Cạn nguồn cung từ Nga, người giàu nhất châu Phi mở nhà máy phân bón lớn nhất châu lục
Người giàu nhất châu Phi Aliko Dangote đã khai trương nhà máy phân bón lớn nhất châu lục trong tuần này giữa lúc chiến tranh ở Ukraine làm gián đoạn nguồn cung từ Nga, đe dọa khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Công nhân tại nhà máy phân bón Dangote mới khánh thành ở Lagos, Nigeria. Ảnh: AP
Theo kênh CNN, nhà máy phân bón urê và amoniac trị giá 2,5 tỷ USD đặt ở Lagos, Nigeria. Nhà máy này được xây theo đề nghị của Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari. Tại đây, ông Dangote cũng sẽ mở nhà máy lọc dầu công suất 650.000 thùng/ngày vào cuối năm nay.
Ngày 22/3, ông Dangote cho rằng thị trường urê đã tăng rất cao và mọi người đang mong muốn tập đoàn của ông bán mặt hàng này. Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ lựa chọn rất kỹ đối tượng mà chúng tôi bán sản phẩm này. Chúng tôi đang chất hàng lên một con tàu để đưa tới Mỹ, Brazil, Mexico, Ấn Độ… EU cũng đang cố gắng mua hàng của chúng tôi”.
Ông Dangote cho biết nhà máy sản xuất phân bón nằm trên khu đất rộng 500ha ở ngoại ô Lagos và có công suất sản xuất 3 triệu tấn urê hàng năm, trở thành nhà máy lớn thứ hai trên thế giới.
Nhà máy nói trên xuất hiện vào thời điểm quan trọng. Cuộc chiến ở Ukraine đã đẩy giá cả lên cao và gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. Nga và Ukraine là những nhà cung cấp chính urê, kali và phốt phát – những thành phần chính của phân bón. Các quốc gia này cũng là nhà cung cấp lúa mì và các loại ngũ cốc khác trên toàn cầu.
Urê và amoniac là những thành phần thiết yếu giúp nông dân đạt được mục tiêu sản xuất. Tuy nhiên, nông dân không còn mua được phân bón với giá cả như trước, từ đó có thể đe dọa chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.
Video đang HOT
Ông Dangote cho biết: “Chúng tôi may mắn có được nhà máy này. Nhà máy xuất hiện vào đúng thời điểm xung đột Ukraine-Nga khi cả Ukraine và Nga đều kiểm soát lượng đáng kể đầu vào nông nghiệp… Điều này có thể giúp ích rất nhiều cho các nước châu Phi”.
Trong tháng này, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết số người có thể lâm vào cảnh đói ăn đã tăng từ 27 triệu người năm 2019 lên 44 triệu người.
Ông Wandile Sihlobo, nhà kinh tế trưởng của Phòng Kinh doanh Nông nghiệp Nam Phi, cho biết các khu vực của châu Phi có thể xảy ra cảnh đói kém trong vòng ba tháng nếu cuộc chiến của Nga ở Ukraine kéo dài.
Trong thời gian qua, Nigeria đã cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế chứ không chỉ phụ thuộc dầu mỏ. Ông Dangote cho rằng nhà máy này có thể mang lại cho Nigeria 5 tỷ USD doanh thu xuất khẩu mỗi năm. Ông nhận định: “Đây là một tác động rất lớn. Nhà máy rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế Nigeria”.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria Godwin Emefiele cho biết giảm nhập khẩu phân bón là một trụ cột quan trọng trong chương trình đa dạng hóa của Tổng thống Buhari, đưa nước này từ vị trí nhập khẩu ròng hàng hóa này sang tự cung tự cấp.
Ông nói trong bài phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy: “Trong 5 năm qua, Nigeria đã sản xuất hơn 35 triệu bao phân trộn. Do đó, hóa đơn nhập khẩu phân bón của chúng ta không chỉ giảm đáng kể mà chúng ta còn thấy đầu tư vào ngành phân bón gia tăng, chẳng hạn như nhà máy của Tập đoàn Dangote hôm nay. Ngày nay, Nigeria tự cung tự cấp về sản xuất urê và chúng ta cũng là nhà sản xuất urê hàng đầu ở châu Phi”.
