Cần làm gì để phát hiện suy tủy xương?
Suy tủy xương là một bệnh lý của tế bào gốc sinh máu, gây ra bởi sự giảm sinh máu ở tủy xương, do tổn thương tế bào gốc và vi môi trường sinh máu của tủy xương.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ. Theo các nghiên cứu trên thế giới, bệnh thường gặp ở hai nhóm tuổi: từ 15 đến dưới 30 tuổi và trên 60 tuổi. Hậu quả là giảm 3 dòng tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
Suy tủy xương là một bệnh lý của tế bào gốc sinh máu, gây ra bởi sự giảm sinh máu ở tủy xương, do tổn thương tế bào gốc và vi môi trường sinh máu của tủy xương. Ảnh minh họa
Triệu chứng suy tủy xương
Suy tủy xương được gây nên do sự giảm sinh các tế bào máu, chính vì vậy dẫn đến các triệu chứng lâm sàng:
Thiếu máu là triệu chứng phổ biến nhất, thường là thiếu máu mạn tính. Biểu hiện là: khi thay đổi tư thế bị hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt, hồi hộp đánh trống ngực, mệt mỏi, đặc biệt khi hoạt động gắng sức như leo cầu thang thì cảm thấy khó thở.
Chảy máu. Biểu hiện đa dạng như xuất huyết dưới da thành các chấm, nốt, mảng, đám; chảy máu niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng, chảy máu nội tạng, xuất huyết tiêu hóa…
Nhiễm trùng: thường là nhiễm trùng cơ hội do giảm nặng số lượng bạch cầu hạt trung tính, biểu hiện sốt, ho, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết.
Gan, lách, hạch không to.
Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán suy tủy xương
Video đang HOT
Có 3 xét nghiệm để chẩn đoán bệnh suy tủy xương:
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Ở người bệnh suy tủy xương, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, chỉ số hồng cầu lưới giảm. Số lượng tiểu cầu, bạch cầu giảm. Trong công thức bạch cầu, tỉ lệ bạch cầu trung tính giảm thấp và tăng tỉ lệ bạch cầu lympho.
Xét nghiệm tủy đồ (xét nghiệm chọc hút tủy xương). Người bệnh suy tủy xương có số lượng tế bào tủy xương giảm, có sự giảm sinh của các tế bào sinh máu trong tủy xương (giảm sinh dòng hồng cầu, tiểu cầu, dòng bạch cầu hạt). Trong tủy thường chỉ gặp bạch cầu lympho trưởng thành.
Xét nghiệm sinh thiết tủy xương. Đây là xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán xác định bệnh suy tủy xương và mức độ nặng của bệnh.
Suy tủy xương là bệnh máu lành tính. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể gặp những biến chứng khác nhau.
Biến chứng, điều trị và phòng tránh suy tủy xương
Suy tủy xương là bệnh máu lành tính. Tuy nhiên, tùy theo mức độ bệnh mà bệnh nhân có thể gặp những biến chứng khác nhau như: Nhiễm trùng cơ hội do bạch cầu hạt trung tính thấp; tình trạng xuất huyết nặng do tiểu cầu thấp; biến chứng suy tim do thiếu máu nặng; Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết do giảm bạch cầu; Xuất huyết não – màng não, xuất huyết tiêu hóa do giảm tiểu cầu.
Đối với bệnh nhân suy tủy xương, thiếu máu là triệu chứng phổ biến do tủy xương không sản sinh được tế bào máu. Vì vậy thường đi kèm với hiện tượng thừa sắt. Thừa sắt ở bệnh nhân mắc bệnh này do cơ thể không sử dụng được nguyên liệu để tổng hợp hồng cầu.
Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ khuyên dùng các phác đồ điều trị như :
Ghép tế bào gốc tạo máu: Là phương pháp điều trị đặc hiệu hiệu quả nhất hiện tại.
Điều trị ức chế miễn dịch
Điều trị hỗ trợ. Truyền máu, kiểm soát nhiễm trùng, sử dụng các chất kích thích sinh máu, thải sắt, điều trị tác dụng phụ của thuốc.
Mắc suy tủy xương, bệnh nhân thiếu máu nhưng thừa sắt không nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò hoặc các loại thịt đỏ. Bệnh nhân có thể lựa chọn cá, các loại thịt trắng, rau có màu đỏ, trắng hoặc vàng.
Hạn chế tiếp xúc với các nguồn tác nhân gây nguy cơ bệnh như: virus, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Ăn uống khoa học, thường xuyên thể dục thể thao
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng- 1 năm/lần để có thể phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.
