Cần khoảng 41.257 tỉ đồng xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sạt lở bờ sông, bờ biển đang là vấn nạn thiên tai quan trọng cần tập trung xử lý, khắc phục tại vùng BSCL.
Hiện Bộ đang tổ chức thực hiện điều tra đánh giá hiện trạng và khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển vùng BSCL; hiện trạng dân cư tại những khu vực có nguy cơ sạt lở trên các tuyến sông chính thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu; điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng hệ thống đê bao, bờ bao vùng BSCL; tổ chức xây dựng, cập nhật bản đồ WebGis sạt lở bờ sông, bờ biển vùng BSCL và tích hợp vào hệ thống thông tin báo cáo quốc gia phục vụ điều hành, khắc phục sạt lở của Chính phủ; triển khai ề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 tại Quyết định số 957/Q-TTg ngày 6-7-2020 của Thủ tướng Chính phủ…
Theo thống kê, nhu cầu tiếp tục đầu tư xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển của vùng BSCL hiện khoảng 41.257 tỉ đồng, trong đó rà soát những nội dung ưu tiên để đề xuất đầu tư trong nguồn vốn của Bộ NN&PTNT khoảng 30.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2021-2025. Các địa phương vùng BSCL cũng đề nghị tiếp tục đầu tư xử lý 76 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài 140km, tổng mức đầu tư khoảng 8.143 tỉ đồng. ây là những điểm sạt lở cần khắc phục sớm để ổn định đời sống nhân dân…
Từ nguồn kinh phí Trung ương đầu tư, bờ kè sông Ô Môn (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) xây dựng hoàn thành, khắc phục sạt lở, ổn định bờ sông.
Video đang HOT
Từ năm 2018 đến nay, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội hỗ trợ các tỉnh vùng BSCL 6.622 tỉ đồng từ các nguồn vốn ngân sách Trung ương, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, góp phần ổn định dân sinh, vùng ven sông, ven biển. Trong đó, vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2018 đã đầu tư 1.790 tỉ đồng xử lý 32,8km bờ sông, bờ biển bị sạt lở; vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đầu tư 1.628 tỉ đồng xử lý sạt lở với 34,3km; vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2019 đầu tư 1.250 tỉ đồng xử lý 27,3km; nguồn vốn ODA hỗ trợ 1.954 tỉ đồng xử lý 62,5km. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và ầu tư và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 2.000 tỉ đồng từ nguồn vốn IDA của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ các tỉnh, thành vùng BSCL xử lý cấp bách các khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển…
Cần Thơ: Sạt lở trên sông Trà Nóc, 12 căn nhà bị sụp một phần
Vụ sạt lở bờ sông Trà Nóc ở Cần Thơ đã ảnh hưởng tới 12 căn nhà trên đường Lê Thi Hồng Gấm với chiều dài khoảng 60m, sâu vào bờ khoảng 6m; rất may không có thương vong về người
Một ngôi nhà bị sụp toàn bộ phần nhà phía sau xuống sông Trà Nóc (Cần Thơ). (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Khoảng 12 giờ ngày 25/2, tại đường Lê Thị Hồng Gấm thuộc khu vực 2, phường Trà An (quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) xảy ra sạt lở bờ sông Trà Nóc làm 12 căn nhà ven sông bị sụp một phần, rất may không có thương vong về người.
Theo nhiều người dân tại địa phương, trong lúc họ đang chuẩn bị bữa ăn trưa thì phát hiện phần nhà phía sau rạn nứt và hạ thấp từ từ xuống sông Trà Nóc. Mọi người hô to và kịp thời chạy thoát ra ngoài, lên nhà phía trên.
Sau đó, có 3 căn nhà liền kề nhau bị sụp xuống sông Trà Nóc (phần nhà phía sau), 9 căn kế tiếp bị rạn nứt vách tường và có nguy cơ đổ sụp xuống sông bất cứ lúc nào.
Ông Lê Viết Hùng, chủ căn nhà số 78, đường Lê Thi Hồng Gấm cho biết vào thời điểm trên, nghe hàng xóm hô hoán nhà bị nứt và đang sụp xuống nên ông chạy sang xem. Vừa quay trở về, ông thấy ngôi nhà của mình cũng đang bị kéo theo nên vội cùng vợ con di chuyển đồ đạc ra phía trước.
Chưa đầy một tiếng sau, toàn bộ phần nhà phía sau của gia đình ông Hùng với chiều dài khoảng 6m bị cuốn xuống sông Trà Nóc cùng nhiều tài sản chưa kịp chuyển đi.
Người dân tại địa phương cho biết thêm tình trạng sạt lở trên có dấu hiệu rạn nứt vài ngày gần đây tại nhà của 3 hộ dân nhưng bà con không ngờ sạt lở, sụp đổ nhà cửa lại xuất hiện nhanh như vậy.
Bà Đỗ Thị Nụ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trà An, cho biết vụ sạt lở đã ảnh hưởng tới 12 căn nhà trên đường Lê Thi Hồng Gấm với chiều dài khoảng 60m, sâu vào bờ khoảng 6m.
Sau khi sạt lở xảy ra, Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân phường Trà An và quận Bình Thủy huy động các lực lượng bộ đội, công an, dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên giúp người dân di dời tài sản ra khỏi khu vực, nhà cửa bị sạt lở , rạn nứt.
Hiện trường vụ sạt lở. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ , Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã xuống hiện trường thăm hỏi, động viên, hỗ trợ người dân và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè đã trao tiền hỗ trợ cho các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng, mỗi hộ 20 triệu đồng (từ nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai của thành phố) để bà con khắc phục hậu quả; đồng thời lưu ý người dân không nên lưu trú tại căn nhà bị sạt lở, rạn nứt; kịp thời di dời tài sản đến nơi an toàn và tìm nơi cư trú tạm thời.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cũng yêu cầu phường Trà An và ngành chức năng quận Bình Thủy bố trí lực lượng hỗ trợ di dời người dân, tài sản đến nơi an toàn và tìm nơi cư ngụ cho người dân nếu có nhu cầu.
Chi cục Thủy lợi thành phố Cần Thơ cần tiến hành khảo sát thực tế và đề xuất thành phố giải pháp khắc phục sạt lở tại khu vực này.
Tháng 6/2020, bờ sông Trà Nóc qua khu vực 2, phường Trà An cũng đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng , làm sạt hoàn toàn phần nhà phía sau của 13 hộ dân./.
Chủ động ứng phó xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, bờ biển Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 4 đến 8-2 trời ít mưa, trưa chiều trời nắng; riêng đêm 7 và ngày 8-2, phía tây Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông. Từ đêm 8 và ngày 9-2 có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to đến rất to. Trong mưa dông...