Phát biểu tại sự kiện này, Tổng thống Buhari cho biết nhà máy này sẽ giúp Nigeria chấm dứt phụ thuộc nhập khẩu lương thực. Ông nói: “Nhà máy đang tạo ra cơ hội lớn trong lĩnh vực tạo việc làm, kho bãi, vận tải và hậu cần. Nhà máy sẽ làm ra của cải đáng kể, giảm đói nghèo và giúp đảm bảo tương lai quốc gia chúng ta”.
Tập đoàn Dangote là nhà tuyển dụng lớn thứ hai ở Nigeria sau chính phủ liên bang.
Ông Aliko Dangote (sinh năm 1957) là một ông trùm kinh doanh người Nigeria. Ông là chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Dangote và là người giàu nhất ở châu Phi. Giá trị tài sản ròng của ông ước tính là 14,1 tỷ USD tính đến tháng 1/2022.
LHQ công bố báo cáo 'báo động đỏ với nhân loại'
Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5 độ C sớm hơn dự báo, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng tỷ người, theo báo cáo được LHQ công bố.
Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ tăng 1,5-1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2030, sớm hơn thời điểm năm 2040 được dự báo trước đó, bất chấp mọi thay đổi về phát thải khí nhà kính trong 10 năm tới, theo báo cáo được Ủy ban Liên chính phủ về Biển đổi Khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc công bố hôm nay.
"Đây là báo động đỏ với nhân loại. Báo cáo này cần gióng hồi chuông khai tử với nhiên liệu hóa thạch trước khi chúng phá hủy hành tinh của chúng ta. Các nước cần chấm dứt hoạt động tìm kiếm và khai thác nhiên liệu hóa thạch mới, cũng như chuyển dần sang năng lượng tái tạo", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói.
Nhiệt kế cho thấy mức nhiệt kỷ lục 50 độ C ở thành phố Churu, Ấn Độ, hồi năm 2019. Ảnh: AFP .
Báo cáo dài 4.000 trang của IPCC là nghiên cứu quan trọng nhất về khí hậu được tiến hành từ năm 2014, cũng là bản đánh giá chi tiết nhất về khí hậu từng được tiến hành trong lịch sử.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước "hành động ngay lập tức" để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng. "Hồi chuông cảnh báo rất rõ ràng và những bằng chứng là không thể chối cãi. Phát thải khí nhà kính từ đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng đang bóp nghẹt hành tinh này, đặt hàng tỷ người vào vòng nguy hiểm cận kề", ông nói.
Nồng độ CO2 trong khí quyển đang ở mức cao nhất trong ít nhất hai triệu năm qua, trong khi methane và N2O cũng ở mức cao nhất trong vòng 800.000 năm qua. Bất chấp ô nhiễm carbon giảm mạnh do đại dịch Covid-19 trong năm ngoái, IPCC không ghi nhận sự suy giảm tốc độ tích tụ khí nhà kính.
Thỏa thuận Paris về chống biến đổi hồi năm 2015 đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và chạm ngưỡng 1,5 độ C.
Trong dự thảo báo cáo được tiết lộ hồi tháng 6, IPCC cho rằng 14% dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng theo chu kỳ 5 năm và mức độ dữ dội cao hơn nhiều nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, cao hơn 0,4 độ so với hiện nay. Thêm 1,7 tỷ người sẽ chịu ảnh hưởng nếu mức tăng chạm ngưỡng 2 độ C.
Chịu tác động nặng nhất sẽ là các đại đô thị ở những nước đang phát triển, từ Karachi đến Kinshasa, Manila đến Mumbai, Lagos đến Manaus.
Thành phố đông dân nhất châu Phi có nguy cơ bị nhấn chìm Xe hơi và nhà cửa chìm trong nước. Người đi làm lội qua vùng nước sâu ngập đầu và chủ nhà ngao ngán tính thiệt hại do mưa lũ. Đó là những gì xảy ra trong mùa mưa ở Lagos, thành phố lớn nhất Nigeria. Người dân lội qua con đường ngập nước ở Aboru, Lagos, sau trận mưa lớn vào ngày 6/7/2020....