Cạn kiệt tài chính, tôi quyết tự thử thách bản thân 1 năm không mua quần áo mới và kết quả thật bất ngờ
Mua sắm là tình yêu lớn nhất trong cuộc đời nhưng đối với Lauren Bravo thì đã đến lúc cô phải nói lời chia tay với việc tiêu tiền cho thời trang.
Một năm trước, tôi ở trong cửa hàng thiết kế với chồng và tôi thích một chiếc ví màu be nhưng không đủ tiền mua. Nhưng chồng tôi lại lẩm bẩm rằng: “Chúng ta không có tiền”. Lúc đó tôi đỏ bừng mặt, lúng túng giả vờ như không nghe thấy.
Tôi nói với nhân viên bán hàng rằng có thể quay lại lấy nó và vội vàng ra ngoài để tránh sự xấu hổ. Ngay tuần sau, tôi đã mua một chiếc túi hàng hiệu khác để thay thế.
Đó là thời điểm tôi nhận ra mình gặp vấn đề trong việc chi tiêu. Cuộc sống càng căng thẳng, tôi càng có cớ để mua quần áo, túi xách, giày dép, những thứ mang lại cho tôi một sự vui vẻ tạm thời.
Tôi không nghĩ tới việc tiết kiệm cho tương lai, học các khóa học để nâng cao kỹ năng mà chỉ chăm chăm vào việc tiêu tiền vào mua sắm thời trang.
Đến thời điểm “chạm đáy” khi không có tiền mua sắm nữa tôi mới nghĩ tới việc thay đổi để cam kết “không mua quần áo mới” trong một năm.
Lauren Bravo.
Thử thách không mua quần áo trong 1 năm là gì?
Bạn có thể thử thách không mua/mua ít hơn. Điểm chung của thử thách là giúp tôi thoát khỏi lối sống tiêu dùng không mục đích, mua ít mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Đây cũng là cách nói không với thời trang nhanh, bảo vệ môi trường.Bạn có thể tự chọn thời gian, cách thực hiện.
Các nguyên tắc tôi đã làm theo như sau:
1. Tôi sẽ không mua các mặt hàng quần áo mới trong một năm.
2. Nếu cảm thấy cần quần áo mới, tôi có thể tìm mua đồ cũ.
3. Các mặt hàng đã qua sử dụng phải có chất lượng cao, sử dụng được lâu dài và có thể mặc trong nhiều hoàn cảnh.
4. Những thứ cần thiết thay mới như đồ lót và tất là một ngoại lệ. Nhưng tôi sẽ mua loại có chất lượng cao để dùng được lâu hơn.
Tại sao nên làm thử thách này
Để chuẩn bị cho thử thách, tôi đã tìm các bài báo từ những người đi trước về kết quả thực hiện của họ. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian, đây là tóm tắt về những lợi ích có thể nhận được:
1. Bằng cách tập trung vào những thứ cần mua, bạn sẽ tập trung hơn vào những thứ bạn đã có. Lợi ích cả về mặt tài chính và tinh thần. Bạn còn cảm giác không cần nỗ lực kiếm tiền chỉ để chi cho việc mua sắm của mình.
2. Bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tôi đã tìm thấy một người tiết kiệm được 5.000 đô la (115 triệu đồng) trong khi một người khác tiết kiệm được con số khổng lồ là 17.000 đô la (392 triệu) trong 1 năm khi không mua sắm quần áo.
Video đang HOT
3. Bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh mà xu hướng và thời trang giảm dần để cuối cùng nhận ra quần áo nên thoải mái thay vì để gây ấn tượng.
4. Cuối cùng, nó cho phép bạn có nhiều thời gian và năng lượng hơn để tập trung vào những gì bạn thực sự trân trọng trong cuộc sống.
Các bước tôi đã làm để giúp tôi thành công
Bước 1. Tìm một người bạn đồng hành
Sau khi thực hiện thử thách, tôi đã nói điều đó với người bạn thân của mình. Trong suốt cả năm, tôi và cô ấy cùng hướng dẫn nhau cách để thực hiện đúng mục tiêu.
