Cần khung pháp lý hoàn chỉnh cho mục tiêu chuyển đổi số
Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng cần cấp thiết một chính sách đột phá, đồng thời cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về hành lang pháp lý…
Các đại biểu tham quan và trải nghiệm những sản phẩm về công nghệ thông tin tại hội thảo về chuyển đổi số. Ảnh: P.A
Ba vướng mắc lớn về dữ liệu mở
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, một trong những tồn tại của công tác xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong thời gian vừa qua là việc chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế; sự kết nối, chia sẻ dữ liệu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương, chưa phát huy tối đa giá trị của các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
Trên thực tế đã xuất hiện các thách thức trong xây dựng dữ liệu mở. Trước hết là về khung pháp lý. Đây là thách thức lớn nhất hiện nay trong việc triển khai dữ liệu mở tại Việt Nam. Dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP tạo ra cơ sở pháp lý cho việc chia sẻ dữ liệu số của các cơ quan nhà nước, song vẫn cần các văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị có đủ khả năng triển khai.
Ngoài ra, tư tưởng “mặc định đóng” (dữ liệu) còn tồn tại phổ biến trong các cơ quan nhà nước với nhận định rằng các dữ liệu liên quan đến nhà nước đều cần được bảo vệ và không nên bị tiết lộ ra công chúng, trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Sự phân loại giữa dữ liệu mở (có thể công khai) và dữ liệu bí mật còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến sự e ngại của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin công dạng mở. Chẳng hạn, vào năm 2019 đã có những tranh cãi xung quanh việc đóng dấu mật cho thông tin về phương án điều chỉnh giá điện. Đối với các cơ sở dữ liệu có chứa đựng thông tin cá nhân thì đây là một vùng xám giữa việc giữ bí mật hay công khai.
Nguyên nhân là do các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay chưa đề cập nhiều đến thông tin cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân cũng như các chế tài xử phạt còn rất nhẹ nhàng đối với các hành vi xâm phạm thông tin cá nhân. Từ đó dẫn đến việc các cơ quan nhà nước đều gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá thông tin cá nhân nào cần được bảo vệ và cách thức bảo vệ như thế nào.
Thứ hai là về năng lực của các đơn vị. Hiện nay, các cơ quan nhà nước đều đang thiếu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật về dữ liệu và dữ liệu mở, về bảo vệ an toàn dữ liệu, về định dạng dữ liệu…Điều này tác động đến chất lượng của dữ liệu mở trên các phương diện về tính đầy đủ, tính cập nhật, tính phân cấp (phân quyền tiếp cận thông tin khác nhau cho các nhóm khác nhau). Nguyên nhân là do lĩnh vực khoa học dữ liệu còn rất mới nên chưa đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, điều kiện và phúc lợi tại khu vực tư dễ thu hút đội ngũ nhân lực này sang làm việc và khiến cho khu vực công khó thu hút được người hoặc khó giữ chân được người làm việc.
Việc cung cấp các dữ liệu mở được xem như một loại hình dịch vụ với hàng hóa là thông tin. Vì vậy, khi các cơ quan đơn vị triển khai công bố dữ liệu mở thì phải kèm với các quy định, điều khoản sử dụng và bản quyền cho phép sử dụng để người truy cập có thể sử dụng, tái sử dụng hợp pháp và không phát sinh tranh chấp pháp lý về sau. Những nội dung này vẫn chưa được đội ngũ nhân lực trong các đơn vị hiểu biết tường tận.
Thứ ba là về đồng bộ dữ liệu giữa các bên. Thách thức này liên quan đến việc liên kết đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện.
Để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng cần cấp thiết một chính sách đột phá, đồng thời cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về hành lang pháp lý. Ảnh minh họa
Cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, phát triển các nền tảng số trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống là yếu tố quan trọng và tất yếu để Việt Nam thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu, để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này vẫn cần chính sách đột phá và tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về hành lang pháp lý.
