Căn nhà gói ghém bình yên với tiếng sóng biển vỗ về ở làng chài cách thành phố Nha Trang 15km
Khi ngắm nhìn căn nhà 3,5 tầng này, hẳn sẽ nhiều người ao ước được một lần tận hưởng cảm giác lặng nghe rì rào sóng vỗ, ngắm nhìn hoàng hôn dịu dàng hay bình minh thức giấc phía chân trời xa xa.
Căn nhà được xây dựng từ lâu với nội thất cũ kỹ, lối kiến trúc tiêu biểu của nhà phố Việt Nam hàng chục thập kỷ trước. Chủ nhân mới là chị Hoa đã quyết định mua căn nhà cũ với giá 2,5 tỉ đồng vì lý do duy nhất – view biển. Căn nhà cũ đã được vợ chồng chị nhờ kiến trúc sư NAQI & Partners đưa ra các phương án cải tạo, giữ lại phần khung nhà và thiết kế các khu vực chức năng hợp lý nhất có thể.
Cách trung tâm thành phố Nha Trang 15km, căn nhà tọa lạc ở làng chài Tân Thành, xã Ninh Ích, Ninh Hòa, Khánh Hòa. Từ căn nhà cũ kỹ cao 3,5 tầng, các kiến trúc sư đã chọn cách thổi hồn vào từng góc nhỏ, tận dụng tối đa diện tích mặt sàn 120m2 để mang lại cuộc sống mới vô cùng tuyệt vời cho gia chủ.
Nhiếp ảnh gia Mạnh Hiếu đến từ Nha Trang đã dành thời gian cảm nhận vẻ đẹp của căn nhà, ghi lại từng khoảnh khắc cuộc sống để các thành viên khi ngắm tổ ấm của mình cảm thấy tự hào về những nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ sở hữu căn nhà ven biển của mình.
Hiện trạng căn nhà khi được vợ chồng chị Hoa mua và cải tạo.
Chi phí cải tạo khoảng 2 tỉ đồng.
Ngôi nhà đẹp nổi bật và bình yên có view biển tuyệt đẹp.
Buổi tối, không gian cũng trở nên lung linh hơn.
Làng chài bình yên khi đêm về.
Nhiếp ảnh gia Mạnh Hiếu cho biết: “Căn nhà dù chỉ cao 3,5 tầng nhưng đã được cho là vươn cao khỏi các mái nhà thấp san sát nhau của làng chài. Chúng tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh một ngọn hải đăng chưa thắp sáng. Sự kết hợp chất liệu polycarbonate cùng với ánh đèn, hình thành môi trường để ánh sáng tự do phô diễn. Polycarbonate là loại vật liệu phù hợp sử dụng xuyên suốt công trình để thể hiện tinh thần của một ngọn hải đăng.
Các tấm lợp polycarbonate kết hợp với hệ lam sắt gỉ giúp điều tiết lượng ánh sáng vào không gian. Ban ngày, ngôi nhà tiếp nhận ánh nắng tự nhiên qua từng khe làm tràn ngập các gian phòng. Buổi tối, ngôi nhà như ngọn hải đăng sáng bừng giữa làng chài”.
Mọi không gian đều có ban công view biển.
Góc thưởng trà ngắm biển.
Video đang HOT
Từ bất kỳ góc nhỏ nào cũng cảm thấy không gian bình yên, trong trẻo.
Căn phòng nhỏ xinh, ấm cúng.
Góc nghỉ ngơi tĩnh lặng.
Bồn tắm hướng tầm nhìn ra biển vô cùng lãng mạn.
Chủ nhân của ngôi nhà vốn làm nghề xây dựng nên đã khéo léo tận dụng những thứ có sẵn trong kho, qua bàn tay của người thợ địa phương đã tạo nên một ngôi nhà không quá cũ kỹ, bình dị mà trau chuốt. Các không gian mở được nâng lên cao tách biệt khỏi lớp không khí bên dưới, sự tĩnh lặng được hình thành đưa con người một lần nữa chạm vào thiên nhiên.
Một tầng được sử dụng bố trí bể bơi và góc thư giãn.
Mỗi góc nhỏ đều bố trí chức năng phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ban công nhìn từ trên cao.
