Căn nhà nghỉ hưu của bà lão người Nhật U65 hút triệu like: Có cây cối làm bạn, sống một mình vẫn không thấy cô đơn
Dù không quá rộng rãi, căn nhà vẫn mang đến cho gia chủ cảm giác thoải mái, thư giãn mỗi khi trở về.
Bà Ari Sakamaki năm nay 60 tuổ.i, hiện đang sống tại ngoại ô thành phố Tokyo, Nhật Bản. Trước khi nghỉ hưu, bà giữ vị trí kế toán trưởng của một công ty may mặc và đã gắn bó với công việc này suốt hơn 25 năm. Là một người yêu công việc và phóng khoáng, bà Ari chọn cuộc sống độc thân, không phụ thuộc vào bất kỳ ai.
Cuộc sống hàng ngày của bà vô cùng đơn giản. Khi còn đi làm, bà dành 8-9 giờ mỗi ngày để làm việc, sau đó về nhà dọn dẹp hoặc gặp gỡ bạn bè và người thân. Hầu hết thời gian rảnh của bà Ari đều là ở nhà. Bà yêu sự yên tĩnh, thư thái trong tổ ấm nhỏ – nơi giúp bà vơi đi sự lạc lõng giữa sự hối hả của cuộc sống.
Sau khi nghỉ hưu, bà Ari quyết định cải tạo lại căn nhà nhỏ được cha mẹ để lại. Ngôi nhà rộng không quá 70m2 nhưng lại có khu vườn nhỏ để trồng cây cối. Từ đây, ý tưởng thiết kế một tổ ấm xinh xắn, ngập tràn hoa lá nảy ra trong đầu người phụ nữ U65.
Bà Ari sống một mình trong căn nhà cũ được cha mẹ để lại.
Bà Ari Sakamaki (60 tuổ.i, Tokyo, Nhật Bản).
Căn nhà nhỏ nhắn, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của 1 người.
Diện tích nhà ở của bà Ari Sakamaki rơi vào khoảng 60m2. Với thiết kế 2 ngủ và 1 khách vốn có, bà Ari cải tạo nhiều về mặt cấu trúc mà tập trung vào cách bài trí và lựa chọn màu sắc cho ngôi nhà. Để không gian thêm sáng sủa, bà chọn tông màu trắng be tinh tế làm chủ đạo, kết hợp với hệ thống nội thất bằng gỗ sậm màu. Nhờ đó, căn nhà toát lên vẻ đẹp vừa sang trọng nhưng vẫn gần gũi và nhẹ nhàng.
Video đang HOT
Lối thiết kế tối giản được tận dụng triệt để nhưng vẫn mang đến cảm giác ấm áp, thân thiện.
Nội thất gỗ giúp căn nhà thêm ấm áp hơn bao giờ hết.
Thoạt nhìn, cách trang trí nội thất của ngôi nhà này không quá xa hoa hay lộng lẫy. Tuy nhiên, nó vẫn tôn lên gu thẩm mỹ của nữ gia chủ.
Toàn bộ không gian trong căn nhà nhỏ được tô điểm bằng tông màu be phối nâu dịu dàng. Cùng với đó phải kể đến những chậu cây cảnh tươi tắn do chính tay bà Ari nuôi trồng. Việc bày trí nhiều hoa lá trong nhà không chỉ giúp không gian thêm màu sắc, mà còn xóa tan cảm giác cô đơn, trống vắng. Đó chính là cách bà Ari cảm nhận cuộc và trân trọng cuộc sống mà bản thân đang có.
“Cuộc sống tốt đẹp thực ra là biết trân trọng hiện tại, dù bạn 60 tuổ.i hay 26 tuổ.i, bạn vẫn có thể chăm sóc tổ ấm mình thích!” – Bà Ari Sakamaki chia sẻ.
Các loại hoa và cây cảnh trong vườn đều do một tay bà Ari gieo trồng.
Bà cũng đặc biệt yêu thích những loại hoa và cây cỏ. Để trang trí cho khoảng sân nhỏ của mình, bà đã trồng nhiều loại cây hoa và rau xanh theo mùa. Nhờ vậy, cảnh vật quanh nhà luôn tràn ngập sức sống, cụ bà cũng có rau xanh ăn quanh năm mà không phải ra chợ.
Người đàn ông chi 20 tỷ đồng cải tạo nhà cổ thành không gian sống "trong mơ", không cần dùng điều hòa vẫn mát mẻ quanh năm
Người đàn ông Trung Quốc mong muốn có một không gian sống gần gũi thiên nhiên, gắn kết gia đình và bạn bè đến chơi nhà.
Nhà thiết kế nội thất Tôn Nguyên Lương đã dành 8 năm để tìm mua nhà cổ và cải tạo thành không gian sống mơ ước ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc. Ngôi nhà được đặt tên là "Dự Viên", mang ngụ ý là cảnh quan trong phố cổ. "Dự Viên" có tổng diện tích lên đến 450m2, trong đó sân vườn là 100m2, tổng chi phí lên tới 6 triệu NDT (20,9 tỷ đồng).
