Cần làm rõ nội dung phản biện xã hội của Mặt trận
Mặt trận Tổ quốc cần được khẳng định vai trò, vị trí xứng đáng để động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình… Cùng đó, cần làm rõ nội dung giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc.
Ngày 8/3, UB TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị để lãnh đạo MTTQ các tỉnh thành góp ý kiến sửa Hiến pháp.
Dù còn băn khoăn về đôi câu chữ, song các ý kiến đều nhất trí cần giữ quy định trong hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đa số các ý kiến thống nhất cao về việc giữ lại nguyên vẹn điều 4 không cần sửa đổi, bổ sung. Chỉ có một ý kiến của Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Kon Tum, ông Trần Bình Trọng đề nghị bổ sung khoản 1 như sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong… và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo duy nhất Nhà nước và xã hội”.
Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Hải Dương Lương Anh Tế cho rằng, việc quy định rõ một điều trong Hiến pháp về một Đảng chính trị có lẽ là đặc trưng riêng của Việt Nam, đó là sự cần thiết và đương nhiên.
Chủ tịch MTTQ tỉnh Phú Thọ Trần Phù Tiêu tham gia ý kiến tại hội nghị.
“Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, lập ra Nhà nước. Trong lịch sử dân tộc, Đảng luôn là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Thành quả cách mạng có được ngày hôm nay là sự kết hợp sức mạnh dân tộc, truyền thống đoàn kết, sự tự lực tự cường của nhân dân và sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta. Đó là điều không thể phủ nhận” – ông Tế khẳng định dù vẫn thẳng thắn nhìn nhận, Đảng cũng có lúc sai lầm về phương pháp, thiếu sót trong tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách.
Theo đại biểu, Đảng đã nhận thức được các vấn đề, hạn chế và sửa chữa để tự hoàn thiện hơn. Thời điểm này, Đảng đang thực hiện chủ trương chỉnh đốn, làm trong sạch đội ngũ để tiếp tục lãnh đạo đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Hướng ý kiến đề nghị bỏ Điều 4, theo ông Tế là cách nhìn thiếu biện chứng.
Nhất trí thêm quan điểm quy định lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng, song ông Võ Lê Tuấn, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Long An đề nghị sửa lại điều 70, để “lực lượng vũ trang trước hết phải trung thành với Tổ quốc, nhân dân, sau đó mới đến trung thành với Đảng”.
Cho rằng cần giữ nguyên điều 70, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Hải Dương Lương Anh Tế lập luận, khi khẳng định sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội, cũng là khẳng định lực lượng vũ trang trước hết trung thành với Đảng, bảo vệ Đảng.
Video đang HOT
Liên quan đến quy định tại Điều 6, các đại biểu cho rằng Dự thảo đã làm rõ, đầy đủ hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước, không chỉ dừng ở nhóm cơ quan dân cử như quy định hiện hành.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị, cần bổ sung quyền đại diện của MTTQ và các đoàn thể nhân dân vì vai trò đại diện nhân dân thực hiện các quyền dân chủ của MTTQ là rất quan trọng.
Ông Lương Anh Tế lập luận, tuy không do nhân dân bầu ra nhưng nói đến MTTQ là nói đến liên minh chính trị của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội. Đó là sự tập hợp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân và cũng chính là đại diện cho nhân dân.
Chủ tịch MTTQ tỉnh Phú Thọ Trần Phù Tiêu cũng cho rằng cách ghi chung chung là “các cơ quan nhà nước” thiếu cụ thể trong khi vai trò đại diện của MTTQ đã được thừa nhận tại văn kiện Đảng.
Vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội là nội dung được nhiều đại biểu tập trung góp ý với mong muốn khẳng định và thể hiện rõ hơn nữa tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, phát triển đất nước.
Mặt trận Tổ quốc cần được khẳng định vai trò, vị trí xứng đáng để động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích thành viên, thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội.
Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Thanh Hóa Trịnh Ngọc Giao nêu lý lẽ, nội dung này đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011). MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng giữa các thành viên trong hệ thống chính trị.
Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Quảng Nam Lê Văn Lai cho rằng phải giữ cho được vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Có như vậy, MTTQ mới có vị trí thực tế trong xã hội, là bộ phận trong hệ thống chính trị. Hiến pháp cần có những định chế mạnh mẽ hơn về giám sát và phản biện xã hội; đi liền theo đó là các văn bản dưới luật quy định ngay từ đầu.
Về vai trò giám sát của MTTQ, các đại biểu cho rằng cần làm rõ nội dung giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc vì giám sát và phản biện xã hội có phạm vi, lĩnh vực và đối tượng khác nhau, nên cần tách riêng mà không gộp chung một khoản như trong dự thảo.
Ông Tuấn đề nghị tách hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ theo hướng “giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện phản biện xã hội theo quy định của pháp luật.”
Theo Dantri
'Cần luật về Đảng để giảm bộ phận cán bộ thoái hóa'
"Có một đạo luật về hoạt động của Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói", giáo sư Nguyễn Quang Thái phát biểu.
