Cân đối tiền tệ trái ngược tích cực, các ngân hàng đang hưởng lợi
Diễn biến và kết quả trong điều tiết của chính sách tiền tệ đang tạo trái ngược tích cực so với năm trước.
Chi phí “vay nóng”, chi phí cân đối nguồn ngắn hạn của các ngân hàng trở nên dễ chịu hơn nhiều so với cùng thời điểm này năm ngoái.
Trong phiên cuối tuần này (ngày 8/11), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 10.000 tỷ đồng tín phiếu để hút bớt tiền về. Có tới 9.999,6 tỷ đồng các tổ chức tín dụng dư thừa vốn ngắn hạn gửi về qua kênh này. Lãi suất tín phiếu vẫn ở mức thấp 2,25%/năm sau ba lần giảm kể từ đầu năm.
Trái ngược so với cùng kỳ năm trước. Nhìn lại cùng thời điểm này của năm 2018, Ngân hàng Nhà nước phải liên tục bơm tiền ra hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Khi đó, tuần đầu tháng 11/2018, thị trường ghi nhận nhà điều hành phải liên tục tăng lượng cho vay qua kênh cầm cố; số dư các tổ chức tín dụng phải vay mượn ngắn hạn ở kênh này lên tới trên 52.000 tỷ đồng.
Nay, cùng thời điểm, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước đều chào 1.000 tỷ đồng sẵn sàng cho vay hỗ trợ, nhưng cũng khá lâu rồi không có tổ chức tín dụng nào cần.
Lượng vốn ngắn hạn trong hệ thống, như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết gần đây, vẫn tiếp tục dư thừa. Trạng thái này tạo nên trái ngược nói trên so với cùng thời điểm năm 2018.
Video đang HOT
Trái ngược cũng thể hiện rõ ở một diễn biến khác: lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm sâu thời gian gần đây, kể từ cuối tháng 9/2019 đến nay. So với cùng kỳ 2018, lãi suất VND liên ngân hàng hiện nay chỉ bằng chưa đầy phân nửa, ở tất cả các kỳ hạn. Nói cách khác, lãi suất ở đây đã giảm rất sâu.
Cụ thể, cùng thời điểm vào tháng 11/2018, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng ở mức cao, như qua đêm trong khoảng 4,7-5%/năm, 1 tuần đến 1 tháng cũng quanh 5%/năm. Nhưng nay, lãi suất qua đêm chỉ xoay quanh 2%/năm, các kỳ hạn ngắn khác cũng chỉ quanh 2,3-2,6%/năm…
Những thay đổi lớn trên tác động trực tiếp đến lợi ích của các ngân hàng thương mại; chi phí “vay nóng”, chi phí cân đối nguồn ngắn hạn của họ trở nên dễ chịu hơn nhiều so với năm ngoái.
Nếu như cùng kỳ năm trước, các ngân hàng thương mại phải vay vốn hỗ trợ qua kênh cầm cố của Ngân hàng Nhà nước lãi suất lên tới 4,75%/năm, hoặc vay ngắn hạn qua thị trường liên ngân hàng với những mức cao như trên, thì hiện nay chi phí cân đối vốn ở đây đã giảm hơn phân nửa về lãi suất, cũng như không cần phải vay hỗ trợ từ nhà điều hành.
Đáng chú ý, tại thời điểm này, thuận lợi đó diễn ra khi hoạt động ngân hàng và thị trường nói chung đang ở giữa mùa cao điểm quý IV cuối năm, nhu cầu vốn và các chi phí lãi suất, giao dịch… thường cao hơn các thời điểm khác trong năm. Nhưng, như trên, thanh khoản và nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại nói chung dồi dào, lãi suất liên ngân giảm sâu và Ngân hàng Nhà nước không phải cho vay tạo nguồn hỗ trợ.
Liên quan, thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ với lượng lớn, tạo nguồn vốn VND cung ứng, trong khi cung ngoại tệ vẫn thuận lợi.
Đã khoảng ba tháng qua, cung ngoại tệ lớn là một yếu tố góp phần “đè” tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng. Cho đến tuần này, giá USD giao dịch ở đây đã trở nên quen thuộc khi thường xuyên nằm dưới mốc 23.200 VND – mức Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước “chặn” mua vào.
MINH ĐỨC
Theo Bizlive.vn
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút về lượng tiền "khủng"
Hôm nay (19/9), phiên thứ tư liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước hút về lượng tiền "khủng", nối dài quãng thay đổi.
Quy mô hút bớt tiền về qua bốn phiên vừa qua cũng gián tiếp phản ánh mức độ lớn của một dòng chảy tiền lớn ra thị trường.
Cụ thể, phiên hôm nay trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 15.000 tỷ đồng tín phiếu, vẫn ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2,5%/năm.
Như ba phiên trước đó, lượng tổ chức tín dụng tiếp tục nhiều lên với 14 thành viên, cho thấy hiện tượng dư thừa vốn VND mở rộng trong hệ thống.
Kết quả, gần như toàn bộ lượng chào thầu trên được hấp thụ hết, với 14.999,3 tỷ đồng.
Nhưng vậy, qua bốn phiên liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tới gần 57.000 tỷ đồng - một quy mô hiếm có chỉ trong thời gian ngắn.
Bốn phiên liên tiếp nói trên cũng tạo thay đổi lớn ở trạng thái thanh khoản hệ thống: cuối tháng 8 đầu tháng 9 vừa qua nhà điều hành còn phải bơm lượng tiền lớn ra hỗ trợ thanh khoản.
Quy mô hút bớt tiền về qua bốn phiên vừa qua cũng gián tiếp phản ánh mức độ lớn của một dòng chảy tiền lớn ra thị trường, mà nhiều khả năng cung ứng từ lượng lớn ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước vừa mua ròng.
Ở một khía cạnh khác, những diễn biến trên cho thấy nhà điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam đã trở lại nhịp điều tiết, cân đối các dòng chảy bình thường như trước, trước khi có quan ngại nào đó về việc đến kỳ Mỹ xem xét khả năng Việt Nam có thao túng tiền tệ hay không.
LAM GIANG
Theo Biizlive.vn
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 20.000 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát hành 51.996 tỷ đồng tín phiếu mới, trong khi có 71.995 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Lãi suất liên ngân hàng trong tuần giảm 0,5-0,7% tại tất cả các kỳ hạn. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Tuần 28/10 - 1/11, NHNN thưc hiên bơm rong 19.999 ty đông qua thi trương mơ. Cu thê, NHNN đa...