Ngôi nhà cũ trước khi cải tạo
Anh Tôn đã tìm kiếm hơn 6 năm, đi xem đến 50 - 60 ngôi nhà, cuối cùng mới chọn căn nhà này. Ngôi nhà nằm ở gần Bảo tàng Tô Châu, cách đường chính không xa, đông người qua lại nhưng không gian trong nhà lại giữ được yên tĩnh chủ nhà mong muốn.
"Dự Viên" được được thiết kế rất khéo léo để lấy được ánh sáng tự nhiên. Tiề.n sảnh ban đầu tách biệt với phần chính của tòa nhà và cửa ra vào nằm phía bắc. Nhưng Tôn Nguyên Lương đã mở cửa về phía nam, làm hành lang nối tiề.n sảnh và nhà chính để lưu thông gió.
Ngay ở tiề.n sảnh, nhà thiết kế Tôn làm một cửa sổ có thể thấy lấp ló khu vườn nhỏ với cây lựu, dương xỉ,... Vào đến nhà chính là đến khu vực đọc sách với quầy bar nhìn được ra rừng trúc bên ngoài. Đi qua khu bếp và phòng ăn là khoảng sân rộng nhất vườn. Anh Tôn còn làm một phòng trà ven hồ, có thể vừa ngồi thưởng trà, ngắm cá, ngắm vườn và cảm nhận âm thanh tự nhiên.
Phòng trà ven hồ
Bên hông phòng trà có một giếng trời để cây gỗ sếu mọc thẳng lên trời. Tạo cảm giác "trong nhà có vườn, trong vườn có nhà, trong nhà có sân, trong sân có cây, từ cây có thể nhìn thấy bầu trời", theo lời của Tôn Nguyên Lương.
Trên tầng 2, nhà thiết kế này mở các cửa sổ với nhiều hình dáng khác nhau để thông gió cũng như mở ra tầm nhìn thoáng đãng. Về cơ bản, anh không thiết kế "cửa" trong nội thất mà sử dụng kính lớn làm vách ngăn.
Trong "Dự Viên" không có điều hòa nhưng vẫn mát mẻ, có thể duy trì nhiệt độ và độ ẩm không đổi trong suốt cả năm, ở mức 23 độ đến 25 độ, độ ẩm khoảng 50%. Vào mùa hè độ ẩm cao, căn phòng cũng có thể được giữ khô ráo.
Vì không có thiết bị sưởi ấm và làm mát nên mức tiêu thụ điện năng của cả ngôi nhà ít nhất bằng một nửa so với những ngôi nhà thông thường. Tường trong nhà cũng được tạo một lớp cách nhiệt dày 3-5cm, giống như khoác lên mình một bộ quần áo cho cả ngôi nhà, có tác dụng cách nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
Những khung cửa sổ rất đẹp như tranh trong ngôi nhà
Điều đặc biệt là trong quá trình cải tạo nhà, anh Tôn không hề sử dụng máy móc lớn mà chỉ dùng sức người. Nếu nhân lực không đủ, hàng xóm cũng rất nhiệt tình giúp đỡ gia đình. Ngược lại, gia đình họ Tôn cũng giúp hàng xóm sửa đường ống, để hàng xem mở cửa sổ sang ngắm vườn cây nhà mình,...
Nội thất theo phong cách tối giản
Trên thực tế, khu vườn rộng lớn với chi phí đầu tư lớn đã mang lại rất nhiều thay đổi giá trị. Trước đây, khi bạn bè hoặc gia đình Tôn Nguyên Lương tụ tập, họ vẫn thường cầm điện thoại di động lên để lướt mạng xã hội mà không tập trung vào cuộc vui. Nhưng khi ngồi trong vườn, mọi người đều bất giác đặt điện thoại xuống, uống trà bên hồ nước, ngắm cá bơi và những chú chim đậu trên ngọn cây.
Tôn Nguyên Lương từng là một người ngiện công việc và bị rơi vào trạng thái sống quá vội vã nhưng sau khi dành thời gian trong vườn nhiều hơn, cuộc sống của anh chậm lại.
Ngôi nhà được thiết kế với nhiều không gian sinh hoạt chung
Chuyển vào căn nhà mới này, gia đình anh cũng cùng nhau nấu nướng nhiều hơn thay vì gọi đồ ăn ngoài. Con gái vốn chỉ thích ở trong nhà đọc sách nay đam mê trồng cây, thường chạy ra ngoài sân ngắm những chú cá nhỏ. Khu vườn và căn nhà mới kết nối các thành viên gia đình với nhau và cũng kết nối con người với thiên nhiên, để cuộc sống có thêm niềm vui và trải nghiệm mới mẻ khi sống chậm lại.
Cặp vợ chồng U40 mua căn hộ ở ngoại thành Hà Nội, vừa ở đổi gió vừa kinh doanh đắt khách Để tiết kiệm chi phí, 2 vợ chồng đã cùng nhau tìm hiểu, tham khảo rồi lên phương án thiết kế căn nhà thứ 2 này. Hậu an cư lạc nghiệp, những người thành đạt thường hướng đến nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc đầu tư. Có một không gian yên tĩnh, riêng tư và cách xa thành phố đông đúc, bộn bề để...