Cạn nguồn hàng, nhiều môi giới bất động sản chuyển nghề đi livestream dạo
Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm kỷ lục, hàng loạt môi giới phải chuyển nghề vì thất thu. Nhiều người chuyển qua làm nghề livestream bán quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ…
Môi giới từ bán đất chuyển sang bán quần áo, đồng hồ
Theo các chuyên gia, năm 2019 là một năm đầy khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản và những công ty môi giới. Nguyên do là bởi nguồn cung khan hiếm cục bộ ảnh hưởng từ việc chính quyền thắt chặt việc cấp GPXD cho những dự án mới.
Theo thống kê từ HoREA, cả năm 2019 chỉ có duy nhất một dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%. Thị trường khó khăn dẫn đến việc chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.
Do khan hiếm nguồn hàng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải cơ cấu lại nguồn nhân lực, cắt giảm nhân sự kinh doanh vì không đủ chi phí nuôi quân. Chia sẻ tại sự kiện báo cáo thị trường Quý III mới đây, ông Phạm Lâm – Giám đốc Công ty DKRA Việt Nam cho biết chưa có năm nào thị trường bất động sản lại khan hiếm nguồn hàng như năm nay. Thời gian qua, công ty ông Lâm cũng gặp khó khăn khi thiếu sản phẩm để bán, trong khi đó hàng tháng phải chi đến 6 tỷ cho hoạt động và nuôi quân.
Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, nhiều môi giới phải chuyển nghề trong năm 2019.
Trong xu thế đó, nhiều môi giới đã phải chuyển nghề vì không đủ nguồn thu đảm bảo cuộc sống. Ghi nhận trong những tháng cuối năm 2019, phần lớn môi giới bất động sản đã chuyển nghề qua kinh doanh mặt hàng khác như bán quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ. Nhiều môi giới xin chuyển từ công ty bất động sản sang công ty du lịch, kinh doanh ô tô, xe máy…
Anh Nguyễn Mạnh H, một môi giới làm việc cho một sàn bất động sản tại TP.HCM cho biết bắt đầu từ tháng 5/2019, toàn công ty rơi vào cảnh hoang mang vì Giám đốc không đủ tiền lãi để trả lương cho nhân viên. Biết rõ thị trường đang khó khăn nên hơn 100 nhân viên nơi công ty H. làm việc vẫn cố gắng bám trụ với hy vọng khi thị trường khai thông thì mọi chuyện sẽ thuận lợi.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2019 nhận thấy tình hình không khả quan, H. và nhiều đồng nghiệp quyết định nghỉ việc để giảm tải áp lực cho sếp, đồng thời tìm nguồn thu nhập mới để lo cho gia đình.
Tương tự với H, Trần Văn Bình, nhân viên làm việc cho một công ty bất động sản có tiếng trên thị trường TP.HCM cũng chia sẻ rằng nhiều tháng nay hàng trăm nhân viên của công ty không có việc để làm. Vì không có dự án mới ra hàng nên bộ phận sales phải dồn vào các dự án cũ để bán nhưng do nguồn hàng hạn hẹp nên anh em phải chia nhau từng đồng lợi nhuận, trong khi mức lương cố định lại thấp nên không đủ trang trải chi phí để ổn định cuộc sống. H. cũng dự tính đến giữa năm 2020 nếu thị trường tiếp tục khó khăn thì sẽ tìm việc mới để làm.
Video đang HOT
“Chưa bao giờ tôi thấy nghề làm môi giới bất động sản lại khó khăn đến cực độ như bây giờ. Thị trường thì khan hiếm toàn bộ, anh em môi giới thì có cả mấy ngàn người không biết lấy gì để sống. Tết đến nơi rồi, mọi người trong công ty đều đang lo lắng là năm nay tiền thưởng Tết sẽ bị cắt nhiều so với mọi năm”, H. cho hay.
Nghề môi giới có thật sự dễ làm giàu?
Trong vài năm gần đây khi thi trường bất động sản nóng lên, nghề môi giới trở nên thịnh hành và được xã hội nhìn nhận để thay thế cho cụm từ “Cò đất”. Với sức hút đó, thị trường đã thu hút một lực lượng lớn môi giới tham gia hành nghề.
Theo thống kê của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay có gần 300.000 người làm nghề môi giới, chủ yếu tập trung ở hai thị trường là Hà Nội và TP HCM (Hà Nội có gần 60.000 người, TP HCM gần 100.000 người). Các môi giới hoạt động trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc tự hoạt động cá nhân. Trong đó số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề khoảng chỉ khoảng 35.000 ( tương đương 12%).