Bể bơi giúp mọi người thư giãn, ngắm nhìn vẻ đẹp của biển cả.
Không gian được thiết kế, bố trí đồ đạc đơn giản, tinh tế.
Công trình hoàn thiện chính là một tác phẩm nghệ thuật với đầy đủ sự kết hợp khéo léo, tinh tế của chất liệu, của đường nét kiến trúc hài hòa cùng ánh sáng và khung cảnh biển trời mênh mông. Công trình ngày ngày đắm mình trong làn gió rít hơi muối, chứng kiến nếp sống lúc ồn ã thuyền về, lúc tĩnh lặng buổi bình minh của làng chài.
Công trình vươn ra, chạm vào biển một cách chân thực bằng cách sử dụng sắt gỉ, dựa trên kết quả hóa học của muối biển và sắt để những người sáng tạo mang đến sự giao tiếp tự nhiên với biển. Đó là nơi mọi cảm xúc giao thoa, là nơi con người có thể giao tiếp với thiên nhiên một cách gần gũi.
Các phòng ngủ đều thoáng sáng.
Từng góc nhỏ đều có sự hiện diện của cây xanh.
Không gian đẹp tinh tế bởi sử dụng chủ yếu lối kiến trúc hiện đại, vật liệu địa phương cùng cách decor hài hòa, cuốn hút, gần gũi với thiên nhiên.
Các không gian mở được nâng lên cao tách biệt khỏi lớp không khí bên dưới, sự tĩnh lặng được hình thành đưa con người một lần nữa hòa mình cùng thiên nhiên, để cảm nhận những bình yên, tự tại khi đến gần với biển cả, mây trời.
Hình ảnh: Mạnh Hiếu
Làm cách gì để trồng được vườn rau sân thượng xanh mướt?
Xu hướng trồng rau sạch tại nhà, trồng rau sân thượng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Thế nhưng, không phải ai trồng cũng thành công và nhiều bạn đã tốn không ít tiền bạc đầu tư nhưng không thu được thành quả gì.
Anh Giàu cho rằng trồng rau sân thượng phải chịu khó tìm hiểu và đặc biệt là phải thật sự kiên trì và đam mê - HOA NỮ
Trồng rồi mới biết không hề đơn giản
Cứ mỗi lần nhắc đến "chiến tích" trồng rau sân thượng của mình là Nguyễn Thị Tuyết Nhung (hiện sống tại số 47 Lạc Long Quân, P. Phước Tân, TP. Nha Trang) lại thở dài than ngắn.
Nhung kể trong thời gian làm việc tại TP.HCM đã từng tập tành trồng rau sân thượng, nhưng cứ mỗi lần trồng là đều thu về tay trắng. Không những không có rau ăn mà còn tốn rất nhiều chi phí để mua trang thiết bị trồng cây.
Để có được vườn rau sân thượng xanh mướt, nhiều người đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu cách thức trồng, chứ không phải cứ muốn trồng là sẽ có rau để ăn - HOA NỮ
"Ngày đó cũng đam mê lắm, thấy trên mạng mọi người khoe rau sân thượng xanh mướt, thích gì đâu luôn. Thế là cũng về học đòi trồng, tưởng không khó ai ngờ khó không tưởng luôn. Lúc đó không hiểu sao cũng đầu tư mua đất dinh dưỡng các kiểu mà về trồng cây lại không lên, có lúc lên được lứa đầu, còn gieo lại đợt thứ 2 thì cây lại không lên nổi", Nhung nhớ lại.
Nhung kể cô nàng cũng đầu tư mua nào là chậu trồng cây dễ thoát nước, các khay trồng để tiết kiệm diện tích rồi phân trùn quế để cải tạo đất các kiểu nhưng cuối cùng trồng mấy vụ nhưng chẳng thu hoạch được gì, nản quá thế là cô nàng "giã từ dĩ vãng" trồng rau sân thượng.
"Giờ nguyên đống đồ phụ kiện trồng cây đó chẳng biết làm gì, nhưng tự dưng thấy nản lắm luôn. Lúc đó bạn cùng phòng hay nói với mình là rảnh quá, đi mua về ăn cho rồi, trồng có được gì đâu mà vừa mất công lại tốn tiền. Nói chung trải nghiệm rồi thì mình mới biết trồng rau sân thượng không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được", Nhung nói.