Những cuộc trò chuyện giúp chúng tôi có thể học cách quản lý hành vi của mình tốt hơn. Người bạn đồng hành mà bạn chọn không nhất thiết phải thực hiện thử thách với bạn. Đó cũng có thể là một nhóm bạn đáng tin cậy, những người không theo chủ nghĩa tiêu dùng.
2. Tìm tòi những món đồ mới trong tủ quần áo của mình
Trước khi áp dụng thử thách này tôi đã mua sắm quá nhiều. Những món đồ nằm trong tủ tôi chưa một lần mặc chúng. Tôi thường mua quần áo khi ngắm nó trên mắc treo vì thấy đẹp thay vì nghĩ rằng mình sẽ mặc nó như thế nào.
Hậu quả của việc này là rất nhiều món đồ chất trong tủ mà tôi chưa từng ngó đến. Sau khi thanh lý một số món, quyên góp từ thiện thì tủ quần áo của tôi nhẹ nhàng hơn nhiều. Tôi tìm thấy nhiều món đồ quần áo hay ho vẫn có thể sử dụng được. Tôi là phẳng nó và treo lên để có thể sử dụng nó nhiều hơn, thay vì quên lãng trong góc nào đó.
3. Tìm cách kiềm chế cơn thèm muốn mua sắm
Cách làm này được nhiều người áp dụng và tôi cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tôi hủy theo dõi những cửa hàng thời trang thường xuyên mua sắm, hay có chương trình khuyến mại. Tôi cũng xóa các ứng dụng mua sắm, người bán hàng có ảnh hưởng.
Tôi vẫn xem các video mua sắm đồ của người khác nhưng suy nghĩ của tôi sẽ là, ước tính số tiền mua quần áo đó được sử dụng đầu tư cho tương lai như thế nào.
Bởi lẽ, tôi nhân thức rõ ràng rằng, giá của các mặt hàng thời trang như túi xách và giày hàng hiệu không phải là “món đầu tư” vì hầu hết các mặt hàng đều giảm một nửa giá trị ngay khi chúng bước ra khỏi cửa hàng.
4. Phát triển việc mua sắm tiêu dùng có ý thức
Việc này bắt đầu với những lần ghé tới các cửa hàng ký gửi ở thành phố của tôi (Melbourne) và ghé thăm các cửa hàng ở trung tâm để tìm hiểu xem tôi sẽ thường xuyên mua những cửa hàng nào. Từ đó, tôi lên danh sách các cửa hàng để mua sắm. Bằng cách giới hạn bản thân ở một vài nơi bạn sẽ biết mình món đồ ở đâu thay vì lang thang ở nhiều cửa hàng và mua nhiều hơn.
Nửa năm sau thử thách, chồng tôi và tôi chuyển đến một vùng ngoại ô với một trong những cửa hàng ký gửi lớn nhất ở Melbourne. Vào thời điểm đó, tôi đã mua một món quần áo (một chiếc váy mùa hè) và nó vẫn đang đi đúng hướng trong kế hoạch của mình.
5. Dành thời gian rảnh rỗi làm những công việc hữu ích khác
Không có ứng dụng nào trên điện thoại và không có cơ hội ra ngoài cửa hàng, tôi có thêm thời gian rảnh rỗi. Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn, vẽ nhiều hơn, viết nhiều hơn và thậm chí tôi còn bắt đầu mở một cửa hàng online chuyên về mảng kỹ thuật số. Những hoạt động này tạo ra cảm giác hài lòng và hiệu quả bản thân và nâng cao tinh thần của tôi theo một cách hiệu quả hơn.
Các món đồ thời trang của tôi được thực hiện trong một năm:
- Đồ cũ: 1 váy, 1 túi, 1 đôi giày.
- Mới: 3 đôi giày
- Không có quần áo mới.
Đánh giá: Thành công.
Nếu bạn đang suy nghĩ về một thay đổi lớn trong năm nay của mình, tại sao không cân nhắc việc nói không với quần áo mới?
Với một năm mà đại dịch ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của nhiều người thì việc cắt giảm chi phí chi tiêu là điều bạn nên xem xét.
