Cân nhắc không thêm quyền của Thủ tướng
Cần phân định rõ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.
Tại phiên họp chiều 20-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng không bổ sung thêm một số thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như tạm quyền bộ trưởng hoặc chủ tịch tỉnh; ban bố tình trạng khẩn cấp; phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu bầu chức danh chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh, thành trực thuộc trung ương…
Không bổ sung bốn quyền cho Thủ tướng
Trình bày báo cáo xin ý kiến một số vấn đề lớn về dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nói: “Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ theo hướng bám sát nội dung quy định của Hiến pháp. Đồng thời, đề nghị cân nhắc không quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như quyết định mô hình tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương; quyết định giải thể các tổng cục, cục khi thấy hoạt động không có hiệu lực, hiệu quả, hạn chế phình bộ máy; phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu phó chủ tịch tỉnh; phê chuẩn, phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: TTXVN
Ông K’sor Phước, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của QH, cũng đề nghị cần phân định rõ quyền hạn giữa Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ. Theo ông Phước, nhiều thẩm quyền thuộc trách nhiệm của tập thể Chính phủ nhưng dự án luật lại đưa vào trong quyền hạn của Thủ tướng. “Cụ thể, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hay số lượng công chức, viên chức là quyền của Chính phủ, tại sao lại đưa vào quyền của Thủ tướng? Thủ tướng chỉ thay mặt cho Chính phủ ký các quyết định ban hành” – ông Phước nói.
Video đang HOT
Giải trình, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị cân nhắc giữ lại một số quyền hạn bổ sung cho Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất, liên tục. “Chẳng hạn như quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên… Nếu Thủ tướng không được quyết ngay sẽ ảnh hưởng đến điều hành” – ông Bình nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói: “Khi nào có lệnh tổng động viên thì mới có biện pháp thi hành. Chưa đến mức tổng động viên, áp dụng quyền đó là chưa được”.
Cần xác định số lượng cấp phó
Về bộ máy Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển nói: tại kỳ họp QH vừa qua, nhiều đại biểu băn khoăn vì đến giờ vẫn chưa xác định bộ máy Chính phủ sẽ được bao nhiêu bộ. Sao luật không quy định cứng số lượng các bộ? Sau này, tùy vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thì có thể có thêm bộ chứ bỏ lửng như hiện nay, nhiều người băn khoăn.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng: “Phải luật hóa quan điểm có bao nhiêu bộ vào trong luật. Sau này thêm bộ nào thì sửa một vài điều của luật. Đã đến lúc chúng ta xem lại những lĩnh vực chưa có quản lý nhà nước vì tổ chức của trẻ em nằm một chỗ, dân số nằm một chỗ. Đất nước có khoảng 45 triệu phụ nữ nhưng không có bộ phụ nữ. Cái cần quản lý nhà nước thì phải có cơ quan nhà nước quản nhưng đoàn thể của chúng ta phát triển quá nhiều”.
Liên quan đến số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đại biểu Phan Trung Lý cho biết: “Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định số lượng tối đa theo nguyên tắc đối với các bộ đặc thù như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là sáu thứ trưởng. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác là bốn thứ trưởng. Còn đối với số lượng cấp phó của đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thì đề nghị quy định tối đa là ba cấp phó”.
Cùng ngày, UBTVQH cũng đã thảo luận về dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương. Đa số ý kiến ủng hộ giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như hiện nay, gồm HĐND và UBND ở cả ba cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trước đó, dự luật đề xuất ở vùng nông thôn vẫn tổ chức cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã và tổ chức HĐND tương ứng; còn ở đô thị chỉ tổ chức cơ quan hành chính UBND phường chứ không có HĐND phường. Phương án 2 là giữ nguyên HĐND và UBND ở cả ba cấp hành chính tỉnh, huyện, xã như hiện nay.
Theo Trọng Phú (Pháp luật TPHCM)
Thu hẹp đối tượng được thuê nhà công vụ
Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết, dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Chiều 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nhà ở sửa đổi với tỷ lệ 83,30% đại biểu tán thành.
Trình bày báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Phan Trung Lý cho biết, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Dự thảo Luật được trình Quốc hội thông qua đã thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ.
Cụ thể, ông Phan Trung Lý cho biết, có ý kiến cho răng quy đinh vê đôi tương đươc thuê nha ơ công vu như dư thao Luật la qua rông, chưa khăc phuc đươc tinh trang bao câp vê nha ơ công vu, đê nghi cân chinh sưa lai theo hương thu hẹp hơn vê đôi tương đê bao đam tinh kha thi.
Trên cơ sở ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đề nghị thu hẹp đối tượng được thuê nhà ở công vụ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý theo hương:
"Nêu la can bô, công chưc ơ Trung ương thi giữ chức vụ tư cấp Tổng cục trưởng và tương đương trở lên; nêu ở địa phương thi tư cấp Chủ tịch huyện, Giam đôc Sơ và tương đương trở lên nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện là chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác và một số điều kiện khác".
"Đôi vơi cac đối tượng can bô, công chưc khac nêu được điều động, luân chuyển đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thi mơi đươc bô tri thuê nha ơ công vu như đôi tương la giao viên, bac sy".
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cũng cho hay, có ý kiến đề nghị cần làm rõ chủ thể quản lý nhà ở công vụ, quy đinh ro mô hinh tô chưc quan ly nha ơ công vu, cũng như chế tài trong trường hợp không trả lại nhà ở công vụ.
Trước ý kiến này, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, nôi dung vê quan ly nha ơ công vu, trach nhiêm tra lai nha ơ công vu, chê tai xư ly đôi vơi trương hơp không tra lai nha ơ công vu đa đươc quy đinh tai dư thao Luât.
Tuy nhiên, trên cơ sở y kiên cua đại biểu Quốc hội, để làm rõ trách nhiệm quản lý nhà công vụ, đề nghị Quốc hội cho bô sung quy đinh rõ hơn cơ quan chiu trach nhiêm quan ly nha ơ thuôc sơ hưu nha nươc.
Đồng thời, quy đinh rõ trách nhiệm của doanh nghiêp hoặc hợp tác xã co chưc năng quan ly vân hanh nha ơ trong việc quan ly vân hanh nha ơ công vu la đê tach bach vai tro quan ly nha nươc vê nha ơ va vai trò quan ly vân hanh nha ơ công vu; quy định cụ thể trách nhiệm và thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
Theo Diệu Thu (Khám phá)
Cấm dùng tiền, tài sản mua chuộc cử tri trong bầu cử Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đưa ra quy định "không được sử dụng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri". Theo dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình Quốc hội ngày...