Căn nhà sàn hơn 130 tuổi của vua voi Buôn Đôn
Nhà sàn cổ của vua voi Y Thu Knul là một kiến trúc đặc sắc và gắn liền với những huyền thoại săn và thuần voi ở Buôn Đôn.
Ngôi nhà sàn cổ ở Buôn Đôn, hay còn gọi là Bản Đôn (thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) là một điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách tới đây. Buôn Đôn là địa danh nổi tiếng khắp khu vực Đông Nam Á về nghề săn và thuần dưỡng voi rừng. Ngôi nhà này là của Y Thu Knul (1828 -1938), được mệnh danh là ông tổ nghề săn voi, người đã có công khai phá, mở đất, lập ra vùng Buôn Đôn và được nhân dân kính trọng tôn làm tù trưởng.
Trong cuộc đời mình, ông đã săn bắt và thuần dưỡng được gần 500 con voi rừng. Y Thu Knul có bố là người Lào di cư tới vùng đất này, lấy mẹ ông là người M’Nông. Ngôi nhà cổ ở Buôn Đôn của ông được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, theo kiến trúc chùa tháp của Lào – Thái, có 3 gian song song liền kề, khởi công từ tháng 10/1883 và hoàn thành tháng 2/1885.
Theo các già làng kể lại, năm 1861, Y Thu Knul săn được một con voi trắng quý hiếm; với lông, da màu trắng, ngà màu hổ phách. Ông đã mang tặng con voi quý này cho vua Xiêm (Thái Lan). Đáp lại, vua Xiêm ban tặng cho Y Thu rất nhiều vàng bạc, của cải và phong tặng ông biệt danh là Khun Yu Nốp ( Khunjunob) – nghĩa là “Vua săn voi”.
Ngôi nhà của vua voi là ngôi nhà to đẹp nhất Buôn Đôn thời bấy giờ. Tầng dưới nhà là nơi của gia súc và nhà kho, tầng trên để ở. Gian chính giữa có một cầu thang gỗ đi lên. Phía trước nhà là một hiên rộng kéo dài hai gian. Theo gia phả ghi lại, để xây dựng ngôi nhà này, chủ nhân đã phải huy động 18 con voi kéo gỗ, 14 thợ lành nghề do thợ cả Tha Vi Vông Khăm Sao (một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế. Trị giá căn nhà vào thời điểm ấy phải đổi hết 12 con voi trên 60 tuổi có ngà dài cho công thợ, thiết kễ, đẵn cây, kéo gỗ… Khi cúng theo phong tục “tân gia”, chủ nhà mổ 22 con trâu.
Điểm độc đáo nhất của ngôi nhà là mái được lợp hoàn toàn bằng ngói gỗ. Các viên ngói được làm thủ công rất công phu. Để lợp đủ bộ mái, thợ đã phải đẽo 8.726 thanh gỗ (trung bình 2 x 12 x 25 cm) để làm ngói, tốn gần 10 m3 gỗ cà chít. Năm 1954, một cây me đổ làm sập mất gian phía trong. Tuy được khôi phục lại, căn nhà không còn bộ mái ngói gỗ nguyên bản.
Ngôi nhà được làm toàn bằng gỗ tốt của rừng Buôn Đôn như gỗ hương, căm xe, cà chít. Qua những thăng trầm thời gian và khói lửa chiến tranh, nhà đã phần nào xuống cấp nhưng vẫn lưu giữ cấu trúc và bản sắc Tây Nguyên.
Video đang HOT
Điều quan trọng là người làng còn giữ nhiều kỷ vật của các vua voi nhiều thế hệ. Hiện tại, hai gian nhà phía ngoài được sử dụng làm gian thờ, nơi tiếp khách và trưng bày các hình ảnh, kỷ vật của các vua voi. Gian trong là nơi sinh hoạt gia đình.
Góc trưng bày những kỷ vật, đồ nghề săn voi của vua voi Y Thu Knul và những người kế tục.
Sợi dây da trâu (bên phải) là dụng cụ chính của thợ săn voi, dùng làm thòng lọng để săn bắt voi rừng, có độ dài từ 90 – 120m. Để làm một bộ dây như thế này phải dùng tới da của 7 con trâu đực. Sau khi đã bện thành dây thừng phải phơi đủ 90 nắng, 90 sương (tức khoảng 3 tháng), rồi gác bếp qua một mùa rẫy mới làm lễ cúng và đem ra sử dụng. Dây rất bền và chắc, nếu để ngoài trời mưa nắng vẫn có thể tồn tại 100 năm không mục nát.