Nhiều bạn trẻ chọn đến trồng rau sân thượng để phục vụ cho nhu cầu bữa ăn sạch của gia đình, nhưng để trồng được rau lại là câu chuyện không hề đơn giản - HOA NỮ
Cũng giống Nhung, Trần Phương Trang (sống tại hẻm 96 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP.HCM) cũng không còn mặn mà gì với việc trồng rau sân thượng sau một thời gian đầu tư quá nhiều công sức và tiền bạc nhưng chẳng thu về được gì.
"Lúc đầu mình trồng vì đam mê, nhưng thất bại nhiều lần quá nên đam mê cũng bay biến luôn. Nói chung trồng vất quả quá chừng, sáng nào cũng tưới, tối đi làm về tưới, rồi công cải tạo đất này kia nữa. Mà mỗi lần bận đi công tác, là cứ lo ở nhà không ai tưới cây. Thế mà có thu hoạch được gì đâu, người ta nói mình không có tay trồng cây, nhưng mình nghĩ trồng cây phải thật kiên nhẫn và có thời gian với nó, chứ bỏ bê và đầu tư không đến đâu thì cũng như không", Trang kể.
Bí quyết để có vườn rau sân thượng xanh mướt
Là một chàng trai từng "gây sốt" khi "biến" sân thượng của mình thành vườn cây trĩu quả, anh Nguyễn Văn Giàu (sống tại đường Phạm Văn Bạch, Q. Tân Bình, TP.HCM) cũng khẳng định rằng trồng cây sân thượng không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể trồng được.
Trồng rau đã khó, trồng được một vườn trái cây trên sân thượng nào là nho, ổi, táo, dưa lưới, dưa lê...tất cả đều trĩu quả như anh Giàu thì không hề đơn giản.
Dưa lưới nặng trĩu quả trên sân thượng của anh Giàu - HOA NỮ
Chia sẻ về bí quyết của mình anh Giàu khuyên với những bạn mới tập trồng thì đầu tiên cần phải xác định được những loại cây nào mình nên trồng hoặc chưa nên trồng, lúc mới bắt đầu thì nên trồng các loại rau củ, cây ngắn ngày như xà lách, su hào, rau muống...để tích lũy kinh nghiệm chăm sóc và cách bón phân. Sau khi thành công thì chuyển qua các loại cây khó hơn 1 chút như cà chua, dưa leo, bầu, bí...cuối cùng mới đến các loại cây khó chăm hoặc cây ăn trái lâu năm như các loại dưa, nho, ổi, táo...
Thứ 2 anh Giàu khuyên phải tìm hiểu về loại cây mình muốn trồng thông qua Google hoặc các hội nhóm trồng cây trên mạng, mỗi loại cây trồng đều có cách sinh trưởng, phát triển khác nhau, phải học được cách chăm sóc, bấm ngọn, tỉa cành, tạo tán...Thứ 3 là phải tìm hiểu về các loại phân bón hữu cơ và vô cơ cũng như cái cách mà cây hấp thụ chất dinh dưỡng, tùy giai đoạn phát triển mà cây cần ít hay cần nhiều, cần những nguyên tố nào trong lúc đó.
Táo của anh Giàu trồng trên sân thượng cũng sai trĩu quả - HOA NỮ
"Một điều cũng không kém phần quan trọng là phải tìm hiểu về các loại sâu bệnh hoặc nấm bệnh thường gặp trên cây trồng. Mỗi loại cây đều có các loại bệnh lý và biểu hiện cũng khác nhau, điều này phải trải qua vài năm kinh nghiệm thì mới kiểm soát hết được. Và một vấn đề nữa là các bạn phải có lòng kiên nhẫn và có đủ đam mê. Việc trồng 1 cái cây tới ngày thu hoạch đâu phải chỉ mất 1 vài ngày, có khi là 1, 2 năm không biết chừng, vì thế phải thật sự kiên nhẫn và đam mê", anh Giàu gửi gắm.
Cách để trồng rau sân thượng không cần đất
Còn với chị Bùi Thị Thương (Q. Bình Tân, TP.HCM), người sở hữu sân thượng rau, củ, quả đủ các loại khiến nhiều người ngưỡng mộ, thì bí quyết của chị Thương là trộn giá thể để thay cho đất trồng cây.