Anh Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng Hội môi giới Bất động sản Việt Nam – Khu vực miền Nam cho biết hiện nay nghề môi giới đang bị hiểu sai. Nhiều người nghĩ rằng làm môi giới là giàu nhanh, 1 tháng thu nhập vài chục đến vài trăm triệu. Những vọng tưởng về một nghề cho phúc lợi cao, ăn ngon mặc đẹp khiến nhiều bạn trẻ lao vào như “thiêu thân” mà không hề lường trước rủi ro. Thậm chí nhiều cử nhân còn bỏ nghề chính với thu nhập tháng trên 10 triệu để đi làm môi giới rồi sau vài năm mới nhận ra mình không phù hợp.
Tuy nhiên, nghề môi giới BĐS có thực sự là nghề “hái ra tiền” hay không thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Bên cạnh những người giàu lên nhờ nghề thì có những câu chuyện “cười ra nước mắt” mà chỉ có dân làm nghề môi giới mới từng thấm thía.
Theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, trong 11 tháng đầu năm 2019 số lượng môi giới đã bắt đầu giảm sút. Thậm chí, có những môi giới 4-5 tháng liền không hề có một đồng thu nhập nào do không bán được sản phẩm, hoặc không có hàng để bán. Khi mà thị trường đang khó khăn, không chỉ hiếm nguồn cung mà còn phải cạnh tranh về đất sống, các môi giới sẽ phải suy nghĩ lại về bản chất thật sự của nghề.
“Nút thắt về pháp lý đang khiến nguồn cung trở nên khan hiếm, nguồn cung khan hiếm tại Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội là áp lực rất lớn cho những công ty phân phối bất động sản và những người hành nghề môi giới bất động sản.
Do đó, môi giới phải chấp nhận tìm cơ hội ở tất cả các tỉnh thành như: Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai , Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ , Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang…. Hoặc chuyển sang nghề mới”, anh Hùng cho hay.
Theo Khánh Hòa/Vietnamnet
Nguồn cung mới bất động sản tại TP.HCM giảm sâu kỷ lục
Ảnh hưởng từ việc sụt giảm nguồn cung, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) rơi vào cảnh điêu đứng vì không có sản phẩm cung ứng ra thị trường, thiếu chi phí hoạt động. Làm thế nào để đi tiếp trong bối cảnh này là câu hỏi lớn nhất mà nhiều công ty đang phải đối mặt trong thời điểm này.
Cung giảm sâu kỷ lục
Thống kê từ HoREA cho thấy năm 2019 là năm có tổng nguồn cung giảm mạnh nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2019, chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại (mới) được Sở Xây dựng đề xuất UBND TP công nhận chủ đầu tư với quy mô 924 căn hộ, giảm 16 dự án (giảm 84,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Sở Xây dựng cũng chỉ đề xuất chấp thuận đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại, giảm 46 dự án (tức 82,2%) so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 6 tháng, chỉ có 24 dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, với tổng số 7.313 căn hộ, giảm 10 dự án (tức 29,4%), giảm 2.336 căn (24,2%) so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, phân khúc căn hộ cao cấp giảm đến 43,8% (2.227 căn so với 3.965 căn cùng kỳ năm 2018); căn hộ bình dân giảm 34,7% (1.249 căn so với 1.914 căn cùng kỳ năm 2018). Điều đáng quan tâm là quý 2/2019, không có dự án nhà ở bình dân, vừa túi tiền được đưa ra thị trường.
Theo HoREA, sự sụt giảm nguồn cung đã tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế rủi ro, thậm chí có doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản do không có sản phẩm cung ứng ra thị trường.
Chưa kể, nguồn thu ngân sách nhà nước từ thị trường BĐS, từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế cũng bị sụt giảm lớn. Đối với phần lớn người dân thành phố là người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư ngày càng khó mua, thuê nhà, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục phê duyệt xây dựng kéo dài hơn trong thời gian gần đây. Các chính sách nghiêm ngặt của Chính phủ đã điều chỉnh nguồn cung theo hướng bền vững hơn. Cụ thể, nhiều dự án buộc phải hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến đất đai và giấy phép xây dựng trước khi tiến hành mở bán.
Doanh nghiệp làm gì để đi tiếp?
Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2019 được cho là khoảng thời gian khủng hoảng nhất đối với những doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường chưa lâu. Làm sao để ổn định nguồn cung trở lại là câu hỏi lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp BĐS đang phải đối mặt trong thời điểm này.