Có cần xét nghiệm máu hàng năm?
Xét nghiệm máu thường xuyên rất quan trọng để theo dõi sức khỏe tổng thể và phát hiện sớm các dấu hiệu sức khỏe tiềm ẩn...
Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)
Công thức máu toàn bộ (CBC) là một xét nghiệm toàn diện nhằm đánh giá các thành phần khác nhau trong máu, bao gồm hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC) và tiểu cầu. Xét nghiệm này cung cấp thông tin cần thiết về sức khỏe tổng thể của máu và có thể giúp xác định các tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng và rối loạn đông máu. Cụ thể, CBC đo các thông số như nồng độ huyết sắc tố, hematocrit, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Những bất thường trong các thông số này có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được đánh giá.
Một số xét nghiệm máu cần thiết nên thực hiện hàng năm như một phần trong quy trình chăm sóc sức khỏe
Xét nghiệm lipid
Xét nghiệm mỡ máu có thể giúp xác định nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch... Xét nghiệm lipid là xét nghiệm máu đánh giá mức cholesterol và các dấu hiệu lipid khác liên quan đến sức khỏe tim mạch. Xét nghiệm này đo các thành phần lipid khác nhau, bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) và chất béo trung tính.
Mức cholesterol LDL và chất béo trung tính tăng cao, cùng với mức cholesterol HDL thấp, là những yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim và đột quỵ. Theo dõi nồng độ lipid hàng năm có thể giúp xác định các cá nhân có nguy cơ phát triển các biến chứng tim mạch và hướng dẫn các biện pháp can thiệp như điều chỉnh lối sống hoặc điều trị bằng thuốc để kiểm soát mức cholesterol và giảm nguy cơ tim mạch.
Xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm đường huyết là điều cần thiết để đánh giá lượng đường trong máu và sàng lọc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Hai xét nghiệm đường huyết phổ biến bao gồm đường huyết lúc đói (FBS) và Hemoglobin A1c (HbA1c). Đường huyết lúc đói đo lượng đường trong máu sau một đêm nhịn ăn và cung cấp cái nhìn sâu sắc về khả năng điều chỉnh lượng đường trong cơ thể. Mức đường huyết tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cần được phát hiện và quản lý sớm để ngăn ngừa các biến chứng như bệnh tim, bệnh thận và tổn thương thần kinh.
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp đánh giá chức năng của tuyến giáp. Tuyến này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất, sản xuất năng lượng và các chức năng khác nhau của cơ thể. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp phổ biến bao gồm hormone kích thích tuyến giáp (TSH), T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine). Mức TSH giúp đánh giá chức năng tổng thể của tuyến giáp, trong khi mức T4 và T3 đo mức độ hormone tuyến giáp hoạt động lưu thông trong máu. Những bất thường trong chức năng tuyến giáp có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, thay đổi cân nặng, thay đổi tâm trạng và thay đổi nhịp tim. Kiểm tra tuyến giáp thường xuyên là điều cần thiết để phát hiện các rối loạn tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp.
Xét nghiệm máu bảng chuyển hóa toàn diện (CMP)
Việc theo dõi thường xuyên các thông số CMP có thể giúp xác định sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và tạo điều kiện can thiệp kịp thời để duy trì sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa các biến chứng. Bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) là xét nghiệm máu toàn diện nhằm đánh giá các dấu hiệu trao đổi chất và chức năng cơ quan khác nhau. Xét nghiệm này thường bao gồm các phép đo đường huyết, chất điện giải (natri, kali, clorua, bicarbonate), chức năng thận (creatinine, nitơ urê máu), chức năng gan (bilirubin, albumin, men gan) và nồng độ protein.
CMP cung cấp thông tin có giá trị về sức khỏe trao đổi chất tổng thể và chức năng của các cơ quan quan trọng như thận và gan. Những bất thường trong kết quả CMP có thể chỉ ra các tình trạng như bệnh thận, rối loạn chức năng gan, mất cân bằng điện giải hoặc rối loạn chuyển hóa.
Việc theo dõi thường xuyên các thông số CMP có thể giúp xác định sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và tạo điều kiện can thiệp kịp thời để duy trì sức khỏe tối ưu và ngăn ngừa các biến chứng.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng Ung thư vòm họng nếu được phát hiện và điều trị sớm có tiên lượng khá tốt. Cần lưu ý, ngoài các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư vòm họng Ung thư vòm họng là...