Chia sẻ cặn kẽ về cách trộn giá thể của mình, chị Thương cho biết giá thể trồng rau bao gồm các thành phần chính là phân bò, trấu hun, xơ dừa, bánh dầu (có hoặc không cũng được), vỏ đậu phộng...
Nhờ cách trộn giá thể thay cho đất mà cây chị Thương trồng trên sân thượng vẫn trĩu nặng quả như được trồng ngoài các thửa ruộng - HOA NỮ
Cách ủ phân bò chị Thương cho biết phân bò khô khoảng 10kg được xịt nước ẩm để qua ngày cho mềm rồi đập mịn. Nếu phân bò không đập thì ủ 15 ngày cho mềm và đổ ra bóp tơi, rồi ủ lại. Lấy khoảng 4 muỗng canh nấm Trichoderma pha với 5 lit nước để tưới đều lên phân bò rồi trộn đều (kiểm tra phân bò vừa đủ ẩm là được).
Đổ phân bò vào ủ trong thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy vừa đủ lọt không khí vào để vi sinh vật phát triển (không để nước mưa rơi vào sẽ gây mùi và giòi xuất hiện). Từ ngày thứ 3, thùng ủ nóng lên dần. Đến ngày thứ 15, nấm trắng là vi sinh đang phát triển xuất hiện và nhiệt độ nóng khoảng 50-60 độ C. Khi ủ như vậy, ấu trùng cộng trứng ấu trùng và hạt cỏ trong phân sẽ bị tiêu diệt.
"Nếu không thấy có 2 trường hợp trên là không thành công. Phân bò cần được trộn đều trong thùng và đậy nắp ủ đến ngày thứ 30, nếu trong thùng hết nóng là dùng được (Thời gian ủ từ 1-6 tháng)", chị Thương chia sẻ.
Chị Thương cho rằng trồng rau trên sân thượng cần phải kiên trì và chịu khó học hỏi - HOA NỮ
Còn với cách xử lý trấu chị Thương khuyên nếu có thời gian và điều kiện nên mua trấu tươi về hun. Không nên dùng trấu tươi vì có mầm bệnh, nấm, hay còn sót lại hạt lúa sẽ mọc lên cây con. Nếu không hun thì đổ trấu vào thùng ngâm nước trong 10 ngày. Sau đó, ủ trấu với trichoderma cho chết hết mầm bệnh.
Cách xử lý xơ dừa thì xả xơ dừa với nước sau đó ngâm với nước có pha khoảng 0,5 kg vôi bột nông nghiệp, ngâm khoảng một ngày rồi mang xả lại với nước. Khâu tiếp theo là vắt khô xơ dừa để dùng. Nếu không được xử lý, xơ dừa còn chất chát sẽ làm quéo rễ, cây không phát triển mà chết từ từ.
Tỷ lệ trộn giá thể chị Thương "bật mí" là 50% phân bò (cung cấp dinh dưỡng), 30% trấu hun (để làm xốp giá thể), 20% xơ dừa (để giữ độ ẩm), nếu có thêm vỏ đậu phộng thì càng tốt.
"Phân bò đã ủ, trấu và xơ dừa trộn lại thành "đất" trồng rau sẽ có dinh dưỡng cao, rẻ hơn đất mua, giảm tải được trọng lượng khi trồng rau sân thượng. Lượng giá thể để trồng rau ăn lá chỉ từ 5-7 cm, cây ăn trái leo giàn thì từ 7-10cm. Trong quá trình trồng, tưới phân cá hoặc bánh dầu, hoặc nước ủ rác để cây đủ dinh dưỡng phát triển", chị Thương gửi gắm.
Con gái xây cho mẹ ngôi nhà xinh xắn sau gần chục năm sống nhờ nhà họ hàng, chi phí rẻ bất ngờ Ngôi nhà nhỏ xinh của mẹ con chị An có chi phí hoàn thiện chưa đến 500 triệu đồng. Nằm trong một con hẻm nhỏ tại thành phố Nha Trang, ngôi nhà xinh xắn này chính là tổ ấm của mẹ con chị An. Gia đình chị từng ở chung với họ hàng gần chục năm nên mẹ chị luôn ước ao sẽ...