Chia sẻ của ông chồng sau khi tham gia thử thách theo dõi chi tiêu của bản thân trong vòng 1 tuần và những bài học được đúc kết
Cà phê, hóa đơn siêu thị, các ứng dụng mua hàng trực tuyến - những khoản tiền nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng to lớn đến tài chính của bạn.
Taylor Milam-Samuel không giỏi trong việc theo dõi chi tiêu của mình. Là một người ghét cảm giác bị gò bó bởi các quy định, việc theo dõi các chi tiêu làm anh cảm thấy khó chịu.
Nhưng có rất nhiều câu chuyện về những người tiết kiệm tiền và phát hiện ra lỗ hổng chi tiêu nên cuối cùng anh đã quyết định thử. Anh muốn biết liệu việc này có thể giúp ích gì cho tài chính của mình không.
Trong suốt một tuần, anh đã theo dõi mọi thứ, từ ly cà phê đến những cuốn sách anh đặt trên Amazon. Và anh đã ngạc nhiên với những gì mình học được.
Cửa hàng tạp hóa không phải lúc nào cũng tiết kiệm tiền
Trong một tuần, anh đã chi 120 đô la (2,7 triệu đồng) cho cửa hàng tạp hóa. Thực tế thì anh hiếm khi đi ăn ngoài, nấu ăn ở nhà được cho là tiết kiệm tiền hơn.
Nhưng hóa đơn hàng tạp hóa của anh là kết quả của việc mua sắm bốc đồng và lập kế hoạch lộn xộn. Anh không có danh sách mua sắm mỗi khi cần đi mua đồ, và vì vậy khi thấy bất kỳ thứ gì thú vị xuất hiện thì anh đều lấy để dùng thử. Và cuối cùng, mỗi lần đi mua đồ, anh đều tốn thêm ít nhất 10 đô (khoảng 200.000 đồng)
Siêu thị luôn có cách để "móc túi" bạn nhờ mẹo sắp xếp đồ - tại sao những hộp kẹo cao su hay những gói kẹo dẻo lại được đặt gần quầy thanh toán? Vì vậy, hãy luôn có kế hoạch và bám sát chúng mỗi lần đi mua đồ. Ảnh minh họa
Cách khắc phục: Khi anh xem lại chi tiêu hàng tạp hóa của mình trong tuần, sau khi nhìn thấy những con số trên giấy và đối mặt với thực tế mà anh nắm bắt được, Taylor bắt đầu chiến lược mới: lên kế hoạch cho mỗi lần cần đi đến cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Anh sẽ không được phép mua nếu những món đồ đó không có trong danh sách. Đơn giản nhưng vô cùng khó khăn.
Tụ tập bạn bè
Trong suốt một tuần, anh đã đi ăn trưa với các đồng nghiệp cũ, uống cà phê với 3 người bạn khác nhau, mua sữa chua đông lạnh với vợ và ăn sushi với em gái.
Tổng số tiền anh đã chi là 35 đô (khoảng 800.000 đồng). Có vẻ cũng không quá nhiều. Uống cà phê dường như luôn là một cách không tốn kém để gặp gỡ bạn bè và trò chuyện, nhưng sau khi nhận ra rằng mình đã chi 10 đô (hơn 200.000 đồng) cho cà phê trong một tuần, anh nhận ra rằng rõ ràng anh đã đánh giá thấp tác động của nó tới tài chính của bản thân.
Điều này có nghĩa là trong vòng một tháng, anh sẽ chi khoảng 40 đô (800.000 đồng) cho cà phê. Đó là gần một nửa tiền mát xa - một điều xa xỉ mà anh luôn tự nhủ rằng mình không thể chi được. Nhìn vào các con số chi tiêu, anh nhận ra rằng rõ ràng là mình có thể đủ tiền đi mát-xa mỗi tháng nếu chỉ đơn giản là ngừng tiêu tiền vào cà phê.
