng, với tầm nhìn của nhiều nhiệm kỳ, hẳn phải là trách nhiệm của "ông nhà nước".
Giáo viên sử - người "cấp dưỡng", sách giáo khoa - "nguồn thức ăn lành" để duy trì tình yêu nước trong từng cá thể nhỏ một cách có phương pháp, có chịu trách nhiệm cụ thể theo chuẩn của công nghệ giáo dục. Xuất phát từ vai trò "cung tiêu" tài nguyên môn lịch sử của nhà nước, giáo viên sẽ phục vụ món ăn, hoặc như cơm suất tập thể thời bao cấp, hoặc "sơn hào hải vị", hưởng thụ từ di sản của tổ tiên, và cả của tài sản nhân loại.
Vì thế, không thể khoán trắng cho trường học chức năng xuất xưởng những nhà ái quốc, nhất là khi dạ dày của giáo viên lép kẹp. Ngay cả khi giáo viên "thoát nghèo", thì việc định hướng cho giáo án môn sử của họ vẫn thuộc cấp độ nhà nước, với tầm nhìn xa hơn vài kế hoạch 5 năm.
Nhưng nếu nhà trường chỉ là nguồn thông tin và kiến thức hữu ích, thì Internet còn mạnh hơn về mặt này, và trẻ con sẽ bảo ta rằng chúng chả cần Trường. Ngược lại, nếu tiếp tục cho trẻ ăn cùng nhau "cơm bụi" do trường thầu, trên bàn học trong lớp, để xây dựng "tinh thần tập thể" cho trẻ, như lời của Ban giám hiệu và cô giáo một trường điểm dạy dỗ U60 tôi, thì nhà trường quả là đang hết duyên.
"Mẹ của em ở trường..." đã trở thành phạm trù lịch sử, phụ huynh hỏi? Thưa không, nhưng Nhà trường không thể chỉ là vườn trẻ được nâng cấp, chỉ để trông con cho bố mẹ đi làm 8 giờ vàng ngọc. Nhà trường chắc càng không phù hợp với vai trò "trung tâm giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến" mà một số gia đình đang lăm lăm giao phó, trong thời buổi đạo đức "yếm thủng tày giành"...
Thiếu tướng CCB Tên lửa Vũ Anh Thố nhấn mạnh, để vun trồng tình yêu môn sử "Phải bắt đầu từ gia đình và những người lãnh đạo. Xây dựng xã hội tốt đẹp phải chọn người lãnh đạo giỏi, đất nước phải có phong tục tập quán, nền nếp gia phong và có nhiều gia đình tốt".
Thật vậy, để đạt được những thành quả đột phá trong sự nghiệp "trồng người", phải kết hợp hai nguồn lực dồi dào: nỗ lực của nhà nước, vốn có kinh nghiệm biến "huyền thoại Phù Đổng" thành sự thực; và sự nghiệp giáo dưỡng trẻ trong bầu không khí ấm áp gia đình, mà nền móng theo truyền thống Việt là nghĩa (chung thủy, trách nhiệm) và tình (lòng yêu thương).
Theo Lê Thành (Vietnamnet)
Chủ nhân giải Nobel Vật lý: Tôi không hối tiếc bất cứ điều gì Giáo sư người Mỹ nhận giải Nobel Vật lý danh giá năm 1996 Douglas D. Osheroff cho biết điều lớn nhất giải Nobel mang lại cho ông là cơ hội được đi nhiều nơi và gặp gỡ mọi người ở những nền văn hóa khác nhau. Lần đầu tiên đến Việt Nam nhân tham gia chuỗi sự kiện trong "Cầu nối - cuộc...