Cần giải trình trước Quốc hội về an toàn đập Sông Tranh 2
Sáng qua, 20.10, Ủy ban Khoa học công nghệ – môi trường của Quốc hội đã tổ chức phiên điều trần về vấn đề an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 với sự tham gia của đại diện chủ đầu tư EVN, một số bộ, ngành.
Trao đổi với Thanh Niên sau khi kết thúc phiên điều trần, ông Ngô Văn Minh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho biết, tại phiên họp, mặc dù phía đại diện chủ đầu tư EVN và một số bộ ngành vẫn khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 là an toàn, song các nhà khoa học tham dự phiên điều trần và các ĐBQH đều nghi ngờ khẳng định này.
“Ranh giới giữa tích nước cho đầy hồ thủy điện là 175 m nhưng hiện tại, dù Chính phủ đã yêu cầu tạm ngừng tích nước, nhưng mức đã lên tới 161 m, hệ lụy nào sẽ xảy ra với mức nước hiện nay thì chưa thấy tính đến?”, ông Minh bày tỏ lo ngại.
Video đang HOT
“Phát ngôn của các bộ ngành vừa qua chưa đủ sức làm an dân bởi chuyện động đất vẫn còn hiển hiện hằng ngày, thậm chí có ngày lên tới 7 trận. Ngay kết luận của cơ quan chức năng về độ an toàn cũng chỉ dừng ở câu “đến thời điểm này là an toàn”, nhưng nay mai liệu sẽ ra sao thì chưa ai kết luận. Thiệt hại hữu hình mới lớn. Dân ngủ không yên, luôn lo lắng, nơm nớp”, ĐB này phản ánh.
Còn ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) thì cho rằng, phiên điều trần hôm nay vẫn chưa làm rõ được trách nhiệm của các bên liên quan ở dự án đập thủy điện Sông Tranh 2. Tại cuộc họp, trừ Bộ Xây dựng có nhận một tí lỗi do thi công và quan trắc, còn tất cả đều cho rằng làm đúng quy chuẩn, quy trình, trong khi các nhà khoa học thì khẳng định rõ ràng có sai sót và vạch ra từng điểm một. “Bên khảo sát thiết kế nói không cần khảo sát tiêu chuẩn về động đất kích thích, trong khi tôi hỏi một số nhà khoa học ngồi cạnh bên thì họ đều cho biết ở nước ngoài người ta đều buộc phải tiến hành khảo sát này”, bà An cho biết.
“Ai nấy đều khẳng định mức độ an toàn nhưng động đất vẫn cứ xảy ra, vậy cần làm rõ sai sót xảy ra ở khâu nào. Nếu vậy ai cam kết đập an toàn thì mang cả gia đình đến đó ở thử xem sao. Nếu có chuyện gì xảy ra, một vài người rơi vào vòng lao lý cũng không sao bù đắp lại được tính mạng hàng vạn dân. EVN cứ nói các đồng chí yên tâm chứ nói thật không yên tâm được vì động đất cứ xảy ra”, bà An bày tỏ quan điểm.
Theo bà, Quốc hội phải làm rõ trách nhiệm, quy trách nhiệm cụ thể để sự cố sớm được khắc phục. Tại kỳ họp thứ 4 này, Quốc hội cần yêu cầu Bộ trưởng Công thương giải trình rõ vấn đề này và có sự cam kết rõ ràng về trách nhiệm cá nhân về sự an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2. Nếu giải trình của Bộ trưởng chưa làm rõ được vấn đề thì cấp cao hơn Bộ trưởng phải giải trình và có cam kết rõ ràng trước Quốc hội để an dân.
Theo TNO
Kiểm định an toàn đập Sông Tranh 2 hằng năm
Ngày 19.10, sau khi thị sát đập thủy điện Sông Tranh 2 (H.Bắc Trà My, Quảng Nam) đoàn công tác của Bộ Công thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam.
Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) kiểm định an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 hằng năm thay vì định kỳ 10 năm. Tỉnh kiến nghị tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc đập thủy điện Sông Tranh 2 ở chế độ đặc biệt quan trắc lưu lượng thấm mỗi ngày từ 2 - 3 lần trong điều kiện thời tiết bình thường, khi có lũ số lần quan trắc tăng lên lập biểu đồ quan hệ lưu lượng thấm với mức gia tăng mực nước hồ để giám sát diễn biến thấm... Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất, sau cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công thương cần có thông tin chính thống để nhân dân yên tâm.
Đoàn công tác Bộ Công thương dự lễ khánh thành trạm quan trắc động đất tại
thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Hoàng Sơn
Trước thông tin lo ngại Sông Tranh 2 được xây dựng trên nền móng không đảm bảo, ông Nguyễn Tài Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1 khẳng định, quy trình làm nền móng đã rất cẩn thận. Qua khảo sát, đánh giá, đập được xây trên nền không nằm trên các đứt gãy lớn đang hoạt động. Chất lượng đá nền là rất tốt.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, cách nhìn của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về vấn đề thủy điện như hiện tại là phù hợp và quyết liệt. Sông Tranh 2 là một bài học kinh nghiệm cho các ngành liên quan trong vấn đề xử lý các tình huống phát sinh. "Bộ sẽ chỉ đạo chủ đầu tư, EVN đảm bảo an toàn đập Sông Tranh 2", ông Hoàng cho biết.
Cũng trong ngày hôm qua, tại thủy điện Sông Tranh 2, Viện Vật lý địa cầu phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam khánh thành trạm quan trắc động đất đầu tiên. Đây là một trong 5 trạm được lắp đặt tại vùng động đất nhằm thu thập số liệu để đưa ra dự báo chính xác hơn. Trạm đưa vào vận hành có khả năng ghi nhận những trận động đất có cường độ chấn động cấp 1, dưới 2 độ Richter. Trong thời gian tới, 4 trạm còn lại sẽ được xây dựng tại các xã Trà Bui (H.Bắc Trà My), Trà Mai (H.Nam Trà My), Tiên Hiệp và Tiên Ngọc (H.Tiên Phước). Cùng ngày, tại Trung tâm văn hóa H.Bắc Trà My, PGS-TS Cao Đình Triều, Viện Vật lý địa cầu đã có buổi thuyết trình về động đất. Hàng trăm người dân, cán bộ, giáo viên đã được nghe những kiến thức về ứng phó với động đất, công tác tìm kiếm cứu nạn khi động đất xảy ra.
Hơn 640 nhà dân hư hỏng do động đất
Cụ thể, tại xã Trà Bui, kết quả kiểm kê đợt 1 có 268 nhà dân bị nứt nẻ. Một số xã và thị trấn Bắc Trà My đã gửi danh sách nhà dân bị thiệt hại: xã Trà Đốc có 98 nhà, thị trấn Bắc Trà My có 257 nhà bị nứt nẻ. Hiện BQL dự án Thủy điện 3 đang kiểm kê, dự kiến trước ngày 15.11 sẽ hoàn thành, sau đó sẽ tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại báo cáo cấp thẩm quyền xem xét giải quyết.
Theo TNO
Kiến nghị kiểm tra đặc biệt đập thủy điện Sông Tranh 2 UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo EVN kiểm tra thủy điện Sông Tranh 2. Thủy điện Sông Tranh 2 Chiều 19/10, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, UBND tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị: Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường công tác kiểm...