Thời gian qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, trong đó có nhiều quy định tạo thuận lợi chuyển đổi số thành công và thực hiện Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số. Trong đó phải kể đến các luật đã được Quốc hội ban hành như: Luật Công nghệ Thông tin, Luật Báo chí, Luật Quảng cáo, Luật An ninh mạng, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử, Luật Căn cước công dân, Luật Thống kê…
Hiện nay, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng là dữ liệu. Tuy nhiên, sự phân mảnh dữ liệu như hiện nay đang là cản trở lớn nhất khiến chuyển đổi số vẫn chậm so với tiềm năng. Có những văn bản pháp lý dưới luật mà chúng ta đã có hoặc chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục xây dựng liên quan đến vấn đề dữ liệu. Tuy nhiên điều mà thực tế đang cần trong thời gian tới đó là xây dựng được một luật về dữ liệu và các dịch vụ số.
Góp ý kiến cho việc tháo gỡ vướng mắc của dữ liệu mở để tiến tới Chính phủ số tại Việt Nam, ThS Trần Quảng Sơn – Học viện Hành chính Quốc gia cho rằng: Đầu tiên là cơ quan nhà nước các cấp cần xây dựng các kế hoạch triển khai cơ sở Dữ liệu mở phù hợp với chức năng thẩm quyền. Đồng thời, các đơn vị phải ban hành các quy chế, quy định khai thác, sử dụng dữ liệu mở, quy định về truy cập và chia sẻ thông tin giữa các bộ dữ liệu mở để đảm bảo tính đồng bộ và đảm bảo tính truy cập giữa chính quyền địa phương với Trung ương…. Đây chính là các căn cứ pháp lý để các nhóm tham gia (công chức, công dân, doanh nghiệp…) có thể tham gia theo quy định và đúng quyền hạn.
Trong các phiên thảo luận ở tổ, hội trường tại các kỳ họp Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, vấn đề chuyển đổi số được nhiều đại biểu chất vấn Chính phủ, các tư lệnh ngành. Đại biểu Quốc hội cũng gợi mở nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi số, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, mà còn góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực – vấn đề mà Đảng, Nhà nước đang triển khai quyết liệt ở các cấp, các ngành.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, Chính phủ sớm ban hành khung thể chế về thử nghiệm để các địa phương có cơ sở để thực hiện. Trong đó, cần quan tâm bảo đảm môi trường pháp lý, cho phép thử nghiệm, chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi.
“Hình thành không gian thí điểm dịch vụ số và xây dựng khung pháp lý cho phép thử nghiệm các dịch vụ số chưa được quy định bởi pháp luật với điều kiện được giám sát chặt chẽ bằng công nghệ, về phạm vi, quy mô và mô hình hoạt động, khi đạt đến mục quy mô nhất định thì tổ chức đánh giá để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết”, vị đại biểu đề nghị.
Vụ hứa thưởng luật gia: Giấy trắng mực đen, hứa thì phải làm
Lập luận của các cấp tòa để buộc khách hàng thực hiện lời hứa với ông luật gia là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và đạt được sự đồng thuận cao.
Ngày 13-1, một lần nữa tòa đã tuyên một khách hàng phải thực hiện lời hứa thưởng, trả cho luật gia Đặng Đình Thịnh hơn 113 tỉ đồng, tức 35% giá trị toàn bộ căn nhà 446-448 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM) mà ông đã bỏ ra nhiều công sức, trí lực, chi phí để đòi lại cho họ.
Các cấp tòa đều thống nhất quan điểm rằng việc hứa thưởng là tự nguyện, không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội, không bị lừa dối, ép buộc nên phù hợp theo quy định của pháp luật, vì vậy cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Thịnh; chỉ khác quan điểm về việc ông Thịnh được hưởng 35% trên toàn bộ giá trị căn nhà hay 35% phần giá trị nhà mà khách hàng có quyền định đoạt.
Luật gia Đặng Đình Thịnh. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Trong giao dịch dân sự, nguyên tắc "bút sa gà chết" nên cái gì cũng phải rõ ràng. Các quy định pháp luật vẫn dựa trên nền tảng hợp đồng, khi hợp đồng có rồi mà chưa đủ tin tưởng nhau, người ta còn tìm đến tổ chức hành nghề công chứng. Về bản chất, hợp đồng chính là sự thỏa thuận, là luật chơi của các bên.
Khi có hợp đồng được công chứng rõ ràng mà một bên không tuân thủ thì cũng phải tìm đến cơ quan nhà nước để giải quyết. Khi tòa đã tuyên án mà một bên thiếu thiện chí thực hiện thì còn biện pháp cưỡng chế thi hành án.
