Can Lộc gấp rút hoàn thành biên soạn lịch sử đảng bộ trước khi sáp nhập xã
Cùng với việc triển khai các bước sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay, các xã thuộc diện sáp nhập của huyện Can Lộc ( Hà Tĩnh) đang gấp rút hoàn thành biên soạn bổ sung lịch sử Đảng bộ đến năm 2019.
Xã Tiến Lộc tổ chức hội nghị lấy ý kiến hoàn chỉnh dự thảo lịch sử Đảng bộ giai đoạn 2000-2019.
Thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021, Can Lộc sẽ tiến hành sắp xếp 8 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 5 xã.
Trong đó, Can Lộc có 2 cụm phải tiến hành sáp nhập thành một xã mới gồm: Kim Lộc, Song Lộc và Trường Lộc; Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc; sắp xếp xã Tiến Lộc với thị trấn Nghèn thành 1 xã.
Kim Lộc, Song Lộc và Trường Lộc sáp nhập thành 1 xã; trung tâm hành chính của xã mới sau sáp nhập được đặt tại UBND xã Song Lộc
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc Nguyễn Tiến Dũng, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Tuyên giáo đã tiến hành chỉ đạo, khuyến khích các địa phương thuộc diện sáp nhập tiến hành biên soạn bổ sung lịch sử Đảng bộ đến năm 2019. Đây là việc làm hết sức cần thiết để ghi nhận công lao đóng góp của Đảng bộ và nhân dân trong giai đoạn vừa qua, qua đó khép lại một giai đoạn lịch sử trước sáp nhập và mở ra những chương mới.
Video đang HOT
Bí thư Đảng ủy xã Tiến Lộc Nguyễn Bình Thành cho biết, lần gần nhất xã biên soạn lịch sử là năm 2000. Từ đó đến nay đã hơn 19 năm, cán bộ, đảng viên và người dân đều mong mỏi biên soạn lại lịch sử xã, nhất là trong bối cảnh xã chuẩn bị sáp nhập. Việc làm này nhằm ghi lại những thành quả, dấu ấn to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiến Lộc trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trong 10 năm xây dựng NTM.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc rà soát các bản thảo lịch sử đảng bộ của các xã trước khi xuất bản
Được biết, nhờ triển khai sớm các bước, đến nay, Tiến Lộc đã hoàn thành bản thảo và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên và các cấp có thẩm quyền lần thứ 3. Dự kiến xã tiến hành xuất bản lịch sử Đảng bộ vào cuối tháng 8, đầu tháng 9.
Xã Khánh Lộc cũng đã cơ bản hoàn thành bản thảo, đã tổ chức hội thảo lần 2 để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, đảng viên và các nhà khoa học. Theo ông Nguyễn Xuân Lam – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Khánh Lộc, từ lần biên soạn lịch sử Đảng bộ xã gần nhất đến nay chỉ mới 9 năm nên việc biên soạn bổ sung không mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần chỉnh sửa lấy ý kiến thêm một lần nữa là sẽ hoàn thành, dự kiến muộn nhất đầu tháng 9, Khánh Lộc sẽ xuất bản lịch sử Đảng bộ xã.
Các xã thuộc diện sáp nhập đang nỗ lực triển khai các bước để biên soạn lịch sử Đảng bộ
Ngoài Tiến Lộc, Khánh Lộc, các địa phương còn lại như: thị trấn Nghèn, Vĩnh Lộc, Yên Lộc, Song Lộc, Kim Lộc, Trường Lộc đã triển khai các bước chuẩn bị tài liệu, thuê đơn vị biên soạn. Được biết, các đơn vị này cơ bản thời điểm biên soạn lịch sử gần nhất là từ 2005 hoặc là 2010 nên việc biên soạn lịch sử mới đến năm 2019 sẽ không mất nhiều thời gian.
Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc Nguyễn Tiến Dũng cho biết, với tiến độ như hiện nay, các địa phương sẽ hoàn thành việc biên soạn trước thời điểm sáp nhập xã.
Theo Baohatinh
Lâm Đồng: Chi 2.000 tỷ đồng giúp hộ nghèo tiếp cận dịch vụ an sinh
Tỉnh lâm Đồng sẽ chi hơn 2.000 tỷ đồng nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đầu tư cho huyện nghèo
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, với dân số hơn 1,3 triệu người, mật độ dân số khoảng 125 người/km2, dân số nông thôn chiếm đến 61%. Hiện nay, địa phương có trên 30 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, đông nhất là người Kinh, tiếp đến là người K'Ho, Mạ, Nùng, Tày, Hoa, Churu...
Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định sử dụng 2.162,6 tỷ đồng để thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020.
Một trong những mục tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững là tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh: V.L
Đam Rông không chỉ là huyện nghèo của tỉnh mà còn là huyện nghèo của cả nước (huyện 30a). Chính vì vậy, Đam Rông đã được chọn thí điểm triển khai Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đam Rông đã được Lâm Đồng ưu tiên để tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Cụ thể, các tiểu dự án như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo Đam Rông, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện, hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi lao động có thời hạn tại nước ngoài của Chương trình 30a đều được tập trung cho huyện.
Ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lâm ồng cho biết: "Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản".
Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh
Theo thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng thì đầu năm 2011, số hộ nghèo toàn tỉnh là 34.578 hộ. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh còn 9.046 hộ nghèo. Những con số này cho thấy tính hiệu quả, bền vững trong việc triển khai chương trình giảm nghèo ở địa phương.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong thời gian tới đơn vị sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan nhằm phấn đấu đến 2020 cơ bản không có gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo; không còn gia đình chính sách thuộc diện hộ cận nghèo và cơ bản giải quyết nhà ở đối với hộ người có công đang khó khăn về nhà ở.
"Lâm Đồng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung giảm nghèo bền vững đối với đối tượng nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em. Bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015" - ông Dũng cho biết.
Theo Danviet
ĐH Y dược Thái Nguyên họp khẩn việc Hiệu phó gian lận nghiên cứu khoa học Đại học Y dược Thái Nguyên đã họp sau khi có thông báo của cơ quan công an về việc một Phó hiệu trưởng gian lận. Ban Thường vụ trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên) đã họp và báo cáo vụ việc lên lãnh đạo ĐH Thái Nguyên về vụ việc một Phó hiệu trưởng gian lận đề tài nghiên cứu khoa...