Theo các chuyên gia, để sớm khai thông thị trường và tiếp tục phát triển lĩnh vực này thì chính quyền, doanh nghiệp cần có sự hoạch định chính sách dài hạn, có sự phối hợp nhất quán giữa các bên để nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land, để thị trường phát triển bền vững thì phải có sự cân đối giữa hai yếu tố cung - cầu. Yếu tố này thúc đẩy yếu tố kia và ngược lại. Trong khi đó, thị trường năm 2019 bị chững lại do ảnh hưởng nhiều về mặt pháp lý, hàng loạt dự án không đảm bảo độ tin cậy gây mất niềm tin cho khách hàng. Mặt khác, tình trạng phân lô, bán nền tràn lan cũng gây ra sự nhiễu loạn không hề nhỏ nên thị trường cần có thời gian hồi phục. Bà Hương nhấn mạnh rằng để một doanh nghiệp BĐS đi được dài hơi cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền để điều đảm bảo đầu tiên là lấy lại niềm tin từ chính các nhà đầu tư.
Với một dự án khi quy hoạch và phát triển mất nhiều thời gian, từ 5-10 năm, thậm chí có những dự án mất 15-20 năm. Do đó, việc doanh nghiệp đổ dồn nguồn lực vào các dự án là rất lớn nên cần có chính sách, hoạch định dài hạn và đưa ra thời gian thực hiện cụ thể.
"Cần nhấn mạnh rằng, việc phát triển thị trường cần phải có sự cân đối về mặt tổng thể. Nếu có sự bất cân giữa cung và cầu thì không thể phát triển. Sự cân đối này là chiến lược lâu dài chứ không mang tính thời điểm", bà Hương phân tích.
Cũng theo bà Hương,hiện nay thị trường BĐS còn chưa ổn định nên gây ảnh hưởng nhiều đến nhiều doanh nghiệp. Sự bất ổn về mặt chính sách, thiếu cân đối cung cầu thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển đường dài của một công ty BĐS. Sự chậm trễ nguồn cung đưa ra thị trường không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, rủi ro dòng tiền, giải pháp tài chính, ảnh hưởng dây chuyền đến các ngành nghề khác. Ngoài ra, nguồn cung BĐS sụt giảm cũng ảnh hưởng đến việc thiếu nguồn vốn đóng góp cho địa phương bởi sự liên đới giữa các ngành.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng, giám đốc bộ phận R&D DKRA Việt Nam, để thị trường BĐS được khai thông trở lại thì tất cả các bên liên quan từ doanh nghiệp, chính quyền và cả khách hàng cần chú trọng đến 4 yếu tố:
Về quy trình pháp lý, thủ tục hành chính: Cần được cải thiện hơn nữa để thuận tiện cho doanh nghiệp trong việc đầu tư, phát triển dự án, từ đó nguồn cung mới sẽ dồi dào hơn.
Về tài chính: Cần có chương trình dài hạn và mang tính toàn dân cho việc mua nhà ở lần đầu (đặc biệt phân khúc hạng C) đáp ứng nhu cầu an cư của những người dân có nhu cầu bức thiết về nhà ở (tiêu biểu như chính sách nhà ở xã hội).
Về chất lượng dự án: Các chủ đầu tư cần linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của thị trường bằng cách có chiến lược dài hạn từ chuẩn bị quỹ đất, chú trọng chất lượng dự án để tăng tính cạnh tranh hơn, đa dạng cơ cấu nguồn vốn.
Về yếu tố khách quan: Thị trường cần phải minh bạch và rõ ràng hơn, bắt đầu từ tất cả các thành phần tham gia vào thị trường bao gồm cơ quan chức năng nhà nước, chủ đầu tư, đơn vị phân phối, đơn vị hỗ trợ tài chính (ngân hàng) và khách hàng.
Trường Minh
Theo Nhịp sống kinh tế
Địa ốc phía Nam chuẩn bị đón nhận hàng loạt dự án mới sau thời gian dài trầm lắng Hàng chục dự án thuộc các phân khúc khác nhau được các doanh nghiệp giới thiệu, ra mắt, hứa hẹn nguồn cung đa dạng, khởi động lại thị trường. Nhiều dự án đồng loạt ra mắt Từ cuối năm 2018, thị trường bất động sản TP HCM có sự trầm lắng nhất định qua đợt rà soát pháp lý các dự án. Nguồn...