Cạn kiệt vì Ukraine, NATO muốn nâng mức dự trữ đạn dược đối với các thành viên
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) dự kiến yêu cầu các thành viên tăng kho dự trữ đạn dược vốn đã cạn kiệt nghiêm trọng do cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Hệ thống HIMARS của Mỹ được giao cho Ukraine. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin Reuters, ngay cả trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022, nhiều quốc gia NATO đã không đáp ứng được các mục tiêu dự trữ của liên minh.
Tuy nhiên, tốc độ cung cấp đạn dược tới Ukraine – nơi quân đội của Kiev đang tiêu thụ tới 10.000 quả đạn pháo mỗi ngày, đã làm cạn kiệt kho dự trữ của phương Tây và bộc lộ những lỗ hổng về hiệu quả, tốc độ và nhân lực của chuỗi cung ứng.
“Nếu như châu Âu chuẩn bị chiến đấu với Nga, việc một vài quốc gia cạn kiệt đạn dược sẽ chỉ tính theo ngày”, một nhà ngoại giao châu Âu tiết lộ với hãng tin.
Theo quan chức này, NATO vừa hoàn thành một cuộc khảo sát đặc biệt về kho vũ khí còn sót lại. “Phần lớn các mục tiêu về kho dự trữ đạn dược của NATO không được đáp ứng, ngay cả trước khi xung đột Ukraine nổ ra”, vị quan chức giấu tên chỉ ra.
Thậm chí, kho dự trữ còn giảm do xung đột ở Ukraine, buộc NATO phải nâng mức mục tiêu dự trữ đạn dược của các thành viên.
Theo yêu cầu của NATO, một thành viên liên minh phải sở hữu một sư đoàn thiết giáp, bao gồm khoảng 10.000 đến 30.000 binh sĩ, được trang bị đầy đủ và sẵn sàng với đạn dược, có khả năng chiến đấu ở một cường độ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên cũng sẽ phải cung ứng một lượng đạn dược, xe tăng, lựu pháo cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của NATO.
Theo một nguồn tin quốc phòng, Đức thiếu 20 tỷ euro so với mục tiêu của NATO trước khi xung đột Ukraine nổ ra.
Quan chức NATO cho biết kho vũ khí thiếu hụt lớn nhất là các loại đạn chiến đấu, từ đạn 155 mm được sử dụng trong lựu pháo, đến tên lửa HIMARS và đạn dược cho các hệ thống phòng không như IRIS-T, Patriot và Gepard.
Các quyết định nâng mục tiêu dự trữ đạn dược dự kiến được các nhà lãnh đạo NATO đưa ra trong một hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Litva vào giữa tháng 7 tới.
Cuộc xung đột Ukraine cũng làm nổi bật tình trạng thiếu năng lực công nghiệp để tăng cường sản xuất nhanh chóng. Hiện Mỹ và Pháp đã bắt đầu gây sức ép buộc các công ty quốc phòng phải tăng cường sản xuất.
Theo báo New York Times, Washington đặt mục tiêu nâng mục tiêu sản xuất đạn pháo hàng tháng từ 14.000 viên lên 90.000 viên.
Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc, Washington đã cung cấp khoảng 30 tỷ USD vũ khí cho Kiev kể từ tháng 2/2022, bao gồm hơn một triệu viên đạn 155mm.
Trong khi đó, tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron đã ra lệnh cho các nhà thầu quân sự của nước này đưa ra chiến lược “kinh tế chiến tranh” để tăng tốc độ sản xuất mọi thứ, từ đạn dược cho đến pháo. Trong năm 2023, Paris đã đặt mua số lượng đạn dược trị giá khoảng 2 tỷ euro, trong đó khoảng 1,1 tỷ euro sẽ được giao trong năm nay.
Bất chấp lời kêu gọi của NATO, nỗ lực đẩy mạnh sản xuất quốc phòng của các nước thành viên vấp phải một số thách thức, trong số đó có tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn thế giới, một số nguyên liệu thô và thách thức tìm công nhân có tay nghề cao.
Sau Chiến tranh Lạnh, việc sản xuất đạn dược đã trở nên “khá thủ công”. Trong khi đó, các nhà quản lý quốc phòng cũng thể hiện sự chần chừ khi đầu tư lớn vào các dây chuyền sản xuất bổ sung mà không có đơn đặt hàng chắc chắn.
Để giải quyết những lo ngại trên, NATO dự kiến thảo luận và đạt được các hợp đồng đa quốc gia kéo dài vài năm.
Romania bác cáo buộc tên lửa Kalibr của Nga bay qua không phận
Quan chức quân sự hàng đầu của Ukraine đã cáo buộc Nga phóng hai tên lửa vào một mục tiêu của Kiev và trên lãnh thổ của Romania và Moldova.