Phát biểu tại hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 27/2, giáo sư Nguyễn Quang Thái (Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế) cho rằng, nên có luật riêng về hoạt động của Đảng - nhằm quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng trước dân tộc.
"Như Tổng bí thư đã nói, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tức là Đảng đang có vấn đề. Có một đạo luật về hoạt động của Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm cái bộ phận không nhỏ ấy đi", giáo sư Thái nói.
Giáo sư Nguyễn Quang Thái: "Có một đạo luật về hoạt động của Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm cái bộ phận không nhỏ ấy đi". Ảnh: Nguyễn Hưng.
Theo Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong Nguyễn Anh Liên, điều 4 Hiến pháp sửa đổi vừa thừa vừa thiếu. Ông đề nghị nhấn mạnh trong điều này vai trò lãnh đạo phải đi đôi với trách nhiệm lãnh đạo. Nhân dân có quyền và vai trò đối với Đảng.
"Đảng đề ra đường lối chủ trương thì nhân dân phải được tham gia, phản biện đường lối chủ trương, đường lối của Đảng xem có hợp lòng dân không. Nhân dân mong muốn chất vấn cả Tổng bí thư, các ủy viên Bộ chính trị về đường lối, chủ trương của Đảng chứ không chỉ chất vấn các thành viên Chính phủ", ông Liên nói.
Thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, song theo ông, xuất phát từ thực tiễn nhiều năm qua, Hiến pháp cũng cần quy định rõ Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay hoặc đứng trên Nhà nước.
Chung quan điểm, Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Thế Lực cho rằng, diễn đạt vai trò của Đảng như trong điều 4 dự thảo Hiến pháp là quá dài. "Chỉ cần viết Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ở khoản 1 là đủ vì vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể bỏ được. Nhưng Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo, phải có luật về Đảng và phải quy trách nhiệm cá nhân xung quanh xử lý quan hệ giữa Đảng với chính quyền", ông Lực góp ý.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng nhấn mạnh tới việc thay đổi quan điểm về tư duy sở hữu đất đai. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá, Hiến pháp sửa đổi nên có đột phá công nhận quyền sở hữu tư nhân. Còn giáo sư Nguyễn Quang Thái cho rằng, nên quy định đa sở hữu bởi trong Hiến pháp 1959 chỉ quy định đất hoang mới thuộc sở hữu nhà nước còn đất tôn giáo đất dòng họ thì vẫn có quyền sở hữu. Thực tế có nhiều quyền giao cho dân đã là sở hữu cá nhân. Nếu vẫn giữ quy định sở hữu toàn dân sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện nhân danh nhu cầu phát triển kinh tế xã hội để thu hồi đất sau đó lại sang tên.
Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong Nguyễn Anh Liên: "Nhân dân mong muốn chất vấn cả Tổng bí thư, các ủy viên Bộ chính trị". Ảnh: Nguyễn Hưng.
Từ thực tế ở các địa phương, giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhận xét: "Điều 58 thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội là một câu cực kỳ vô lý, nguy hiểm. Nếu thu hồi vì mục đích an ninh quốc phòng còn được".
Ông đề nghị bản Hiến pháp sửa đổi có quy định bỏ đi chuyện mơ hồ về các dự án kinh tế xã hội khi thu hồi đất. Theo ông, ở Trung Quốc, muốn lấy đất canh tác phải do Quốc vụ viện (Chính phủ) quyết định chứ không có chuyện chủ tịch tỉnh, huyện được thu hồi đất canh tác làm sân golf, khu công nghiệp. Trong khi đó, người dân mất đất mới xảy ra tình trạng bị bần cùng hóa, khiếu kiện...
Nói về bản chất của Hiến pháp, nhiều ý kiến cũng thống nhất chỉ có nhân dân mới có quyền làm Hiến pháp chứ không phải Quốc hội. Đồng thời, phải ghi rõ quyền phúc quyết của người dân đối với bản Hiến pháp mới chứ không thể quy định cho Quốc hội quyền quyết định việc này.
Với tiến độ đóng góp ý kiến, giáo sư Nguyễn Quang Thái kiến nghị, thời gian góp ý nên kéo dài tới lúc bản Hiến pháp mới được thông qua chứ không phải hạn định như trong kế hoạch là hết tháng 3.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Tá: Tên gọi của Hội đồng Hiến pháp thể hiện nhiều mặt còn hạn chế, mới chỉ dừng ở kêu gọi, kiến nghị, không đúng tầm. Mô hình tối ưu hiện nay ở nhiều quốc gia là Tòa án Hiến pháp. Đó là cơ quan hoàn toàn độc lập, hoạt động chỉ tuân thủ Hiến pháp, có quyền bác bỏ những văn bản vi hiến và quyền phán xét những tranh chấp về kiện tụng trong bầu cử, quyền luận tội các quan chức cao cấp vi phạm pháp luật.
Theo VNE
Thường vụ QH nên xem xét vụ ông Phước Nếu hai người bình thường xúc phạm nhau, mà một bên đã xin lỗi, bên kia chấp nhận, xong thì thôi. Nhưng nếu là hai ĐBQH nên để Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến xem xét. Dư luận gần đây đang đặc biệt quan tâm đến vụ việc đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước xúc phạm nặng nề ĐB...