Thỏa thuận của đôi bên trong trường hợp này được thể hiện dưới dạng văn bản, giấy trắng mực đen. Ngoài ra, các bên đã có đầy đủ thông số liên quan như luật gia đã đòi được nhà, đã chi ra số tiền cụ thể như thế nào... Khi có tranh chấp, với hợp đồng giấy trắng mực đen đó, pháp luật sẽ đứng ra bảo vệ công bằng, lẽ phải. Giả sử không có quy phạm pháp luật để giải quyết thì vẫn còn đó các công cụ khác như tập quán, án lệ, tương tự pháp luật, các nguyên tắc của luật dân sự hoặc lẽ công bằng...
Hứa thưởng được xem là một giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể, không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Khi đó, bên hứa thưởng sẽ đưa ra điều kiện, quy định cho người khác để thực hiện một yêu cầu nhất định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể khác. Việc rút tuyên bố hứa thưởng chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc.
Đối với tranh chấp dân sự, pháp luật luôn hướng đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người, cũng như hạn chế những việc làm bội tín trong xã hội. Việc hứa thưởng do hai bên tự thỏa thuận; pháp luật cũng không giới hạn mức hứa thưởng. Lẽ thường, hứa thưởng bao nhiêu thì phải thực hiện đúng lời hứa đó.
Một bên không thể đòi nhà được nên hứa thưởng cho ông luật gia để ông thực hiện việc này. Và khi ông luật gia thực hiện được thì theo lẽ công bằng, lời hứa của khách hàng đương nhiên phải được thực hiện. Giả sử hai bên không có văn bản thỏa thuận hay hợp đồng gì về việc hứa thưởng thì theo lẽ công bằng, khách hàng cũng phải trả.
Lập luận của các cấp tòa để buộc khách hàng thực hiện lời hứa với ông luật gia là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và đạt được sự đồng thuận cao.
Bản án khiến ai cũng cảm thấy mình không bị thiệt thòi. Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng có lúc ở vị trí của khách hàng, cũng có lúc lại ở vị trí của ông luật gia. Giả sử khách hàng đổi vai cho ông luật gia. Khách hàng là người thực hiện công việc cho ông luật gia thành công thì khách hàng phải được hưởng sau khi đã bỏ ra thời gian, công sức, tiền bạc.
Trong dân gian, đối với quan hệ mang tính quan trọng, liên quan đến con người, người ta vẫn phải giữ lời hứa kẻo không lại bị cười chê. Như trong một câu chuyện nọ, phú ông hứa gả con gái cho chàng thanh niên nào lười nhất. Sau cùng, phú ông phải thực hiện lời hứa, gả con cho anh chàng chuyên đi giựt lùi. Bởi như anh này giải thích thì "nếu không được gả thì đi thẳng luôn, khỏi xoay người lại"...
Hay câu chuyện tư duy ngược của người Do Thái về cô gái có người cha mượn nợ. Chủ nợ bỏ viên đá màu trắng và viên đá màu đen vào cái túi. Anh ta nói với cô này nếu bốc được viên đá màu trắng thì xóa nợ, màu đen thì phải cưới anh thì mới được xóa nợ. Tuy nhiên, chủ nợ bỏ cả hai viên đá màu đen vào túi. Cô gái bốc một viên vào lòng bàn tay, ném ra xa, rồi nói với chủ nợ rằng viên đá vừa ném đó chắc chắn là viên đá màu trắng nhưng cô bất cẩn làm rơi mất. Nếu chủ nợ không tin thì xem lại trong túi, viên đá còn lại chắc chắn là viên màu đen. Chủ nợ bí bài, mở túi ra thì còn viên đá màu đen, suy ra là cô gái đã bốc viên đá màu trắng. Chủ nợ đành thực hiện vì một lời đã hứa.
Không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới, người ta thừa nhận tầm quan trọng của con người là chữ tín, bởi một lần bất tín thì vạn sự bất tin.
Công ty mẹ của Facebook bị phạt 390 triệu euro do vi phạm luật dữ liệu cá nhân Ngày 4/1, Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Ireland (DPC) cho biết tập đoàn công nghệ Meta đã bị phạt 390 triệu euro (413 triệu USD) vì vi phạm luật dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu (EU) trên nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram. Biểu tượng Meta trên màn hình điện thoại ở Moskva, Nga. Ảnh minh họa:...