Tuy nhiên, Romania đã bác bỏ tuyên bố này.
Tàu hộ vệ Nga phóng tên lửa Kalibr. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), ông Valery Zaluzhny, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tuyên bố rằng 2 tên lửa hành trình Kalibr phóng từ một tàu chiến Nga ở Biển Đen đã bay qua không phận Ukraine, đi vào không phận Moldova và sau đó là Romania, trước khi quay trở lại điểm giao nhau của biên giới 3 nước thuộc không phận Ukraine. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 10/2, trong bối cảnh Nga được cho đã tiến hành một cuộc không kích lớn vào các mục tiêu ở Ukraine.
Trước cáo buộc trên, Bộ Quốc phòng Moldova xác nhận một tên lửa đã bay qua không phận nước này ở gần thị trấn Mocra ở vùng Transnistria. Thời điểm xảy ra vụ xâm phạm trùng với thời điểm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine đã báo cáo.
Bộ cho biết tên lửa sau đó đã bay trở lại Ukraine, qua thị trấn Cosauti ở Soroca. Cosauti nằm cách ngã ba biên giới Ukraine, Moldova và Romania khoảng 120 km.
"Vào lúc 10h18, một tên lửa đã bay qua không phận của Cộng hòa Moldova, bay qua thị trấn Mocra ở vùng Transnistria, sau đó là thị trấn Cosaui ở quận Soroca, trước khi hướng tới Ukraine. Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan có trách nhiệm trong nước theo dõi chặt chẽ tình hình trong khu vực và lên án mạnh mẽ hành vi xâm phạm không phận Cộng hòa Moldova", thông báo của Bộ Quốc phòng Moldova cho biết.
Tuyên bố không xác định tên lửa này của Nga, song Moldova dường như ám chỉ Moskva đứng sau vụ việc. Moldova sau đó đã triệu tập Đại sứ Nga tại Chisinau, ông Oleg Vasnetsov, để phản đối hành động xâm phạm phạm không phận của nước này.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Romania đã bác bỏ cáo buộc cho rằng tên lửa đã xâm phạm không phận của nước này. Bộ cho biết vụ phóng tên lửa từ tàu chiến Nga gần Crimea bay qua Ukraine, Moldova và quay trở lại Ukraine. Tuyên bố cho biết quỹ đạo gần nhất của mục tiêu với biên giới Romania được radar ghi lại là khoảng 35 km. Quân đội Romania đã nhanh chóng điều hướng hai chiếc MiG-21 làm nhiệm vụ tuần tra trên không của NATO.
Chính phủ Nga chưa bình luận về những cáo buộc trên.
Cùng ngày, giới chức Ukraine cáo buộc Nga đã tập kích hàng chục tên lửa vào thành phố Zaporizhzhia phía nam và tỉnh Kharkov phía đông bắc Ukraine. Các hệ thống phòng không của Ukraine đã được kích hoạt để bảo vệ thủ đô Kiev trước các cuộc tấn công của Nga. Còi báo động vang khắp lãnh thổ Ukraine.
Trước đó, vào giữa tháng 11 năm ngoái, các quan chức cấp cao ở Kiev đã cáo buộc Nga cố tình tấn công lãnh thổ Ba Lan khi nã tên lửa vào các mục tiêu ở Ukraine. Mảnh vỡ tên lửa đã khiến 2 người dân tại một ngôi làng biên giới thiệt mạng. Khi đó, Tổng thống Zelensky đã kêu gọi cần có "hành động tập thể" đối phó với Nga theo các điều khoản phòng thủ tập thể của NATO.
Tuy nhiên, Ba Lan sau đó nói rằng mảnh vỡ này rất có thể là của tên lửa đánh chặn phòng không Ukraine. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết các nhà điều tra nước này đã xác định đó là tên lửa phòng không của Ukraine rơi xuống làng Przewodow khi đánh chặn hỏa lực Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky sau đó nói rằng ông không "chắc chắn 100%" tên lửa này thuộc về nước nào.
Về phần mình, Moskva nhấn mạnh rằng những hình ảnh về vụ việc ở ngôi làng biên giới đã xác định rõ ràng vật thể bay là tên lửa phòng không S-300 của Ukraine.
Anh không có tiền bổ sung cho quốc phòng vẫn dốc kho vũ khí cung cấp cho Ukraine Một vị tướng cấp cao của Mỹ đã nói với Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace rằng Quân đội Anh không còn được đánh giá là một lực lượng chiến đấu chất lượng hàng đầu. Lực lượng Anh tham gia một cuộc tập trận của NATO. Ảnh: Lục quân Anh Mới đây, dẫn các nguồn quốc phòng giấu tên, truyền thông Anh...