Chiếc mâm đồng (bên trái) là kỷ vật của vua voi Y Thu Knul để lại. Mâm dùng để đặt lễ cúng thần rừng, thần sông mỗi khi xuất phát đi săn bắt voi rừng; và lễ cúng làm thủ tục nhập buôn làng cho những voi đã được thuần dưỡng. Chiếc mâm được đưa từ Lào về Việt Nam năm 1859.
Thanh kiếm vua Bảo Đại tặng vua voi Ama Pợ Pho Khăm Súc – tù trưởng cao nguyên, cháu ruột và là người kế tục sự nghiệp của vua voi Y Thu Knul. Vào khoảng năm 1942 – 1943, khi đi săn ở rừng Mêvan (nay thuộc huyện Cư M’ga, tỉnh Đắk Lắk), vua Bảo Đại bị một con voi hoang dã tấn công. Ama Pợ Pho Khăm Súc đã dùng kiếm của vua để chiến đấu với voi rừng. Sau đó, vua Bảo Đại tặng lại thanh kiếm này cho ông.
Cuộn dây da trâu này là dụng cụ cột chặt những con voi trong thời kỳ bị kích thích – trung bình một năm một lần, kéo dài 2 – 4 tuần rồi tự khỏi. Trong thời gian này, hoóc môn sinh dục bị kích thích (động dục), voi trở nên rất hung dữ, không cho ai lại gần. Khi phát hiện voi có biểu hiện như vậy, người chủ sẽ dùng sợi dây này cột chúng vào thân cây rừng.
Y Prung Êban (tên thường gọi là Ama Kông, 1909-2012) là cháu của vua voi Y Thu Knul, con rể của vua voi Ama Pợ Pho Khăm Súc và cũng là truyền nhân cuối cùng nghề săn voi ở Buôn Đôn. 13 tuổi ông là thợ phụ trong đoàn săn voi và 17 tuổi là thợ chính. Trong cuộc đời mình ông đã săn được 298 voi rừng trong đó có 3 bạch tượng – một loài voi trắng quý hiếm. Chuyến săn voi cuối cùng của Ama Kông diễn ra vào năm 1996; ông bắt được 7 con voi. Sau đó ông chuyển sang làm huấn luyện voi cho rừng quốc gia Yok Đôn. Ama Kông qua đời ở tuổi 103.
Vua voi Ama Kông có 21 người con, 118 cháu, chắt. Ông còn nổi tiếng với bài thuốc gia truyền tráng dương, bổ thận được nhiều người ca ngợi. Hiện tại, trong nhà cổ của vua voi có bán nhiều loại thuốc dân tộc, trong đó có loại rượu thuốc gia truyền tăng cường sức khỏe cho nam giới.
Chị H Kua Agun, 33 tuổi, chắt của vua voi Ama Kông, cho biết: “Hiện tại gia đình sống tại đây có sáu người. Vì để dành diện tích trưng bày và tham quan, gia đình đã xây một ngôi nhà mới phía sau để ở và sinh hoạt”.
Xôn xao SGK Tiếng Việt lớp 3 viết phi thực tế về trường đua voi
Trên các diễn đàn, xuất hiện ý kiến cho rằng trong bài "Hội đua voi ở Tây Nguyên", sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 mô tả "trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số" là phi thực tế.
Ngày 6/4, trao đổi với Tiền Phong, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) Vũ Minh Thoại cho biết, năm nay ở địa phương không tổ chức Lễ hội đua voi do dịch COVID-19.
"Cứ 2 năm chúng tôi tổ chức một lần Lễ hội đua voi, kết hợp với Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Các nài voi (quản tượng) sẽ cho voi chạy trên bãi đất trống, gần trung tâm văn hóa huyện cự ly đi và về khoảng 200 mét. Ở huyện Buôn Đôn không có trường đua voi", ông Thoại khẳng định.
Nhiều ý kiến cho rằng ngữ liệu SGK tập 2, lớp 3 sai thông tin thực tế.
Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Lắk H'Loan Buôn Đắp cho biết: Lễ hội đua voi thường được tổ chức bên hồ Lắk để thu hút khách du lịch và kêu gọi xúc tiến đầu tư cho địa phương.
"Voi chỉ chạy cự ly khoảng 50 mét. Ban tổ chức không để đàn voi chạy năm cây số, nếu làm vậy chúng sẽ kiệt sức. Ở huyện Lắk không có trường đua voi nào", bà H'Loan Buôn Đắp nói.
Còn anh Y Vinh Ê Ung (quản tượng voi, SN 1985, trú tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) nói rằng, anh đang chăm 2 con voi tên là Y khăm Sen (29 tuổi) và Y Măm (40 tuổi).
"Chúng tôi chưa khi nào tổ chức cho voi chạy cự ly dài năm cây số", anh Y Vinh Ê Ung cho biết.
Trước đó, trên một số diễn đàn mạng xã hội xuất hiện những ý kiến cho rằng trong bài "Hội đua voi ở Tây Nguyên" của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (tập 2, nhà xuất bản Giáo dục do Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) có những nội dung phi thực tế.
Theo đó ở trang 60, mục tập đọc sách này nói về Hội đua voi ở Tây Nguyên viết rằng: "Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số".
"Với cụm từ "trường đua voi..." người đọc sẽ hiểu: việc tổ chức đua voi có "trường đua" hẳn hoi.
Trong thực tế, nơi tổ chức đua voi thay đổi ở nhiều nơi, tùy theo từng kỳ đua; nơi nào có bãi đất trống, tương đối rộng, thuận lợi cho tổ chức, điều hành và cho người dân, du khách theo dõi thì được chọn làm nơi đua (ví dụ các hội đua voi ở Bản Đôn, Đắk Lắk từng tổ chức tại đường băng Sân bay Bản Đôn, tổ chức trong Khu du lịch văn hóa - sinh thái Bản Đôn, tổ chức cạnh Nhà văn hóa cộng đồng Bản Đôn, tổ chức tại khu đất trống gần mộ Ama Kông...). Nơi đua voi không phải một đường rộng phẳng lì mà là bãi đất trống, có thể là đất sản xuất nông nghiệp, sau khi thu hoạch sản phẩm, ban tổ chức cho san ủi tương đối bằng phẳng", một bình luận trên facebook cá nhân.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, hiệu trưởng trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết: Bài tập đọc "Hội đua voi ở Tây Nguyên" nằm trang 60, SGK Tiếng Việt lớp 3. Đây là tác phẩm của tác giả Lê Tấn được nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa hiện hành đưa vào chương trình. Tác phẩm với lối hành văn rất hay, văn phong trong sáng, khi dạy học sinh rất thích vì khám phá, tìm hiểu được văn hóa của một vùng đất khác. Học những tác phẩm như vậy, học sinh sẽ thêm yêu quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, nếu bài học có ngữ liệu không đúng kiến thức thực tế cũng cần xem xét, chỉnh sửa lại. Dù đó là tác phẩm văn học, nhà văn có quyền hư cấu nhưng nội dung quá xa vời thực tế đem vào dạy học sinh cũng không nên.
Cô Nguyễn Thị Huyền, giáo viên dạy tiểu học ở Hà Nội cũng cho rằng, "Hội đua voi ở Tây Nguyên" là một bài tập đọc thú vị, quen thuộc đối với học sinh. Do không có điều kiện tìm hiểu về văn hóa của vùng đất Tây Nguyên nên lâu nay, cô vẫn cho trò đọc hiểu như vậy. "Nếu thông tin bài đọc không đúng thực tế thì nên sửa chữa hoặc cắt bỏ để học sinh tránh hiểu sai về kiến thức văn hóa", cô Huyền nói.
Phóng viên đã liên hệ lãnh đạo Bộ GD&ĐT về thông tin kể trên, đại diện đơn vị này cho biết sẽ nghiên cứu, xem xét vấn đề một cách nghiêm túc.
Gia tăng trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng độ nặng ở Đắk Lắk, một trường hợp tử vong Sáng 6-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 250 trường hợp trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng; trong đó nhiều trường hợp trẻ mắc tay-chân-miệng độ nặng và đã có một trường hợp tử vong. Trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng đang được điều trị tại Bệnh...