Một tách cà phê không đáng là bao, nhưng hãy thử tính nhẩm lại xem tháng này bạn đã uống bao nhiêu cốc cà phê hay trà sữa? Bạn sẽ giật mình với số tiền mình đã chi đó. Ảnh minh họa
Cách khắc phục: Tất nhiên, không bao giờ đi chơi hay ra ngoài ăn trưa với bạn bè và gia đình không phải là một lựa. Nhưng 35 đô mỗi tuần cho cà phê và tiền ăn ngoài với mọi người sẽ không phù hợp với ưu tiên của anh.
Tất nhiên là không thể không gặp gỡ bạn bè hay người thân cả đời. Ảnh minh họa
Thay vì sử dụng quán cà phê làm nơi gặp gỡ mặc định, anh đã sáng tạo như tuần trước, anh đã rủ em gái đi ăn bánh mì chuối tự làm và rủ một người bạn đi dạo để trò chuyện. Chi phí ư? Chỉ tốn dưới 2 đô (50.000 đồng). Chúng có vẻ như là những thay đổi nhỏ, nhưng cho đến khi anh thực sự xem xét các con số, anh mới nhận ra rằng những khoản chi "nhỏ" này tương đương 140 đô (hơn 3 triệu) mỗi tháng.
Mua sắm trực tuyến là thuận tiện, thậm chí là quá tiện lợi
Nhìn chung, anh hài lòng với ngân sách mua sắm của mình và anh đã chi 38 đô (khoảng 900.000 đồng) cho các mặt hàng "bổ sung" trong tuần.
Anh đã mua đèn thay thế cho phòng khách với giá 10 đô (230.000 đồng) và 2 cuốn sách từ Amazon từ 28 đô la (670.000 đồng). Tất cả việc mua hàng của anh đều có chủ đích và có tâm. Đèn là món đồ cần thiết, bởi chiếc đèn cũ đã bị cháy. Sách là những cuốn anh đã mượn từ thư viện và anh biết mình muốn sở hữu để có thể đọc lại chúng.
Nhưng khi xem qua các giao dịch mua của mình, anh nhận ra việc mua sắm trực tuyến mà không cần chú ý dễ dàng như thế nào.
Tối ưu và giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng - nhưng đây cũng là cách khiến bạn dễ dàng sa ngã vào việc mua sắm trực tuyến. Ảnh minh họa
Cách khắc phục: Anh tự đánh giá mình khá giỏi trong việc kiểm soát ham muốn mua sắm của mình, nhưng đôi khi anh thấy mình lướt qua ứng dụng Amazon hoặc duyệt ASOS mà không có ý định mua.
Để tránh bị cám dỗ, anh đã xóa các ứng dụng khỏi điện thoại của mình và không còn lưu trữ thông tin thẻ tín dụng trên máy tính xách tay của mình nữa. Mua sắm bằng một cú nhấp chuột khiến việc chi tiêu trở nên quá tiện lợi, thay vào đó, tạo rào cản là một cách dễ dàng để cho việc mua sắm trở nên bớt hấp dẫn hơn.
Như vậy mỗi khi mua sắm, mặc dù phải nhập lại thông tin - nhưng đây cũng là khoảng thời gian chờ để anh cân nhắc xem mình có thực sự cần món đồ sắp mua hay không.
Trong một hoặc hai ngày đầu tiên, việc theo dõi chi tiêu khiến Taylor cảm thấy khó chịu. Nhưng một khi đã có thói quen, việc ghi chép chi tiêu trở thành bản chất thứ hai.
Mặc dù anh không có kế hoạch theo dõi chi tiêu của mình mọi lúc, nhưng anh có kế hoạch sử dụng nó như một sự điều chỉnh tài chính vài tháng một lần.
Thật dễ dàng để chi tiêu không chủ đích. Theo dõi là một cách đơn giản để đảm bảo thực tế tài chính của bạn phù hợp với mục tiêu và lý tưởng của mình.
5 lời khuyên từ chuyên gia tài chính giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này Khi nào đại dịch sẽ kết thúc? Chúng ta hiện vẫn chưa có câu trả lời. Chính vì vậy, hãy luôn cố gắng hoạch định tài chính cá nhân của mình một cách tốt nhất. Đại dịch có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính cá nhân của bạn. Bất kể mức thu nhập của bạn là bao nhiêu,...